0 1 2 3 4 5 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5
mg/L Điểm thu mẫu 1Điểm thu mẫu 3 Điểm thu mẫu 2Điểm thu mẫu 4
Hình 3.5: Sự biến động về hàm lượng BOD5 tại các điểm thu mẫu
BOD5 tại các điểm thu mẫu trong suốt quá trình nghiên cứu có hiện tượng giảm khi
thời tiết có mưa hoặc âm u. Giá trị thấp nhất tại đa số các điểm thu được tại đợt thu
mẫu 2, 3. Tại thời điểm này giá trị BOD5 thu được tại các điểm thu mẫu 1, 2 và 3 lần lượt là 0,48 mg/L; 1,12 mg/L; 0,96 mg/L. Nhưng BOD5 tại điểm thu mẫu 4 – cảng Cửa
Việt – thu được tại thời điểm này lại tương đối cao (BOD5 = 2,88 mg/L – tại đợt thu mẫu 3).
Tuy nhiên BOD5 tại tất cả các điểm thu mẫu vẫn nằm trong giới hạn A2 (giá trị
BOD5 = 6 mg/L) của QCVN 08:2008/BTNMT. Nhìn chung BOD5 tại điểm thu mẫu 4
có mức độ ổn định nhất và khá cao so với 3 điểm thu mẫu còn lại.
Như ta đã biết trong môi trường nước, quá trình oxy sinh học xảy ra khi các vi khuẩn sử dụng oxy hòa tan để oxy hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền như CO2, CO3
2-
. BOD là chỉ tiêu dùng để xác định mức độ ô
nhiễm hữu cơ của nước, BOD càng lớn thì nước bị ô nhiễm hữu cơ càng cao. Điều này chứng tỏ nước sông tại điểm thu mẫu 4 – Cảng Cửa Việt – có khả năng bị ô nhiễm hữu cơ cao hơn các điểm còn lại.
3.2.6 Hàm lượng TSS 0 25 50 75 100 125 150 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5
mg/L Điểm thu mẫu 1Điểm thu mẫu 3 Điểm thu mẫu 2Điểm thu mẫu 4
Hình 3.6: Sự biến động về hàm lượng TSS tại các điểm thu mẫu
Phân tích các mẫu thu được có thể thấy rằng hàm lượng các chất rắn lơ lửng tại điểm thu mẫu có sự chênh lệch khá lớn với nhau. Hàm lượng TSS đạt giá trị cao nhất
tại điểm thu mẫu 1 (trong quá trình nghiên cứu tại điểm thu mẫu 1 – Cầu phao Đông Lễ
có lúc giá trị TSS lên tới giá trị 133,5 mg/L). Tại điểm thu mẫu 4 (cảng Cửa Việt) hàm
lượng TSS trong suốt quá trình nghiên cứu có giá trị thấp nhất. Theo số liệu thu được
từ quá trình nghiên cứu thì hàm lượng TSS có xu hướng giảm dần về cuối nguồn. Điều
này có thể là do sự sa lắng của chất rắn lơ lửng.
Tuy nhiên so QCVN 08:2008/BTNMT thì hàm lượng đo được tại các điểm thu
mẫu tại một số thời điểm lại cao hơn nhiều (vượt giới hạn A2 từ 1,1 – 4,3 lần), riêng
hàm lượng TSS thu được tại điểm thu mẫu 1 – cầu phao Đông Lễ – trong đợt 2 cao gấp
nhiều lần sao với các điểm khác cũng như so với quy chuẩn. Vào đợt thu mẫu thứ 2 hàm lượng TSS tại các điểm tăng cao, nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do trong thời gian đi thu mẫu gặp trời mưa nên nước từ nguồn đổ về kéo theo lượng đất
hai bên bờ sông bị mưa rửa trôi xuống dòng sông.
Trong đợt thu mẫu 5 và 6, hàm lượng TSS tại các điểm có hiện tượng giảm đáng
kể, hàm lượng xác định được đa số đều nằm trong giới hạn A2 (giá trị TSS = 30 mg/L) của QCVN 08:2008/BTNMT. Nguyên nhân có thể là do thời tiết nắng nóng kéo dài đã
kéo theo hiện tượng sa lắng của chất rắn lơ lửng cũng như giảm được gần như toàn bộ lượng nước chảy tràn từ mặt đất xuống lòng sông.
3.2.7 Nồng độ các chất dinh dưỡng
Các chỉ số này phản ánh hàm lượng dinh dưỡng có trong nguồn nước của lưu vực
sông. Hiện tượng phú dưỡng sẽ làm suy giảm chất lượng nguồn nước, cụ thể là nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp ảnh hưởng đến các hoạt động tưới tiêu, NTTS và cấp nước sinh hoạt của dân cư ven sông. Tuy nhiên, so sánh với yếu tố giới hạn đối với sự phú dưỡng (WHO – 2002) thì hàm lượng các chất dinh dưỡng này vẫn nằm trong giới
hạn cho phép và không có nguy cơ gây nên hiện tượng phú dưỡng.
3.2.7.1Hàm lượng NO2-
Hình 3.8: Sự biến động về hàm lượng NO2- tại các điểm thu mẫu
Theo kết quả nghiên cứu thì hàm lượng NO2-vượt quá giới hạn cho phép A2 (giá trị
NO2- = 0,02 mg/L) QCVN 08:2008/BTNMT. Hàm lượng NO2- tại các điểm trong các đợt thu mẫu có sự biến động lớn.
Hàm lượng NO2- tại các điểm cao nhất tại đợt thu mẫu 1 (trừ điểm thu mẫu 3). Hàm
lượng NO2- đo được tại các điểm thu mẫu 1, 2 và 4 thời điểm này lần lượt là 0,03 mg/L; 0,04 mg/L; 0,04 mg/L.
Tại điểm thu mẫu 2 và 3 là nơi tập trung đông dân cư, có các hoạt động sản xuất
nhất là hàm lượng NO2 -
(được tạo ra trong quá trình oxy hóa sinh học amoniac và khử
nitrate hóa).
Như ta đã biết, nước có nhiều nitrit là nguồn nước bị nhiễm bẩn do nguồn thải động
vật. Nitrit là một dạng độc đối với thủy sinh vật. Qua phân tích ta nhận thấy rằng ảnh hưởng của các hoạt động xả thải động vật tại các điểm nghiên cứu là vấn đề đáng lo
ngại vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó,
thời tiết trong các đợt thu mẫu đầu tiên thất thường, mưa kéo dài trước khi thu mẫu
cũng có thể là nguyên nhân gây nên sự tăng đột biến của hàm lượng NO2- có trong
nước. 3.2.7.2Hàm lượng NH4+ 0 0.05 0.1 0.15 0.2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 NH (mg/L)
Điểm thu mẫu 1 Điểm thu mẫu 2 Điểm thu mẫu 3 Điểm thu mẫu 4
Hình 3.9: Sự biến động về hàm lượng NH4+ tại các điểm thu mẫu
So sánh kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu với QCVN 08:2008/BTNMT
thì hàm lượng NH4+ đo được vẫn nằm trong giới hạn A2 (giá trị NH4+ = 0,2 mg/L). Tuy nhiên giữa các điểm và các đợt thu mẫu có sự biến động khá lớn. Khi thu mẫu
gặp thời tiết âm u hoặc có mưa, tại điểm thu mẫu 1 và điểm thu mẫu 2 – nơi chịu tác
động từ hoạt động NTTS và việc khai thác cát sỏi ở lòng sông cũng như hoạt động sinh
hoạt của dân cư – thông số NH4+ thu được có hiện tương tăng cao đột ngột.
Trong khi đó vào đợt thu mẫu với thời tiết nắng nóng kéo dài thì có hiện tượng tăng cao đột ngột về hàm lượng NH4+ tại điểm thu mẫu 3 và 4. Nguyên nhân có thể là
do hoạt động xả thải xuống dòng sông của người dân trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như việc xả nước thải từ các cơ sở chế biến cá hấp trong lúc này rất lớn. So sánh với
kết quả quan trắc năm 2008 và năm 2009 vào cùng thời điểm thì hàm lượng NH4 +
có hiện tượng tăng lên. Tuy nhiên, so với kết quả thu được năm 2010 vào cùng thời điểm
thì vẫn giữ mức độ tương đối ổn định.
3.2.7.3 Hàm lượng NO3- 0 0.5 1 1.5 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 NO (mg/L)
Điểm thu mẫu 1 Điểm thu mẫu 2 Điểm thu mẫu 3 Điểm thu mẫu 4
Hình 3.10: Sự biến động về hàm lượng NO3- tại các điểm thu mẫu
So sánh kết quả thu được với kết quả quan trắc chất lượng nước sông năm 2010
vào cùng thời điểm của tỉnh Quảng Trị thì hàm lượng NO3-xác định được không tăng đáng kể. Tuy nhiên, hàm lượng NO3- tại một số điểm thu mẫu trong quá trình nghiên cứu có hiện tượng tăng cao vào các đợt thu mẫu có thời tiết âm u hoặc trời mưa.
Hàm lượng xác định được tại điểm thu mẫu 2 cao và có sự chênh lệch cao nhất trong các điểm tại các đợt thu mẫu. Nguyên nhân có thể là do việc xả thải của dân cư
quanh vùng cũng như hoạt động trong quá trình khai thác cát ở lòng sông đã làm ảnh hưởng đến hàm lượng NO3- tại đây.
Do thu mẫu trongđiều kiện thời tiết khá thất thường nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định chính xác hàm lượng NO3- tại các điểm, dẫn đến sự chênh lệch cao
Tuy nhiên, dù có sự chênh lệch giữa các điểm thu mẫu cũng như các đợt thu mẫu nhưng hàm lượng NO3- xác định được vẫn nằm trong giới hạn A2 (NO3- = 5 mg/L) của
QCVN 08:2008/BTNMT. 3.2.8 Hàm lượng PO43- 0 0.02 0.04 0.06 0.08 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6
PO (mg/L) Điểm thu mẫu 1Điểm thu mẫu 3 Điểm thu mẫu 2Điểm thu mẫu 4
Hình 3.11: Sự biến động về hàm lượng PO43- tại các điểm thu mẫu
Hàm lượng PO43- tại các điểm thu mẫu xác định được trong quá trình nghiên cứu có
giá trị nằm trong giới hạn A2 (PO43- = 0,2 mg/L) của QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên, hàm lượng PO43- trong một số đợt thu mẫu tại các điểm vẫn có hiện tượng tăng
cao bất thường. Sự chênh lệch cao nhất là tại điểm thu mẫu 4 – Cảng Cửa Việt trong
suốt quá trình nghiên cứu khoảng từ 0,008 – 0,07 mg/L, các điểm thu mẫu khác thì dao
động trong khoảng từ 0,02 – 0,07 mg/L.
So sánh với kết quả quan trắc thu được năm 2010 vào cùng thời điểm thì hàm
lượng PO43- có hiện tượng tăng lên đáng kể. Thông thường những nơi có hàm lượng cao thường liên quan đến các vỉa quặng hoặc nước thải sản xuất. Điều đó chứng tỏ các
hoạt động xả nước thải trong quá trình lấy cát ở lòng sông, nước thải trong quá trình chế biến thủy sản và neo đậu tàu thuyền đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước sông tại khu vực này.
3.2.9 Nồng độ CO2 0 2 4 6 8 10 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 CO (mg/L)
Điểm thu mẫu 1 Điểm thu mẫu 2 Điểm thu mẫu 3 Điểm thu mẫu 4
Hình 3.12: Sự biến động về hàm lượng CO2 tại các điểm thu mẫu
Hàm lượng CO2 đo được trong suốt quá trình nghiên cứu tương đối ổn định và có sự đồng đều ở tất cả các điểm thu mẫu. Có hiện tượng giảm vào mùa mưa và dần ổn định khi thời tiết nắng nóng kéo dài.
Hàm lượng CO2 xác định được tại các điểm thu mẫu tương đối cao. Nguyên nhân có thể là do CO2 được gia tăng từ quá trình hô hấp của thủy sinh vật, cũng như trong
quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước và trong nền đáy. Điều này có thể
gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của thủy sinh vật, cũng như làm suy giảm chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu.
3.2.10 Coliform 0 0 100 200 300 400 500 600 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Coliform
(cfu/mL) Điểm thu mẫu 1Điểm thu mẫu 3 Điểm thu mẫu 2Điểm thu mẫu 4
Theo kết quả thu được thì Coliform trong nước sông rất thấp. Quá trình nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch về số lượng tế bào Coliform có trong nước sông. Đặc
biệt, đáng lưu ý nhất là trong quá trình thu mẫu đợt hai, Coliform có sự tăng đột biến so
với các đợt thu mẫu khác và cao nhất tại điểm thu mẫu 2 và 3. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do thu mẫu trong thời gian có thời tiết thất thường, mưa kéo dài trước khi thu mẫu dẫn đến hiện tượng nước rửa trôi từ mặt đất – nơi tập trung đông đúc dân cư – xuống sông kéo theo nước thải sinh hoạt và các loại chất bẩn.
Các đợt thu mẫu khác thì Coliform không có sự thay đổi lớn, giữ ở mức tương đối ổn định. Qua đó, ta có thể rút ra nhận xét rằng nguồn nước cửa sông Thạch Hãn không bị ô nhiễm vi sinh.
3.3 Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu
Để theo dõi sự biến động chất lượng nước khu vực nghiên cứu cần thu mẫu và phân
tích định kỳ cũng như vào những thời điểm bất thường xảy ra do nhiều yếu tố tác động
mới có thể đánh giá khách quan chất lượng nước. Do đề tài được thực hiện trong một
thời gian ngắn, thời tiết trong quá trình nghiên cứu thay đổi thất thường và hạn chế về
trang thiết bị kỹ thuật nên báo cáo mới chỉ phản ánh được một số thông số chất lượng nước khu vực nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài.
Quá trình nghiên cứu tại khu vực hạ lưu sông Thạch Hãn cho thấy hàm lượng các
muối dinh dưỡng chứa nitơ có sự biến động, đặc biệt là tăng cao khi trời mưa, có thể
dẫn đến nguy cơ nguồn nước bị ô nhiễm theo thời vụ, nhất là mùa mưa lũ. Điều này có thể do sự thay đổi của thời tiết và ảnh hưởng của các nguồn thải khác nhau.
Trong đợt khảo sát 2, trời mưa nên lượng nước chảy tràn qua các khu dân cư, đồng
ruộng và nước từ các ao NTTS ven sông đã ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng nước
sông. Sự tăng cao đột ngột hàm lượng các chất trong đợt khảo sát 2 cho thấy sự ảnh hưởng của các nguồn thải có thể khá lớn và khó kiểm soát.
So sánh kết quả nghiên cứu thu được với kết quả nghiên cứu quan trắc trước đây
muối dinh dưỡng chứa nitơ, pH. So với kết quả báo cáo tổng hợp về quan trắc môi trường tỉnh Quảng Trị năm 2008, năm 2009 và năm 2010 vào cùng thời điểm thì hàm
lượng các thông số tại một số điểm nghiên cứu đang có xu hướng tăng lên như thông
số TSS (tăng cao hơn so với năm 2008 gấp 2 – 4 lần), NO2-, PO43-, pH…, hàm lượng
một số thông số lại có dấu hiệu giảm đi đáng kể như COD (năm 2008 hàm lượng đo được trong mùa khô là 6 – 15 mg/L nhưng trong quá trình nghiên cứu thì chỉ xác định được hàm lượng trong khoảng từ 2 – 6,45 mg/L). Sự thay đổi về hàm lượng các chất qua các năm 2008, 2009, 2010 và trong quá trình nghiên cứu tại cùng thời điểm được
thể hiện ở bảng 3.1 (trang 38).
Tuy nhiên, nhìn chung thì hàm lượng đa số các chất này vẫn nằm trong giới hạn A2 của QCVN 08:2008/BTNMT ( trừ thông số NO2- và TSS).
Tóm lại chất lượng nước ở hạ lưu sông Thạch Hãn có sự thay đổi giữa các đợt thu
mẫu cũng như giữa các điểm thu mẫu. Tuy nhiên, nguồn nước tại đây vẫn chưa có dấu
hiệu bị ô nhiễm. Đáng lưu ý là vào ngày mưa, hàm lượng TSS và hàm lượng NO2- có sự tăng đột biến.
Bảng 3.1: Bảng so sánh kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu với kết quả qua các năm 2008, 2009 và 2010 tại cùng thời điểm.
Năm 2008* Năm 2009* Năm 2010*
Hàm lượng trung bình của các thông số trong quá trình
nghiên cứu Thông số Đơn vị Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 pH - 7,02 6,52 7,31 7,49 6,87 6,55 7,1 7,69 7,02 6,54 7,51 7,49 6,43 6,7 6,29 6,79 Nhiệt độ 0C 26 26 26 27 25 25 25 25 26 26 27 25,5 25 25 25 25 DO mg/L 7,27 7.26 7,28 7,31 7,26 7,42 6,65 7,75 7,26 7,26 7,43 7,31 7,077 6.91 7,23 7,81 CO2 mg/L 6,67 6,78 6,72 635 6,78 6,53 7,81 6,23 6,81 6,79 6,72 6,85 7,11 7,48 7,11 6,31 COD mg/L 6 6 4 5 4,17 6,29 4,37 3,9 6 6 4 5 3,84 4,53 3,73 4,53 BOD5 mg/L 3,4 2,35 2,12 2,67 1,58 2,34 1,97 1,52 3,4 2,35 1,5 2,67 1,89 2,05 1,41 2,11 TSS mg/L 25,3 26,8 26,5 25 51,2 53 58,25 32 25,3 25,7 47,2 25,7 46,95 42,22 58,96 32,83 NO2- mg/L 0,008 0,007 0,007 0,006 0,03 0,04 0,02 0,04 0,007 0,008 0,007 0,007 0,01 0,014 0,013 0,016