Phạm vi và nội dung ứng dụng

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân (Trang 49)

III. KẾT LUẬN

1. Phạm vi và nội dung ứng dụng

- Đề tài đã, đang và sẽ được tiếp tục ứng dụng trong các trường THPT trên địa

bàn thành phố Vinh như Huỳnh Thúc Kháng, THPT Lê Viết Thuật, THPT Hà Huy Tập… một số trường Cụm Vinh mở rộng từ năm học 2018-2019 đến nay. - Kết quả của đề tài khẳng định sự cần thiết nhân rộng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi TN môn GDCD không chỉ ở trên địa bàn trường THPT Lê Viết Thuật mà có thể áp dụng ở các trường THPT ở thành phố Vinh cũng như trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Kết luận và kiến nghị 2.1. Kết luận

Hoạt động dạy học và công tác ôn thi TNTHPT quốc gia là công tác trọng tâm của mỗi nhà trường, kết quả thi THPT quốc gia là một trong những thước đo để kiểm định chất lượng giáo dục của các đơn vị. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác ôn thi THPT quốc gia mỗi trường cần phải có những giải pháp, biện pháp sáng tạo, linh hoạt phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng đơn vị nhằm hạn chế và khắc phục những tồn tại và phát huy thế mạnh vốn có của đơn vị mình. Qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận, q trình thực tiễn chúng tơi đã viết đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi tốt nghiệp THPT

môn GDCD”. Đề tài đảm bảo tính mới, tính khoa học và hiệu quả, thể hiện:

Thứ nhất, chúng tơi đã tìm hiểu được lý luận về dạy học, ôn thi nắm bắt đặc điểm học sinh để vận dụng hợp lý phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học. Việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học ơn thi mơn GDCD lớp 12, đã góp phần bồi dưỡng ở học sinh những nếp tư duy sáng tạo, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực hành động độc lập cũng như hợp tác để giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập và thực tiễn. Khắc phục tình trạng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác trong công việc chung. Đây là một nội dung quan trọng trong chiến lược giáo dục mới, đào tạo những con người Việt Nam thông minh, sáng tạo, nhạy bén, chủ động trong học tập, lao động và sản xuất, vừa có tri thức khoa học vừa có kĩ năng thực hành.

Thứ hai, việc hướng dẫn HS ôn tập các kĩ năng làm bài với các dạng câu hỏi trắc nghiệm bộ mơn GDCD là rất cần thiết, góp phần nâng cao kết quả kì thi THPT quốc gia trong các năm học vừa qua và những năm tiếp theo. Từ việc nhận thấy được vai trị của dạy ơn thi để góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Những năm gần đây chúng tôi đã thể nghiệm và thường xuyên sử dụng

trong giờ họ, ôn thi bằng phương pháp này và nhận được sự ủng hộ, tôn trọng và đánh giá cao của đồng nghiệp cũng như sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của nhà trường.

Thứ ba, với kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi tốt nghiệp mơn GDCD lớp 12, nhóm tác giả hy vọng đây là chia sẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn và ôn thi THPT quốc gia hiện nay. Kết quả đạt được trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn GDCD làm cho nhóm tác giả tự tin hơn trong cơng tác quản lý và trong việc lựa chọn phương pháp dạy học ôn thi.

2.2. Kiến nghị

Nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi tốt ngiệp môn GDCD là vô cùng cần thiết, chúng tôi xin kiến nghị như sau:

- Các cấp quản lý giáo dục nên có kế hoạch và triển khai đồng bộ trong việc thực hiện dạy học, ôn thi tốt nghiệp, nhất là môn GDCD.

- Mỗi giáo viên cần phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ để tạo ra những giờ học lý thú, học sinh u thích bộ mơn và đạt kết quả cao trong thi tốt nghiệp mơn GDCD nói riêng và thi tốt nghiệp nói chung.

Trên đây là nội dung đề tài của nhóm tác giả, với mong muốn các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng được phần nào những kinh nghiệm này vào trong quá trình quản lý, dạy học ơn thi. Đề tài có thể đang cịn nhiều thiếu sót, kính nhận được những ý kiến quý báu từ các đồng nghiệp, hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hồn thiện và có thể áp dụng một cách rộng rãi.

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 3 năm 2021 Nhóm tác giả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo dục công dân 10, 11, 12, Sách giáo viên, NXB Giáo dục. 2. Giáo dục công dân 10, 11, 12, Sách giáo khoa, NXB Giáo dục.

3. Chương trình giáo dục phổ thơng - Những vấn đề chung, NXB Giáo dục năm 2006 4. Tài liệu tập huấn chuyên đề đổi mới sách giáo khoa, NXB Giáo dục.

5. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, NXB Giáo dục. 6. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên GDCD trường THPT, NXB Giáo dục.

7. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa 10, 11, 12 môn GDCD, NXB Giáo dục.

8. Thiết kế bài giảng 10, 11, 12 GDCD, NXB Hà Nội.

9. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 10,11, 12, NXB Đại học sư phạm. 10. Tài liệu tập huấn Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Nxb Giáo

dục, Hà Nội năm 2014.

11. Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nguyễn Hữu Châu, NXB Giáo dục năm 2005

12. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT, Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier Hà Nội năm 2007.

13. Lý luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier, NXB Đại học Sư phạm năm 2014.

14. Dự án phát triển giáo dục THPT: Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính

tích cực nhận thức của học sinh THPT. Một số ví dụ cho các mơn học.Tài liệu sản phẩm dự án của nhóm chuyên gia PPDH. (2006)

15. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Dự án Việt -

Bỉ, năm 2010

16. Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nguyễn Bá Kim (1998),Nxb

Giáo dục.

17. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về dạy học tích cực, Trần Kiều - Bùi

Phương Nga, Hà Nội 2018.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY HỌC, ÔN THI TN MÔN GDCD

1. Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép dạy học Bài 1. Pháp luật và đời sống GDCD lớp 12 (tiết 1)

Hoạt động khám phá (50 phút) Hoat động 1:

Tên hoạt động: Tìm hiểu khái niệm pháp luật, đặc trưng, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

Mục tiêu: Nêu được khái niệm pháp luật, đặc trưng, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

Nội dung: Khái niệm pháp luật, đặc trưng, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

Sản phẩm: các câu trả lời của học sinh, từ đó học sinh nhận biết về pháp luật. Cách tiến hành hoạt động:

Khi dạy học nội dung “ Tìm hiểu khái niệm pháp luật, đặc trưng, vai trị của plháp luật trong đời sống xã hội”, GV có thể sử dụng dạy học hợp tác và kỹ thuật các mảnh ghép để tổ chức dạy học nội dung này theo tiến triển sau đây:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ và hướng dẫn thưc hiện ( GV nêu vđ học tập, chia nhóm, gia nhiệm vụ và hướng dẫn hđ nhóm). Cách chia nhóm:

“ Nhóm chuyên gia”: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 hs. Trong mỗi nhóm, mối tv nhận 1 mẫu theo thứ tự xoay vịng hồng, xanh lá, vàng. “Nhóm mảnh ghép”: -Các thành viên cùng mẫu từ nhóm 1-3 lập thành các nhóm mới. -Các tv từ nhóm mẫu 4-6 lập thành các nhóm mới.

- Các nhóm theo sự phân cơng của GV

-Nhóm chuyên gia thảo luận và trình bày trên giấy A3

- Nhóm các mảnh ghép, ghép thành nội dung hoàn chỉnh.

*Hs tự ghi kết luận do GV chốt kiến thức vào vở:

1.Khái niệm pháp luật a. Khái niệm pháp luật

- Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chúng do Nhà nước hành và dược đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

-Pl có những đặc điểm nào? *Hs tự ghi kết luận do GV chốt kiến thức vào vở:

b. Các đặc trưng của pháp luật

- Nhiệm vụ của các nhóm: “Nhóm chuyên gia” STT YC VD 1 Pháp luật là gì Quy tắc xử sự chung Do Nhà nước ban hành Bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. 2 Đặc điểm của pháp luật. Tính quy phạm phổ biến Tính quyền lực, bắt buộc chung Tính xác định chặt ché về mặt hình thức 3 Vai trị của pháp luật

1)Tính quy phạm phổ biến

2) Tính quyền lực băt buộc chung 3) Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Vai trị của pháp luật

*Hs tự ghi kết luận do GV chốt kiến thức vào vở:

3. Vai trò của pháp luật

- Là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.

- Là phương tiện thực hiện và bv quyền lợi ích hợp pháp của cơng dân.

-“Nhóm các mảnh ghép”:

Các hs chuyên sâu lần lượt sẽ trình bày về “tìm hiểu khái niệm pháp luật” mà nhóm chun gia của mình đã nghiên cứu. Sau đó các nhóm mảnh ghép trình bày sản phẩm dưới dạng bảng tổng kết trên giấy A0 cùng màu.

B2: HS thực hiện nhiệm vụ:

-HS làm việc tại nhóm chuyên gia theo phân cơng.

- HS lập nhóm mảnh ghép, hs chun gia trình bày cho các HS cịn lại. Các HS trong nhóm mảnh ghép tổng hợp ý kiến trình bày “tìm hiểu…” dưới dạng bảng tổng kết trên giấy A0.

B3: Báo cáo kết quả thảo luận

-GV mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

-GV và HS nhận xét và bổ sung B4: Đánh giá và tổng kết.

-GV tổng kết các kiến thức quan trọng của nội dung bài học

-GV tổ chức cho HS tham gia một số CH trắc nghiệm dưới dạng trò chơi để đánh giá mực độ đáp ứng mục tiêu của hđ dạy học. Phướng án đánh giá:…

2. Sử dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học Mục 1.a. Quyền học tập của công dân (phần nội dung quyền học tập). Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân - GDCD 12.

Khi dạy phần nội dung quyền học tập của công dân, mục 1.Quyền học tập của

công dân, Bài 8.Pháp luật với sự phát triển của công dân - GDCD 12 (PL1), tơi

có một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất là: Xây dựng hệ thống câu hỏi phải phù hợp với nội dung của bài, phải rỏ ràng, dễ hiểu, không tỉ mỹ, không hỏi nhiều câu hỏi cùng một lúc, không nên đặt quá nhiều câu hỏi.

Thứ hai là: Do nhiều nội dung cùng một lúc nên dạng câu hỏi để triển khai từng nội dung phải thay đổi, không được sử dụng một dạng (một loại) câu hỏi giống nhau để tránh nhàm chán.

VD: Cơng dân có quyền học từ thấp đến cao nghĩa là như thế nào?

Cơng dân có quyền học bất cứ nghành nghề nào nghĩa là như thế nào? Thứ ba là: Trong 4 nội dung của quyền học tập thì giáo viên nên có cách để triển khai sâu hơn một nội dung nào đó, lật đi lật lại vấn đề đó kỹ hơn, sâu hơn để bài dạy được cô đọng hơn, giúp học sinh nhớ được lâu hơn.

Ở nội dung: Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời, bằng nhiều hình thức và loại hình khác nhau..., làm rỏ nội dung đó, chúng tơi cho học sinh phân tích và xứ lý tình huống xong để nội dung này sâu sắc hơn, cô đọng hơn, giúp cho học sinh nhớ lâu hơn, giáo viên đặt tiếp câu hỏi:

Câu hỏi số 4: Theo em, vào đại học có phải là con đường duy nhất để lập nghiệp khơng? Vì sao?

Thứ tư là: Giáo viên xác định đặt ra câu hỏi để kết thúc nội dung này là mở hướng để giải quyết nội dung tiếp theo, hoặc giáo viên nhanh ý khai thác sâu hơn câu trả lời của học sinh ở ý này để triển khai sang ý khác, giúp cho bài dạy liên kết thành một mạch, logich hơn,chặt chẽ hơn mà không rời rạc, không tủn mũn. Với phần này tơi thực hiện trong vịng 12 phút như sau:

Tôi sử dụng loại vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm tịi để triển khai nội dung của bài học. Vấn đáp giải thích minh họa ở những câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Theo em, cơng dân có quyền học từ thấp đến cao nghĩa là như thế nào? Câu hỏi số 6: Pháp luật nước ta quy định cơng dân có quyền học không hạn chế, học bất cứ nghành nghề nào...có nghĩa là cơng dân muốn và bất cứ trường nào, nghành nào, nghề nào. Đúng hay sai? Vì sao?

Sử dụng vấn đáp tìm tịi ở những câu hỏi sau:

Câu hỏi 2: Sau khi tốt nghiệp THPT, em dự định sẽ tiếp tục thực hiện quyền của mình như thế nào? (vào đại học, cao đẵng hay đi làm)?

Nếu vào đại học, em thi vào trường gì? nghành gì? vì sao?

Câu hỏi số 4: Theo em, vào đại học có phải là con đường duy nhất để lập nghiệp khơng? Vì sao?

Câu hỏi số 5: Ngoài những nội dung này ra, quyền học tập của cơng dân cịn được thể hiện như thế nào nữa?

Ngoài ra để tránh sự nhàm chán, đơn điệu, tơi đưa một tình huống vào và yêu cầu học sinh trả lời và xử lý tình huống sau:

Câu hỏi 3: Giáo viên sử dụng tình huống và câu hỏi sau: Quang tốt nghiệp lớp 12 xong, muốn thi vào một trường đại học chính quy, phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Nhưng gia đình Quang khó khăn, bố mẹ đau ốm, cịn phải ni hai em ăn học.Quang buồn lắm vì cho rằng cánh cửa nhà trường đã đóng lại với anh.

Câu hỏi a. Em có đồng ý với suy nghĩ của Quang khơng? Vì sao? b.Nếu trong hồn cảnh tương tự, em sẻ làm gì?

Thực tế ở bài này, tiết 1 tơi dạy như sau:

Giáo viên có thể sử dụng các ơ chử đã tìm (hoặc sử dụng phần khái niệm) để thực hiện. Câu hỏi 1: Theo em, cơng dân có quyền học từ thấp đến cao nghĩa là như thế nào?

Học sinh trả lời... Giáo viên kết luận: cơng dân có quyền học từ thấp đến cao nghĩa là có quyền học không hạn chế từ mầm non đến tiểu học, đến trung học, đến đại học ....thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Giáo viên chốt lại nội dung 1: Cơng dân có quyền học khơng hạn chế từ mầm non đến tiểu học, đến trung học, đến đại học ....thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Câu hỏi 2: Sau khi tốt nghiệp THPT, em dự định sẽ tiếp tục thực hiện quyền của mình như thế nào? (vào đại học, cao đẵng hay đi làm)?

Học sinh trả lời, giáo viên hỏi tiếp ngay em đó. Tùy theo câu trả lời của học sinh để giáo viên hỏi: Nếu vào đại học, em thi vào trường gì? nghành gì?vì sao? Giáo viên khẳng định: Thi vào trường gì, nghành gì là quyền của các em được lựa chọn để phù hợp với khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

Giáo viên chốt lại nội dung 2: Cơng dân có thể học bất cứ nghành nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

Câu hỏi 3: Giáo viên chiếu câu hỏi tình huống sau: Quang tốt nghiệp lớp 12 xong, muốn thi vào một trường đại học chính quy, phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Nhưng gia đình Quang khó khăn, bố mẹ đau ốm, cịn phải ni hai em ăn học.Quang buồn lắm vì cho rằng cánh cửa nhà trường đã đóng lại với anh.

Câu hỏi a. Em có đồng ý với suy nghĩ của Quang khơng? Vì sao? b.Nếu trong hoàn cảnh tương tự, em sẻ làm gì?

Giáo viên cho học sinh trả lời và nhận xét, kết luận: Pháp luật nước ta quy định

công dân có quyền học suốt đời, học tập ở nhiều hình thức và loại hình khác nhau... Giáo viên chốt nội dung 3: Cơng dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời, bằng nhiều hình thức và loại hình khác nhau...

Một phần của tài liệu Tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)