1.2 .Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả
3.1. Rèn luyện kỹ năng tự học 28.
3.1.1. Tự học
Mục tiêu: Chúng tơi hướng dẫn cho học sinh hình thành phương pháp, kỹ năng
học tập hiệu quả, chú trọng rèn phương pháp tự học giúp các em hiểu sâu sắc, trọn vẹn bài học bằng chính năng lực của mình và biết vận dụng kiến thức thành kinh nghiệm của bản thân.
Nội dung: Để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục đổi mới theo tinh thần Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng Khóa XI: Chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Nhiệm vụ tối quan trọng của người Thầy là phải phải hướng dẫn cho học sinh hình thành phương pháp, kỹ năng học tập hiệu quả, đặc biệt chú trọng rèn rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học, cụ thể:
-Hướng dẫn học sinh các phương pháp tự học hiệu quả: Tự học sẽ giúp các bạn học sinh không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn trang bị cho các bạn năng lực, hứng thú, thói quen, có phương pháp tự học thường xuyên và suốt đời. Qua đó giúp các bạn rèn luyện được tính tự lập, ít phụ thuộc vào người khác, đặc biệt là các thầy cô. Các hình thức tự học:
+ Tự học qua sách giáo khoa (SGK):
SGK là nguồn tri thức quan trọng cho học sinh, nó hướng dẫn cụ thể để đạt lượng liều lượng kiến thức cần thiết của môn học; phương tiện phục vụ đắc lực cho giáo viên và học sinh. Do đó, tự học qua SGK vơ cùng quan trọng để học sinh tham gia quá trình nhận thức trên lớp và củng cố khắc sâu ở nhà.
Để học sinh tự nghiên cứu trước SGK ở nhà, giáo viên không nên chỉ đơn giản nhắc các em đọc trước bài mới, mà cần nêu cụ thể câu hỏi khi đọc xong bài đó để các em có thể trả lời được. Đó là cách giao nhiệm vụ cụ thể giúp học sinh đọc sách có mục tiêu cụ thể, rõ ràng
SGK cũng là tài liệu để học sinh đọc thêm cho rõ ràng những kiến thức mà giáo viên truyền đạt trên lớp, vì vậy, những ví dụ mẫu, giáo viên khơng nên thay đổi để học sinh đọc trước sẽ tham gia ngay được vào bài giảng. Học sinh yếu có thêm 1 tài liệu để đọc lại khi chưa rõ cách giáo viên hướng dẫn.
Đối với những nội dung mà sách giáo khoa đã có chi tiết đầy đủ, khơng nên ghi lên bảng cho học sinh chép, mà cho các em tự đọc. Cách làm này vừa tiết kiệm thời gian, lại tạo thói quen đọc SGK cho học sinh và làm cho bài giảng không bị nhàm chán
+ Tự học qua sách bài tập, sách và tài liệu tham khảo: Học sinh trong
trường đều có sách bài tập, giáo viên nên tận dụng tài liệu này giúp học sinh tự học hiệu quả.
Việc cho bài tập về nhà, cũng cho theo thứ tự dạng bài tập của SGK và sách bài tập, giúp học sinh có 1 lượng bài tập tương tự đủ lớn (các bài này đều có lời giải chi tiết), từ đó tự mình làm được các bài trong SGK.
Cho bài theo cách này sẽ giúp học sinh có cách học mới là khi gặp khó khăn, các em sẽ tìm kiếm một phương án tương tự đã có để giải quyết, chứ không thụ động chờ đợi giáo viên hướng dẫn.
Để tạo thói quen tự nghiên cứu cho học sinh, giáo viên nên hướng dẫn làm các bài tập lớn, có kiểm tra đánh giá để học sinh có khả năng tự phân tích tổng hợp.
Muốn hiệu quả cao, giáo viên phải biết viết các tài liệu theo hướng chuyên đề, nhằm định hướng về tư duy và kỹ năng cho học sinh, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy học sinh nghiên cứu khoa học.
+ Tự học qua mạng internet: Bao gồm khai thác nguồn tài liệu trên mạng
internet và học online. Nguồn tài liệu, tư liệu trên mạng internet để học sinh khai thác học tập rất nhiều, điều quan trọng là học sinh biết khai thác lựa chọn để có nguồn tài liệu học tập hiệu quả. Hình thức học trực tuyến có rất nhiều ưu điểm và ngày càng phát triển, song để học online hiệu quả người học cần phải có tinh thần tự giác và quyết tâm cao độ. Do đó cần hướng dẫn, tuyên truyền để học sinh khai thác hiệu quả. Để có tăng tính thuyết phục học sinh, đầu năm học nhà
trường cử em Lan Hương (học sinh xuất sắc lớp 12A1 tuyên truyền trước học sinh toàn trường).
+ Tự học theo nhóm: Định hướng và tư vấn cho các em lập thành từng nhóm
học tập từ 4 - 5 em có đặc điểm: Cư trú gần nhau, trong nhóm có HS khá, HS giỏi và HS yếu. Yêu cầu đặt ra là các em khá, giỏi giúp các em yếu hơn về phương pháp học tập, bổ sung giảng giải kiến thức mà bạn chưa hiểu, tuyệt đối khơng làm thay, học thay. Bên cạnh đó hình thành nhóm tự học tại lớp thơng qua xây dựng tủ sách “Tự lực khai phóng” của lớp do chính các em học sinh xây dựng.
+ Tự học thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ học tập: Học sinh trường THPT
Lê Viết Thuật khá năng động, các em thành lập các Câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Dance; Câu lạc bộ báo chí; Câu lạc bộ Tiếng Anh; ... thông qua tham gia hoạt động các câu lạc bộ các em được vui chơi hoạt động, phát triển các năng khiếu của bản thân, vừa được học tập các kiến thức, kỹ năng.
3.1.2. Tự học có hướng dẫn
* Những yêu cầu cần đảm bảo:
- Nắm vững kiến thức sgk: Việc nắm vững kiến thức trong SGK giúp các em
dễ dàng đạt mức 5 điểm. Với 10 bài trong SGK, khối lượng kiến thức không quá nhiều. Với thời lượng 1 tiết/tuần, các em hồn tồn có thể nắm vững kiến thức cơ bản. Ở trên lớp các em chỉ cần chú ý nghe giảng, ghi chép và gạch sách các ý cơ bản, chú ý các ví dụ minh họa của giáo viên và lấy được các ví dụ tương tự để vận dụng phần lý thuyết.
Chẳng hạn, với câu 1 trong đề thi minh họa: Một trong các đặc trưng cơ
bản của pháp luật thể hiện ở…? Với câu hỏi này, trong quá trình học các em
đã được giáo viên phân tích khái niệm và nhấn mạnh yếu tố tính quyền lực (vì pháp luật do nhà nước ban hành) và tính bắt buộc chung (ai cũng phải xử sự theo pháp luật).
Khi nắm vững lý thuyết thì đọc đáp án lên các em dễ dàng nhận ra đáp án đúng mà không lo đáp án nhiễu. Ngoài ra, các em nên dành thời gian xử lý các bài tập trong sách vì các bài tập đó đều rất sát với bài học, tính thực tế khá cao, ví dụ, bài tập 8 của bài 4 Quyền bình đẳng của cơng dân trong 1 số lĩnh vực của đời sống xã hội. Làm xong bài 8.1 và 8.2 các em sẽ hiểu và phân biệt được thế nào là bình đẳng/ bất bình đẳng trong hơn nhân, trong gia đình.
- Xác định nội dung kiến thức trọng tâm
Ở chương trình lớp 12, các bài học đều liên quan mật thiết đến nhau, học sinh đều phải ôn tập, hệ thống kiến thức cơ bản. Cụ thể 3 bài đầu gồm: Pháp luật và đời sống; Thực hiện pháp luật; Cơng dân bình đẳng trước pháp luật được cơ đúc lại giống như phần pháp luật đại cương, còn những bài sau là cụ thể hóa phần đại cương.
Ở chương trình lớp 11, căn cứ vào đề minh họa có thể thấy có 4 câu liên quan về các quy luật kinh tế cơ bản: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, hàng hóa, tiền tệ. Các em tập trung ơn tập các kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Các bài học đều có sự liên hệ xâu chuỗi với nhau nên tránh học tủ, học vẹt mà phải hiểu vấn đề.
- Học - hiểu: Học luật, hiểu là rất quan trọng. Nếu các em chỉ học thuộc mà
khơng hiểu thì khi gặp đáp án nhiễu tương tự đáp án đúng các em sẽ dễ đánh nhầm đáp án hoặc rất mất thời gian phân biệt. Nếu đảm bảo được u cầu này thì đây chính là cách làm đề ở mức độ nhận biết đem lại hiệu qủa cao nhất.
Chẳng hạn, câu 15 trong đề minh họa: Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc
để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Nhân thân và tài sản. C. Tài sản chung. B. Tài sản riêng. D. Tình cảm.
Với câu hỏi này, các em phải xác định ngay, vợ chồng chỉ có hai mối
quan hệ chính được pháp luật thừa nhận và can thiệp là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Như vậy, các em loại ngay đáp án D là "tình cảm". Đáp án B và C, tài sản chung, tài sản riêng na ná nhau, khơng thể đúng cả hai nên có thể loại trừ ln, chỉ cịn đáp án A. Ngoài ra, để chắc chắn, các em cũng cần nắm rõ trong quan hệ nhân thân, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Như vậy, việc hiểu bài giúp các em tự tin trong việc lựa chọn đáp án đúng.
- Vận dụng linh hoạt trong xử lí tình huống: Có thể nói, học luật là để HS hiểu
và vận dụng luật vào trong cuộc sống. Do đó, các tình huống thực tế được báo chí đưa tin thường được GV lấy làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình. Trong quá trình học, các em nên chú ý các ví dụ này để biết được GV đã vận dụng luật để giải quyết tình huống như thế nào. Khi nắm chắc yêu cầu này có nghĩa HS đã có cách để làm đề ở mức độ vận dụng và vận dụng cao khá tốt.
Chẳng hạn, câu 25 trong đề minh họa: B và T là bạn thân, học cùng lớp với
nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
Có thể nói, trên thực tế, tình huống này khơng hiếm, và đã có khơng ít hệ quả đáng tiếc từ những mâu thuẫn trên facebook mà do chính những người dùng facebook cố tình hoặc vơ tình gây ra. Các đáp án như C - Khuyên B nói xấu lại T
trên facebook hoặc D - Chia sẻ thơng tin đó trên facebook là khá phổ biến.
Tuy nhiên, từ chìa khóa ở đây là ‘‘lựa chọn cách ứng xử… cho phù hợp với quy định của pháp luật’’ và dĩ nhiên chỉ có đáp án B là phù hợp pháp luật.
* Phương pháp học ôn
- Nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa (SGK): hiện tại, mơn GDCD gần như là khơng có sự đánh đố quá cao cho học sinh nên chỉ cần nắm vững tất cả các kiến thức cơ bản trong SGK lớp 10, 11 và 12 là sẽ có thể làm tốt được bài thi (kiến thức SGK chiếm 70%, kiến thức liên hệ thực tế chiếm 30%).
- Hiểu rõ và phân biệt được các thuật ngữ đặc thù, các "từ khóa" của từng nội dung để làm căn cứ chọn phương án trả lời đúng nhất. Ví dụ như khi đề cập đến các hình thức thực hiện pháp luật (bài 2, SGK GDCD 12), học sinh cần phân biệt: sử dụng pháp luật (công dân thực hiện quyền - được làm); thi hành pháp luật (công dân thực hiện nghĩa vụ - phải làm); tuân thủ pháp luật (công dân khơng làm điều pháp luật cấm), từ đó học sinh dễ dàng nhận ra đáp án đúng mà không lo bị đáp án nhiễu chi phối.
- Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy: đây được xem là phương pháp học tập đơn giản nhưng khoa học, có hệ thống và mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức cơ bản.
- Thường xuyên luyện tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức đã học, có thể làm theo từng bài hoặc theo chủ đề. Khi luyện tập trắc nghiệm, cách hiệu quả nhất là đọc câu hỏi, chọn đáp án, sau đó đối chiếu nội dung liên quan trong SGK và kiểm chứng kết quả.
Trong đề thi, ngoài các câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản cịn có các câu hỏi vận dụng, nhằm phân hóa học sinh, thường rơi vào 4 câu hỏi cuối đề thi. Đây là phần vận dụng cao các kiến thức đã học vào thực tiễn, do đó, ngồi học các kiến thức cơ bản của SGK, các bạn cần chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng để vận dụng giải quyết các câu hỏi tình huống mang tính thực tiễn.