Sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN các LOẠI HÌNH sản PHẨM DU LỊCH nổi bật tại QUẢNG NAM TRONG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 35)

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Sản phẩm du lịch

1.3.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch

Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm dịch vụ.

1.3.1.1 Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.

Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vơ hình.

1.3.1.2 Theo tiến sĩ Thu trang Công Thị Nghĩa, tiến sĩ sử học, ủy viên đoàn chủ tịch hội người Việt Nam tại Pháp : sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở, giải trí.

Di chuyển tức là nhu cầu cần thiết sử dụng mọi phương tiện giao thông như máy bay, xe lửa, tàu biển, mô tô, và các phương tiện truyền thống như lạc đà, xe ngựa, voi, thuyền rồng...

Lưu trú liên quan đến các loại hình và cơ sở lưu trú.

Nghệ thuật ăn uống đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng con người và cũng là một nghệ thuật, nó tạo nên nền văn hóa ẩm thực của các quốc gia, các vùng.

Vấn đề giải trí cho du khách.

chính :

+ Xuất phát từ đích tới du lịch , sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.

+ Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí, sức lực nhất định để đổi được.

Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn hơn : sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch.

Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + hàng hóa và dịch vụ du lịch.

1.3.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch.

Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng, liên quan tới rất nhiều ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau :

1.3.2.1 Những thành phần tạo lực hút ( lực hấp dẫn đối với du khách )

Bao gồm các điểm du lịch, các tuyến du lịch để thỏa mãn cho nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hó thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng..

1.3.2.2 Cơ sở du lịch ( điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch)

Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho vui chơi giải trí cho du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách.

1.3.2.3 Dịch vụ du lịch.

Bộ phận này được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp.

Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngồi một số sản phẩm vật chất hữu hình như ăn uống, phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ.

22

Dịch vụ du lịch là một quy trình hồn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hịa, đồng bộ trong tồn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.

1.3.3 Giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch.

Sản phẩm du lịch được xem là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có thuộc tính chung của hàng hóa thể hiện trên hai mặt là giá trị và giá trị sử dụng.

Giá trị sản phẩm du lịch có thể chia ra 3 nội dung là: giá trị sản phẩm vật chất, giá trị dịch vụ du lịch và giá trị vật ( đối tượng ) thu hút du lịch.

 Giá trị sản phẩm vật chất có thể dùng thời gian lao động tất yếu của xã hội để đo lường.

 Giá trị dịch vụ du lịch quyết định bởi trình độ thiết bị, đầu tư lượng lao động, thái độ phục vụ, phương thức dịch vụ, và năng suất hiệu quả dịch vụ. Tố chất văn hóa, khả năng chun mơn, trình độ đạo đức nghề nghiệp của nhân viên làm nghề du lịch có sự chênh lệch lớn vì vậy khó xác định lượng giá trị dịch vụ du lịch.

 Giá trị vật ( đối tượng ) thu hút du lịch có nhiều chủng loại là nội dung quan trọng tạo nên giá trị của sản phẩm du lịch.

1.3.4. Mơ hình sản phẩm du lịch

Dựa trên các thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch và tùy thuộc vào đặc trưng, đặc thù của mỗi nước, các nhà du lịch đưa ra một số mơ hình như sau : 4 S, 3H, 6S.

23

1.3.4.1 Mơ hình 4S.

MƠ HÌNH 4S NỘI DUNG

Sea : biển. - Biển là yếu tố quan trọng và có lực hấp dẫn lớn đối với du khách, thỏa mãn cho nhu cầu tắm biển, tắm nắng của du khách, đặc biệt là mùa hè. - Ở Việt Nam với chiều dài của bãi biển là 3.260 km, có 125 bãi biển có thể quy hoạch cho du lịch biển, trong đó có 16 bãi biển đẹp, nổi tiếng là trà Cổ, Bãi Cháy ( Quảng Ninh), Đồ Sơn ( Hải Phòng), Sầm Sơn ( Thanh Hóa), Cửa Lị ( Nghệ An) , Thuận Lăng ( Thừa Thiên Huế), Non Nước ( Đà Nẵng), Nha Trang ( Khánh Hòa), Vũng Tàu, Long Hải ( Bà Rịa Vũng Tàu), Hà Tiên ( Kiên Giang).

- Ngoài ra trên vùng biển Việt Nam có gần 4 nghìn hịn đảo lớn nhỏ, với cảnh quan hấp dẫn là tiềm năng hết sức to lơn cho phát triển du lịch biển

Sun : mặt trời. - Đối với du khách, mặt trời là một yếu tố quan trọng để du khách khơng chỉ tắm biển mà cịn tắm nắng, đặc biệt đối với du khách ở các miền hàn đới, ôn đới.

- Việt Nam ở vùng nhiệt đới có khí hậu gió mùa Đơng Nam Á,

có nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 27oC, nhiệt bức x trung bình năm đạt 100 kcal/ cm2 . Với điều kiện khí hậu tương đối ơ hịa, mặt trời chiếu sáng hầu như quanh năm tạo lực hấp dẫn đối với d khách quốc tế từ châu Âu, châu Mỹ đến du lịch.

khơng đồng tình và khơng ủng hộ hoạt động tình dục, đã và đang áp dụn nhiều biện pháp để giảm dần và đi đến xóa bỏ hoạt động tình dục.

- Với nghĩa sand thì tác động tích cực đến hoạt động du lịch, những bã cát mịn màng, tạo điều kiện cho quy hoạch các bãi biển để phục vụ ch du khách.

24

1.3.4.2 Mơ hình 3H.

MƠ HÌNH 3H NỘI DUNG

Di sản văn hóa, di sản truyền thống dân tộc ( Heritage)

- Di sản văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật là những yếu tố đặc sắc, quan trọng của tài nguyên nhân văn của thế giới và mỗi quốc gia, nó tạo ra lực hấp dẫn rất lớn đối với du khách tế và nội địa.

- Trên thế giới đến cuối năm 1999 có 630 di sản văn hóa và thiên nhiên được cơng nhận, trong đó Việt Nam có 4 di sản : vịnh Hạ Long, quần thể kiến trúc Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn. Lòng hiếu khách, khách sạn, nhà hàng ( Hospitality) - Lòng hiếu khách, những dịch vụ quan trọng trong khách sạn, nhà hàng là những yếu tố rất quan trọng để cấu thành sản phẩm du lịch. - Lòng hiếu khách được thể hiện qua sự giao tiếp giữa du khách với cán bộ, nhân viên du lịch, giữa du khách với cư dân địa phương sẽ làm tăng thêm sự hài lịng và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

- Khách sạn, nhà hàng đáp ứng cho nhu cầu lưu trú và ăn uống của du khách trong quá trình đi du lịch.

Tính lương thiện ( Honesty) - Kinh doanh du lịch muốn thành cơng thì phải lấy chữ tín làm đầu, phải tạo được sự tin cậy vững chắc của du khách vào chất lượng sản phẩm du lịch, và sẵn sang bỏ tiền ra mua sản phẩm du lịch họ tin tưởng.

1.3.4.3 Mơ hình 6S

Đây là mơ hình kết hợp sản phẩm du lịch của cộng hòa Pháp, bao gồm 6 chữ S:

các điểm tham quan

Sante ( Sức khỏe) - Du khách đi du lịch với mục đích là hồi phục sức khỏe sau thời gian lao động căng thẳng và mệt nhọc.

- Các loại hình du lịch góp phần hồi phục và làm tăng sức khỏe cho du khách, bao gồm du lịch thể thao, chữa bệnh và nghỉ dưỡng, ngồi ra trong các khách sạn cịn có các dịch vụ như tắm hơi, massage.

Securite ( an ninh trật tự xã hội ) - Để đảm bảo cho du lịch phát triển thì một trong những yếu tố quan trọng đó là sự ổn định chính trị, vấn đề a ninh, trật tự xã hội của những nơi du lịch (quốc gia hoặc vùng du lịch).

(q g g )

- Chế độ chính trị và an ninh ổn định đảm bảo cho sự an tồn tính mạng , tinh thần, của cải, vật chất cho du khách.

Serenite ( sự thanh thản) - Đại đa số du khách đi du lịch vì mục đích hưởng thụ, đi tìm sự thanh thản, thư giãn tinh thần.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ

thuật và công nghệ làm con người rơi vào tình trạng căng thẳng của cuộc sống làm việc thời hiện đại, sống trong môi trường đô thị với sự ơ nhiễm gia tăng như khói bụi, tiếng ồn, chính vì vậy mà con người muốn tìm về với thiên nhiên rừng núi, đồng quê để tận hưởng những giây phút yên bình để thư giãn, nghỉ ngơi.

Service ( dịch vụ, phong cách phục vụ)

- Sản phẩm du lịch đại đa số là những dịch vụ như dịch vụ ở khách sạn, dịch vụ đăng ký, xuất nhập cảnh, dịch vụ vận chuyển. Chính vì vậy mà trình độ chun mơn nghiệp vụ và phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên du lịch phải giỏi, tốt mới đáp ứng ở mức độ cao cho nhu cầu cua du khách.

Satisfaction ( sự thỏa mãn) - Mục đích của chuyến đi du lịch là để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người.

- Do vậy, sự thỏa mãn phụ thuộc mức độ lớn hơn vào chất lượng, giá của các dịch vụ vào phong cách phục vụ của những người làm trong ngành du lịch.

1.3.5. Đặc tính của sản phẩm du lịch.

1.3.5.1 Tính tổng hợp.

Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt đọng xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế, bên cạnh đó nhu cầu của du khách cũng hết sức đa dạng, phong phú, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản, vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn.

Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phí vật chất. Mặt khác, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan tới rất nhiều ngành nghề và bộ phận.

Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch phải tiến hành quy hoạch du lịch tồn diện.

1.3.5.2 Tính khơng dự trữ.

Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất khơn thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là khơng thể tồn kho.

Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch trao quyền sử dụng liên quan trong thời gian quy định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì khơng thể thực hiện giá trị cảu nó, thiệt hại gây nên sẽ khơng bù đắp được.

Đặc tính khơng thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề. “ Khách hàng là

ự ệ g ị p y ệ ự g thượng đế ” .

1.3.5.3 Tính khơng thể chuyển dịch

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và khơng gian sản xuất ra chúng. Vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ ở nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch, chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung vó thể di chuyển ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ ở nơi khác.

Trong q trình trao đổi sản phẩm du lịch khơng xảy ra trong việc chuyển dịch tạm thơi quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử sụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định, chứ khơng có quyền sở hữu sản phẩm.

Do tính khơng thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thơng sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm, nhờ thế dẫn tới sự lưu động của du khách, hiệu suất và tốc độ thông tin về sản phẩm du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu du lịch. Vì vậy mà cơng tác tuyên truyền quảng cáo và tiếp thị du lịch có vai trị quan trọng trong công việc đưa sản phẩm du lịch đến với du khách.

1.3.5.4 Tính dễ dao động ( dễ bị thay đổi )

Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố quan trọng, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới tồn bộ q trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch.

Con người ln có nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới, do vậy du khách ít trung thành với một sản phẩm du lịch duy nhất, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch luôn luôn hay đổi phụ thuộc vào trào lưu tiêu thụ du lịch và mốt du lịch.

Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du lịch phải tuân thủ quy luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt công tác quy hoạch du lịch, thiết lập và xử lý đúng đắn quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố.

Các tổ chức kinh doanh du lịch cần lấy sự thay đổi nhu cầu của thị trường du lịch làm căn cứ, xác định sách lược kinh doanh, tiêu thụ linh hoạt, thúc đẩy việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch.

1.3.5.5 Tính thời vụ

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Nguyên nhân là do lượng cung sản phẩm du lịch khá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó nhu cầu thường xuyên thay đổi, làm cho quan hệ cung cầu cũng thay đổi, có thể cung vượt cầu, và cũng có thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.

Tiểu kết chương I

Nói tóm lại, du lịch ngày nay đã trở nên rất phổ biến đối với người dân trên khắp thế giới, và lợi nhuận của ngành du lịch đóng góp rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước. Vì thế, việc tìm hiểu và nghiên cứu về các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch, cùng đưa ra thực trạng và giải pháp để đưa du lịch Việt Nam ngày phát triển phù hợp hơn với nhu cầu và xu hướng của thị trường du lịch hiện nay là một điều thật sự quan trọng và cần thiết.

LỊCH CÓ MẶT TẠI QUẢNG NAM

2.1. Gi i thi u khái quát vềề đi m đến Qu ng Nam 2.1.1 Vị trí địa lý của Quảng Nam

Quảng Nam nằm ở toạ độ 15013’ – 16 012’ vĩ độ Bắc và 107 013’ – 108 044’ kinh

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN các LOẠI HÌNH sản PHẨM DU LỊCH nổi bật tại QUẢNG NAM TRONG GIAI đoạn hậu COVID 19 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)