Hiện trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông thạch hãn – tỉnh quảng trị (Trang 30 - 33)

a. Thủy sản

Hoạt động nuôi trồng thủy sản ven sông Thạch Hãn diễn ra khá mạnh, với tổng

diện tích nuôi lớn, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú (nuôi theo hình thức nuôi công

nghiệp, nuôi tôm trên cát), nuôi cá và nuôi kết hợp. Từ năm 2002 cho đến năm 2009, diện tích và sản lượng nuôi tôm sú đều tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng

20%, nhiều vùng đất trước đây bổ hoang do bị nhiễm mặn nay đã được cải tạo thành các vùng nuôi tôm sú [3]. Các xã có diện tích nuôi lớn như Triệu Độ, Triệu Phước

Mặc dù nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh nhưng chưa đồng bộ với các dịch

vụ đi kèm như giống, thức ăn, kiểm dịch thủy sản…

Tại vùng cửa sông Thạch Hãn những năm trước đây hoạt động NTTS diễn ra rất

mạnh mẽ, chủ yếu là diện tích NTTS của người dân thuộc xã Gio Mai và xã Gio Việt

với đối tượng nuôi là tôm sú và được nuôi theo hình thức nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, theo thông tin thu thập được từ người dân, trong vòng 2 năm trở lại đây hoạt động

NTTS ở đây đang giảm mạnh cả về diện tích nuôi cũng như sản lượng thu được trong

mỗi ao nuôi. Khi tìm hiểu nguyên nhân xảy ra hiện trạng này, người dân ở đây cho biết

tôm nuôi được 1 – 1,5 tháng thì có hiện tượng chết hàng loạt không hiểu nguyên nhân trong 2 – 3 năm liên tiếp.

Bên cạnh các hoạt động NTTS, cư dân vùng cửa sông còn tham gia đánh bắt

thủy sản. Các hoạt động đánh bắt thủy hải sản chủ yếu có quy mô nhỏ ở sông với hình thức khai thác chủ yếu là lưới mành, cất rớ….

Ngoài ra, dân cư ở đây còn tham gia đánh bắt thủy sản xa bờ. Tuy nhiên, nghề

khai thác biển ở đây chưa được đầu tư đúng mức, nhất là về kỹ thuật đánh bắt, dịch vụ

hậu cần. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuyền còn ở quy mô

nhỏ; đội tàu khai thác thủy sản có công suất nhỏ. Theo số liệu thống kê cho thấy, còn 1500 thuyền đánh cá không có động cơ, ngư cụ khai thác, trang thiết bị đi biển chưa đồng bộ; khai thác hải sản chủ yếu tập trung ở ven bờ, khả năng khai thác xa bờ còn hạn chế [1].

b. Công nghiệp

Công nghiệp trong vùng còn chưa phát triển. Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là vật

liệu xây dựng và chế biến nông, lâm sản. Tại khu vực nghiên cứu có các hoạt động

khai thác cát ở lòng sông, hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Tuy nhiên, việc khai thác

này còn tùy tiện, không gắn với bảo về tài nguyên – môi trường nên đã gây ra hiện tượng xói lở nghiêm trọng ở ven bờ, làm thay đổi dòng chảy của thủy vực….

Ngoài ra, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của biển, người dân đã tập trung

phát triển công nghiệp chế biến như chế biến cá hấp, làm ruốc, nước mắm, sấy mực

khô… Góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, từng bước giải quyết việc làm ở địa phương, nâng cao thu nhập bình quân theo đầu người [28].

c. Nông nghiệp

Vùng cửa sông Thạch Hãn là một vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng rất

thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn quả lâu năm. Thế mạnh của vùng là sản

xuất lương thực như lúa, ngô…; cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu… và

chăn nuôi trang trại. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi trong vùng chưa phát triển, chủ

yếu còn ở mức độ tự phát hộ gia đình, chưa có nông trường chăn nuôi quy mô công

nghiệp [1].

d. Y tế, Giáo dục

Mạng lưới y tế ở vùng nghiên cứu phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân cư

nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh. Các cụm khám đa khoa bố trí hợp lý thuận tiện cho việc khám chữa bệnh.

Các xã trong vùng nghiên cứu đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực lượng lao động ở đây có tới 60% đã qua trình độ văn hoá cấp cơ sở và 20% số lao động có

trình độ văn hoá phổ thông trung học [1].

e. Giao thông, dịch vụ và du lịch

Hệ thống giao thông ở đây tương đối phát triển. Vùng nghiên cứu có 2 tuyến

Quốc lộ chính đi qua: tuyến đường IA, tuyến đường 9 từ thành phố Đông Hà đi Lào và

Cửa Việt (dài 82 km). Đường thủy có trục đường theo sông Hiếu, sông Thạch Hãn từ

biển vào sâu đất liền. Tuy nhiên, tuyến đường thủy này cũng chỉ cho phép thuyền có

trọng tải 10 tấn đi lại [28].

Ngành dịch vụ ở đây phát triển khá sớm. Dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá theo trục đường 9, quốc lộ IA và phục vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa công

của tư nhân hiện tại phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nhưng chỉ tập

trung ở vùng có dân cư đông đúc.

Về du lịch, trong vùng nghiên cứu có bãi tắm Cửa Việt khá đẹp, nhưng chủ yếu

mới chỉ thu hút được khách địa phương đến trong mùa hè. Các cơ sở vui chơi giải trí,

nghỉ dưỡng chưa được xây dựng nên không thu hút được nhiều khách du lịch [1].

Một phần của tài liệu Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông thạch hãn – tỉnh quảng trị (Trang 30 - 33)