Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 39 - 42)

III. Cơ hội, thách thức và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang

3. Giải pháp

3.2. Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu

III.2.1. Đẩy mạnh phát triển công nghệ, quy mô hoạt động chế biến của các doanh nghiệp chế biến

Các doanh nghiệp chế biến phải đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, quy mô công xưởng cho hoạt động chế biến phù hợp với chủng loại gạo cũng như quy mô của khu vực trồng lúa. Các nguồn lực về nhân cơng, cơ sở máy móc cần đầy đủ, ln sẵn sàng để thực hiện bảo quản, chế biến cho những đơn hàng lớn.

Các doanh nghiệp chế biến phải đảm bảo các loại máy móc, cơng nghệ chế biến, nguyên phụ liệu chế biến, bảo quản đáp ứng được tiêu chuẩn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng về yêu cầu kỹ thuật đối với máy móc, cơng nghệ, độ an tồn của gạo sau khi chế biến, bảo quản. Bộ NN & PTNT, Bộ Công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần xây dựng, rà sốt, điều chỉnh quy hoạch cơ sở chế biến trên phạm vi cả nước theo hướng cơ sở chế biến phải gắn với vùng ngun liệu và từng bước hình thành cụm, khu cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản thực phẩm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

III.2.2. Phát triển hệ thống thu mua và phân phối gạo

Hệ thống thu mua và xuất khẩu gạo của nước ta cần có sự linh hoạt, chủ động hơn. Hoạt động thu mua cần giảm thiểu các đối tượng trung gian, mở rộng các hình thức mua thay vì chỉ mua theo hình thức nhỏ lẻ, khơng đảm bảo về sản lượng. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông dân sản xuất với quy mô lớn hoặc ký hợp đồng với đại diện của bên sản xuất (hợp tác xã, tổ chức dịch vụ…), từ đó tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hơn trong nguồn hàng, hạ giá thành gạo do loại bỏ được các trung gian mua bán gạo, đảm bảo được chất lượng, sản lượng gạo do không phải vận chuyển nhiều.

Kênh phân phối sang Trung Quốc cần mở rộng hơn, xây dựng thêm các đại lý ủy quyền tại Trung Quốc và trực tiếp xây dựng, mở rộng mua bán với các nhà bán buôn, bán lẻ của Trung Quốc để đẩy mạnh sản lượng gạo được xuất khẩu, đạt được các thỏa thuận cao về giá và cung cấp đúng nhu cầu của người dân để giữ vững mức gạo xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể liên kết với Cục Xúc tiến Thương mại để thu thập các thông tin nghiên cứu thị trường, thông tin về các đối tác nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam và tận dụng uy tín của Cục Xúc tiến Thương mại nhằm đẩy mạnh quy mô đơn hàng nhập khẩu.

Cơ sở hạ tầng trong hoạt động xuất khẩu gạo cũng cần cải thiện, tăng cường như phương tiện vận chuyển, kho lạnh… Hiện nay, vào mùa thu hoạch, gạo của Việt Nam rất nhiều lên đến cả trăm nghìn tấn nên nhu cầu về kho bãi rất cần thiết. Doanh nghiệp xuất khẩu cần đầu tư vào phương tiện vận tải, có đầy đủ hệ thống làm mát, giữ ẩm, vào trang thiết bị đóng gói để xuất khẩu, phải có bao bì đạt tiêu chuẩn về sự rõ ràng nhãn mác, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của gạo.

III.2.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam

Thương hiệu gạo chưa mạnh là một hạn chế của gạo xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. Trên thế giới, gạo Việt Nam chỉ được biết đến gồm 2 loại là gạo Trắng và gạo Thơm chứ chưa có một thương hiệu riêng nào. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Do vậy, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam hiện tại cần được thực hiện dựa trên cơ sở xây dựng hình ảnh hưởng về chất

lượng và dần hướng đến cạnh tranh về giá cả. Chúng ta cần tiếp tục có những nước đi thận trọng và giải pháp tốt hơn để đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Thứ nhất, việc tổ chức sản xuất cần phải có liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân.

Thứ hai, doanh nghiệp phải chia sẻ với nơng dân về mặt lợi nhuận của tồn chuỗi giá trị, coi nông dân như là một cổ đông chứ không “cưa đứt, đục suốt” như hiện nay.

Thứ ba, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu.

Thứ tư, nhà khoa học nghiên cứu tạo ra giống lúa theo đặt hàng của DN, cùng tham gia sản xuất với nơng dân.

III.2.4. Chủ động nắm bắt tình hình thị trường Trung Quốc

Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra thuận lợi và tiếp tục tăng trưởng kim ngạch, mở rộng cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu, việc nắm bắt tình hình về sự thay đổi chính sách, quy định về tiêu chuẩn đối với gạo nhập khẩu từ các nước và từ Việt Nam của Trung Quốc, các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội của thị trường này cũng như xu hướng thay đổi nguồn cung gạo, nhu cầu và thị hiếu của Trung Quốc phải luôn được thực hiện thường xuyên.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần phối hợp với Hiệp hội gạo Việt Nam, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn nhập khẩu như quy định nồng độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên gạo nhập khẩu, quy định về bao bì, điều kiện bảo quản gạo hay các biến động về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính trị, xã hội, khí hậu của Trung Quốc và phổ biến đến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thông qua trang web của Hiệp hội gạo Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nơng thơn, Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại và các Bộ ngành liên quan. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phổ biến lại cho nông dân các vùng chuyên canh, Hội nông dân, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng giống để đảm bảo hoạt động trồng trọt ngay từ việc lựa chọn giống đến việc ứng

dụng các kỹ thuật canh tác và thu hoạch vào cuối vụ. Bộ NN & PTNT cần dựa trên thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu gạo của Trung Quốc đề sửa đổi, bổ sung các quyết định, chính sách, tiêu chuẩn… trong nơng nghiệp, đồng thời đưa ra các kiến nghị với Chính phủ để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Mục tiêu cần đạt được là thông tin thị trường Trung Quốc được tuyên truyền đến tất cả các nhà nông, cơ sở chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu, giúp tạo định hướng về sản lượng, chủng loại gạo xuất khẩu trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)