Hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 34 - 36)

II. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc

2. Thực trạng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

3.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Thứ nhất, sản xuất lúa nhiều, khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước khác nên kim ngạch xuất khẩu khơng cao. Nhìn chung thì giá gạo xuất khẩu của Việt

Nam thường thấp hơn giá gạo thế giới do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường như chủng loại. Giá gạo Việt Nam thường là giá bán thấp nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pa-kix-tan.

Trong suốt thời gian dài Việt Nam thực hiện chiến lược sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa nước chạy theo mục tiêu tăng trưởng sản lượng mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng lúa gạo. Việc thâm canh tăng vụ đem lại sản lượng lớn, nguồn cung dồi dào tạo áp lực cho thị trường dẫn tới giá gạo sụt giảm, kết hợp với chất lượng gạo thấp đã gây ra thiệt hại kép khiến cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam càng bị đẩy xuống sát đáy. Giá gạo xuất khẩu thấp kéo theo nguồn thu ngoại tệ thấp, đồng thời đẩy giá trong nước và thu nhập của người nông dân xuống thấp. Chất lượng gạo Việt Nam thấp so với các nước xuất khẩu gạo, chủ yếu do nông nghiệp nước ta chưa chọn được giống lúa đặc sản mang thương hiệu Việt Nam. Bên cạnh đó, xúc tiến thương mại chưa được thực hiện một cách bài bản và xuyên suốt nên gạo Việt Nam hầu như chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới và cũng không thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm; khâu bảo quản sau thu hoạch chưa được chú trọng cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2018 chỉ chiếm 1,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và chiếm 12,2% trong kim ngạch xuất khẩu lương thực, thực phẩm và động vật sống; số liệu tương ứng của năm 1995 là 9,9% và 26,1%; ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo dần giảm bớt vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng như kim ngạch xuất khẩu nông sản.

Thứ hai, giá gạo xuất khẩu chúng ta không phải là người quyết định, phải chấp nhận giá thị trường hoặc thậm chí giá do thương lái Trung Quốc đưa ra. Có

nhiều trường hợp thương lái Trung Quốc sau khi lấy gạo về, trộn với gạo khác phẩm cấp, khiến chất lượng không ổn định và suy giảm, quay lại ép giá người nông dân Việt Nam. Trung Quốc có đặc điểm khơng mua gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước theo dạng hợp đồng tập trung của Chính phủ, mà chủ yếu do thương nhân thu mua phân phối lại để hưởng chênh lệch nên giá thấp, doanh nghiệp Trung Quốc mua gạo Việt Nam về với mục đích kéo giá trong nước xng chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên thường họ mua giá thấp để đảm bảo lợi nhuận. Do vậy, mặc dù thương nhân Trung Quốc chào giá thấp nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận bán vào thị trường này với giá thấp vì các thị trường khác khơng có nhu cầu.

Thứ ba, Trung Quốc là thị trường số 1 của gạo Việt Nam nhưng lại "nóng, lạnh" rất thất thường. Hiện nay, Việt Nam có 21 doanh nghiệp (DN) đạt yêu cầu

xuất khẩu gạo vào Trung Quốc, nhưng từ năm 2019, phía Trung Quốc bắt buộc phải xuất tại cửa của 21 DN này, không được nhận xuất ủy thác cho các đơn vị khác. Ngồi ra, phía Trung Quốc cũng yêu cầu DN được cấp phép xuất khẩu vào quốc gia này phải đăng ký công suất nhà máy và xuất khẩu khơng q số lượng đó, nếu vượt q sẽ bị cắt giấy phép. Nhu cầu về gạo của Trung Quốc vẫn khá cao nhưng các nhà nhập khẩu của nước này khó có thể mua hàng từ Việt Nam vì những rào cản kỹ thuật mới mà Chính phủ nước này vừa áp đặt. Theo đó, ngồi việc thuế xuất khẩu tăng, yêu cầu nâng cao chất lượng, tăng cường kiểm sốt hàng hóa và kiểm tra về an tồn thực phẩm là những yếu tố khiến xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc sụt giảm mạnh.

Thứ tư, thị trường Trung Quốc không ổn định. Tuy nhập khẩu gạo Việt số

lượng lớn, nhưng không ai biết sự thật Trung Quốc đang có bao nhiêu gạo, và nhu cầu của họ có thực hay khơng. Những tiểu thương Trung Quốc được khuyến khích nhập khẩu gạo Việt, dù trong nước khơng có nhu cầu cao đến mức như vậy. Họ có thể ngưng nhập khẩu gạo với Việt Nam bất cứ lúc nào. Trong khi nếu xuất khẩu sang Trung Quốc quá nhiều, chúng ta có thể thiếu gạo cho những thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, các nước châu Phi,…

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)