Chất lượng và cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 28 - 30)

II. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc

2. Thực trạng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

2.2. Chất lượng và cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu

Để tăng tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã dần chuyển dịch từ lượng sang chất, chất lượng gạo xuất khẩu ngày càng tốt hơn, nâng cao tỷ lệ sản xuất các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Trước đây, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo thường (IR 50404), các loại gạo xuất khẩu phẩm cấp cao của Việt Nam khơng nhiều. Trong tỉ trọng xuất khẩu gạo năm 2001 thì gạo chất lượng cao (5% tấm) chiếm 25%, gạo tấm 25% chiếm 32%, gạo 100% tấm chiếm 5%. Đến năm 2010, tỷ trọng gạo 5% tấm cũng chỉ tăng lên khoảng 30%, gạo 7-10% tấm chiếm khoảng 8%, các loại gạo 15% tấm và 25% tấm chiếm tỉ trọng lớn nhất tới trên 55% kim ngạch xuất khẩu.

Hiện nay, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã và đang dần dần chuyển dịch sang các loại gạo có chất lượng, giá trị gia tăng cao như: Năm 2020 xuất khẩu gạo thơm đã chiếm 27,15% trong tỷ trọng tổng lượng gạo xuất khẩu, gạo japonica chiếm 3,39%, gạo nếp chiếm 9,26%… Điều này góp phần nâng cao giá gạo

xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng năm 2020 với giá xuất khẩu bình quân đạt khoảng 493 USD/tấn, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Từ năm 2018, xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và đến năm 2020, với việc gạo ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới đã góp phần rút ngắn khoảng cách về giá xuất khẩu gạo thơm giữa Việt Nam và Thái Lan. Năm 2018, lượng gạo cao cấp và gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu chiếm trên 60%, phân khúc gạo trung bình và phẩm cấp thấp chỉ cịn chiếm khoảng 12%. Giống gạo thơm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Jasmine, chất lượng thua xa gạo Khao Daw Mali của Thái Lan nên giá bán chỉ bằng phân nửa gạo thơm Thái. Từ năm 2016 đến tháng 5/2021, giá gạo thơm xuất khẩu của Thái Lan là 768, 843, 1.167, 1,212, 1.051 và 881 USD/tấn. Trong khoảng thời gian trên, gạo thơm Việt Nam chỉ xuất khẩu với giá 447, 523, 539, 465, 491 và 529 USD/tấn, cao hơn giá gạo 5% tấm 100-151 USD/tấn giai đoạn 2016-19, nhưng giai đoạn 2020-2021 chênh lệnh này chỉ còn 51 USD/tấn và 24 USD/tấn. Sau khi giống gạo thơm ST25 được vinh danh gạo ngon nhất thế giới thì giá gạo thơm Việt Nam tăng lên trên 700 USD/tấn xuất qua Mỹ và các nước châu Âu.

Trong giai đoạn 2016 - 2021, gạo nếp cũng là mặt hàng Trung Quốc gia tăng nhập khẩu phần lớn từ Việt Nam. Đây cũng là mặt hàng lợi thế vì chỉ mới có Việt Nam và Thái Lan (gần đây có Campuchia) xuất khẩu mặt hàng này. Do nếp Thái là giống nếp mùa dài ngày nên năng suất rất thấp, chỉ 1-2 tấn/ha nên lượng nếp xuất khẩu giới hạn trong khoảng 120.000-180.000 tấn. Trong khi nếp Việt Nam là giống ngắn ngày cao sản nên sản lượng xuất khẩu có khả năng trên 1 triệu tấn, năm 2017 lên đến 1,412 triệu tấn. Giá nếp Thái trong giai đoạn 2016 đến tháng 5/2021 có giá lần lượt là 841, 703, 707, 1.105, 1.064 và 776 USD/tấn, trong khi nếp Việt chỉ có 501, 461, 468, 533, 570 và 496 USD/tấn, chênh chệch 242-572 USD/tấn so với nếp Thái. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là trong suốt 20 năm qua, nhà nước không quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nếp Việt, để cho nông dân và doanh nghiệp tự gồng gánh. Công tác cải thiện và nâng cao chất lượng nếp Việt đơn giản hơn nhiều vì nếp thị trường chỉ quan tâm duy nhất là độ dẻo, trong khi gạo thơm lại quan đến độ dài (>7,2mm), độ dẻo (amylose <18) và mùi thơm.

Loại gạo có cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc là gạo hạt dài, có nguồn cung chủ yếu trên thị trường Trung Quốc hiện nay đến từ các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Theo biểu đồ phân tích, giá gạo hạt dài của châu Á rẻ hơn so với của Mỹ. Trung

Quốc nhập loại gạo này chủ yếu bởi giá cả, và một phần bởi lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm, vậy nên gạo hạt dài sẽ tiếp tục là thị hiếu nhập khẩu của thị trường này.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)