Rèn luyện kỹ năng làm bài

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân (Trang 39 - 43)

1.2 .Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả

3.2. Rèn luyện kỹ năng làm bài

3.2.1. Một số kỹ năng cần trang bị cho học sinh

- Kỹ năng kế hoạch hóa về phương pháp tự học của học sinh:

Khi đã tìm được phương pháp tự học của học sinh phù hợp với bản thân, người học cần lên kế hoạch cho phương pháp tự học này một cách hợp lý nhất. Kỹ năng này cần tuân thủ các nguyên tắc: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của mơn học, xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các mơn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi, thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự kiểm tra, đánh giá.

- Kỹ năng nghe và ghi bài trên lớp:

Phương pháp tự học qua kỹ năng nghe và ghi bài không chỉ là nghe các bài giảng thầy cơ dạy trên lớp mà quy trình nghe giảng bao gồm có các khâu như ơn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của thầy, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước. Cần lưu ý cách ghi bài khi nghe giảng như ghi một cách chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình.

- Kỹ năng ôn tập:

Kỹ năng ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong phương pháp tự học của học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của thầy cô và biến chúng thành của mình. Đó là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài

- Kỹ năng đọc sách:

Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ và ghi chép lại những gì mà mình học tập được. Đây là phương pháp tự học của học sinh rất hữu ích, đọc sách sẽ giúp các bạn học sinh biết thêm nhiều kiến thức mới ngoài những kiến thức được thầy cô cung cấp trên trường, lớp.

Từ khi được đưa vào danh sách môn tự chọn thi tốt nghiệp, GDCD đã nhận được quan tâm, nghiên cứu và học hỏi từ giáo viên đến học sinh. Thực hiện chỉ đạo của Sở GD-ĐT, giáo viên phụ trách bộ môn đã triển khai dạy và học theo phương thức mới; đồng thời tự lập ra ngân hàng câu hỏi theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia

để học sinh làm quen trong các bài kiểm tra. Với nhiều giáo viên giảng dạy GDCD, việc đưa bộ môn này thành một môn thi thực sự là niềm vui. Ngồi việc đóng vai trị quan trọng trong giáo dục học sinh thì vị thế mơn học trong hệ thống giáo dục, vai trị của giáo viên cũng được xã hội nhìn nhận một cách tích cực hơn.

Học sinh cần chú ý đến một số phương pháp học và phương pháp làm bài thi, cụ thể:

- Kỹ năng giải quyết các câu hỏi tình huống

+ B.1: đọc kỹ phần dẫn để xác định: các chủ thể vi phạm (không vi phạm pháp luật); các hình thức vi phạm và trách nhiệm pháp lý.

- B.2: đọc kỹ câu hỏi (thường ở cuối phần dẫn) để xác định vấn đề câu hỏi đề cập đến, tránh để phần dẫn của câu làm cho bị nhiễu.

+ B.3: loại trừ những chủ thể, hình thức vi phạm và trách nhiệm pháp lý mà câu hỏi không đề cập đến và cuối cùng là chọn đáp án đúng.

(Chú ý: nên gạch chân những dữ liệu quan trọng)

3.2.2. Hướng dẫn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm môn GDCD

Giáo dục công dân khơng phải là mơn khó lấy điểm dành cho các thí sinh. Chỉ với vài mẹo đơn giản dưới đây bạn có thể dễ dàng "ẵm" điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Chúng tôi hướng dẫn vài mẹo nhỏ như sau:

- Đọc kỹ câu hỏi để xác định "từ khóa": Mỗi câu hỏi đều có từ khóa thể hiện nội dung yêu cầu phải trả lời, chính là mấu chốt để thí sinh giải quyết vấn đề. Thường thì từ khóa này sẽ in đậm, nếu khơng in đậm, học sinh phải tìm và gạch chân, từ đó học sinh định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy.

Ví dụ 1: Khi đọc câu hỏi "Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ

A. tài sản và lao động. B. nhân thân và hợp đồng. C. lao động và công vụ nhà nước. D. tài sản và nhân thân".

từ khóa của câu hỏi là dân sự, học sinh dễ dàng loại trừ các trường hợp vi phạm hình sự, vi phạm hành chính và vi phạm kỷ luật, sau đó tập trung nhớ lại kiến thức đã học về vi phạm dân sự là hành vi vi phạm đến hai mối quan hệ: nhân thân và tài sản (đáp án D).

Ví dụ 2: Một trong những nội dung của quyền được phát triển là công dân được A. thay đổi đồng bộ cơ cấu kinh tế. B. lựa chọn mọi nguồn quỹ phúc lợi. C. trực tiếp ký kết hiệp định toàn cầu. D. hưởng đời sống vật chất đầy đủ.

Thí sinh xác định từ khóa trong câu hỏi trên là "quyền được phát triển" từ đó chọn được đáp án đúng là D.

- Tuân thủ quy tắc "dễ trước khó sau": Khi nhận đề, học sinh cần đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào thuộc mức độ nhận biết thì nên khoanh ngay vào đáp án trong phiếu trả lời. Khi nhận đề, các bạn cần đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào biết đáp án đúng thì nên tơ vào trong phiếu trả lời, làm lần lượt các câu dễ trước. Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ", học sinh tiếp tục chọn làm những câu hỏi ở mức thơng hiểu (vì đối với bài thi trắc nghiệm, các câu hỏi đều có thang điểm như nhau, khơng giống như bài thi tự luận). Do vậy, câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên chọn làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Các câu vận dụng cao có thể "để dành" để suy nghĩ, phân tích kỹ hơn. Khơng chỉ môn GDCD, đây cũng là pương pháp cần có khi làm bài những mơn thi khác.

-Phân bổ thời gian hợp lý và không được bỏ trống đáp án

Thoạt đầu nhìn đề thi GDCD nhiều thí sinh sẽ cảm thấy e ngại bởi nhìn rất dài. Tuy nhiên đề thi sẽ có 40 câu hỏi cho phép thí sinh làm trong vịng 50 phút. Đây là khoảng thời gian hợp lý hồn tồn có thể làm hết đề, thậm chí thừa thời gian.

Nguyên tắc khi làm bài thi trắc nghiệm là bạn không được bỏ trống một câu trả lời nào dù khơng biết đi chăng nữa. Vì vậy, thí sinh cần chú ý phân bổ thời gian hợp lý để khơng bỏ sót câu hỏi nào. HS không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu. Bình quân mỗi câu chỉ được làm trong 1 phút (40 câu/40 phút), 10 phút cịn lại để tơ đáp án... Nếu dừng lại quá lâu ở một câu sẽ khơng có thời gian làm các câu khác. Sau khi đã chắc chắn chọn đáp án đúng cho những câu hỏi thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu, học sinh bắt đầu đọc và nghiên cứu tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao (chiếm khoảng 40%).

-Áp dụng phương pháp loại trừ

Trong trường hợp nếu học sinh khơng biết chính xác đáp án thì hãy dùng phương án phán đốn, dự báo, loại trừ..., đó cũng là một cơ hội dành cho thí sinh.

Cách này giúp các HS giải quyết những câu hỏi vẫn còn đang phân vân. Một câu hỏi sẽ có 4 đáp án và nội dung thường "na ná" nhau. Tuy nhiên khơng phải khơng có cách giúp bạn loại trừ. Những lúc này, hãy thử tìm đáp án sai thay vì đáp án đúng từ đó các em sẽ loại trừ được bớt phương án phân vân. Khi không cịn cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng phương pháp phỏng đốn. Các em thấy phương án nào khả thi hơn, đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời.

3.2.3. Một số lưu ý

* Những lỗi học sinh thường mắc phải

Trong q trình giảng dạy ơn tập chúng tơi nhận thấy các em dễ phạm các lỗi sau đây:

Thứ nhất, các em đọc không kĩ đề, không xác định được ‘‘từ chìa khóa’’

trong câu hỏi.

Chẳng hạn, với câu hỏi: Mục đích của tính qui phạm phổ biến là gì? Đáp án: A. Vì pháp luật được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực/ B. Tạo nên tính cơng bằng, bình đẳng vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật qui định/ C. Vì pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước/ D. Tất cả các đáp án đều đúng. Với câu hỏi này, nếu đọc sơ sài các em sẽ nhầm với câu Tính qui phạm phổ biến của pháp luật có nghĩa là gì? Nếu là câu hỏi này thì đáp án là câu A. Nhưng ở câu phía trên thì đề hỏi là Mục đích, do đó, đáp án là câu B. Rõ ràng, chỉ thay đổi một từ để hỏi là đã thay đổi tồn bộ đáp án, do đó, các em cần đọc kĩ đề, xác định đúng vấn đề được hỏi để không bị nhầm đáp án.

Thứ hai, dừng quá lâu ở một câu. Với thời lượng 50 phút 40 câu, bình quân

mỗi câu chỉ được làm trong 1 phút, 10 phút cịn lại để tơ đáp án, kiểm tra sai sót…Do đó, nếu dừng lại q lâu ở một câu sẽ khơng có thời gian làm các câu khác. Vì vậy, khi làm bài, các em lưu ý, đối với các câu hỏi khó, khi đọc lên khơng có một chút hiểu biết nào thì phải bỏ qua. Câu nào cả 4 đáp án đều thấy ‘‘hình như đúng’’ cũng bỏ qua, đánh dấu bên lề để sau đó quay lại. Các câu nắm chắc kiến thức, chắc đáp .

Thứ ba, nói "khơng" với "đánh lụi" hồn tồn: vì mỗi phương án lựa chọn

đều có thể có 25% là số đáp án đúng rơi vào phương án lựa chọn đó, nếu thí sinh "chọn bừa" (tồn A hoặc tồn B...) thì sẽ được khoảng 2,5 điểm của bài thi.

Như vậy, để làm bài thi được điểm 5 khơng q khó nhưng để đạt điểm 8, 9 học sinh cần nỗ lực rất nhiều, không chỉ nắm vững kiến thức, hiểu, vận dụng linh hoạt, mà còn phải biết phân bố thời gian làm bài và xử lý các câu hỏi một cách hợp lý nhất để giành được số điểm tối đa.

* Hạn chế việc học lệch, học tủ

Với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan của môn Giáo dục công dân (GDCD), mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời và có duy nhất 1 phương án trả lời đúng. Xét tổng thể trong đề thi minh họa có các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, phục vụ mục đích xét cơng nhận tốt nghiệp THPT (nhận biết: 40%, thông hiểu:

20%) và các câu hỏi phân hóa (vận dụng bậc thấp: 30%, vận dụng bậc cao: 10%) phục vụ mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). Đề thi này đòi hỏi muốn đạt mục tiêu vào ĐH, CĐ, học sinh phải nắm thật chắc kiến thức, đặc biệt là kiến thức để làm những câu hỏi dạng phân hóa.

Theo nhiều giáo viên với cách ra đề môn GDCD như đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, giáo viên và học sinh phải thay đổi cách dạy, cách học. Bởi nội dung đề thi trắc nghiệm nằm trong tất cả các bài học ở chương trình lớp 12 “Cơng dân với pháp luật”. Nếu học tủ, học lệch, coi trọng bài này và coi nhẹ bài khác thì có thể sẽ dẫn đến kết qủa không tốt.

Cụ thể, giáo viên và học sinh sẽ phải đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực hơn: Vận dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi mới giải quyết được 40% câu hỏi vận dụng. Trong quá trình học, các em cần hình thành các năng lực tư duy phê phán, năng lực phân tích - tổng hợp, năng lực nhận xét đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hiện trách nhiệm công dân… phù hợp với yêu cầu dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh.

Ví dụ 1: Minh Anh, học sinh 12 D6 năm học 2019-2020, trường THPT Lê Viết Thuật chia sẻ: “Em chỉ đăng ký một bài tổ hợp khoa học xã hội (Lịch sử,

Địa lý, GDCD) để tập trung ôn luyện tốt nhất. Đối với môn GDCD năm nay thi trắc nghiệm nên cách học có khác trước. Nó đi vào các bài tập giải quyết tình huống có thật trong đời sống nên học sinh phải biết phân tích, đánh giá. Các thầy cơ đã xây dựng các bộ đề ôn tập để giúp chúng em rèn luyện phản xạ, dễ xử lý hơn khi làm bài trắc nghiệm”.

Ví dụ 2: Cơ Đồn Thủy Chung- THPT Huỳnh Thúc Kháng: “ Những năm

trước, các em chỉ phải học những kiến thức cơ bản, trọng tâm nhưng giờ chương trình có 9 bài thì các em phải học hết. Không những thế phải đi sâu, làm kỹ từng nội dung kiến thức và vận dụng vào nhiều tình huống khác nhau nên cũng khá khó. Do nội dung kiến thức dàn trải nên học sinh phải hệ thống lại

toàn bộ kiến thức, tránh tình trạng học tủ, học lệch”.

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)