0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG CỬA SÔNG THẠCH HÃN – TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 35 -37 )

0 2 4 6 8 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 COD (mg/L)

Điểm thu mẫu 1 Điểm thu mẫu 2 Điểm thu mẫu 3 Điểm thu mẫu 4

Hình 3.4: Sự biến động về hàm lượng COD tại các điểm thu mẫu

Kết quả nghiên cứu cho thấy tại các điểm nghiên cứu chỉ số COD có sự chênh lệch

khá cao giữa các điểm thu mẫu với nhau cũng như sự chênh lệch cao tại cùng một điểm

Tại điểm thu mẫu 1 – cầu phao Đông Lễ: COD có sự chênh lệch cao giữa các đợt

thu mẫu và có hiện tượng giảm khi thời tiết có mưa. COD thấp nhất thu được tại đợt

thu mẫu thứ 2, giá trị thu được vào thời điểm này là COD = 0,64 mg/L. Vào các đợt

thu mẫu tiếp theo COD tại đây tăng dần và đi vào ổn định hơn. Nguyên nhân của sự

biến động này có thể là do ảnh hưởng của thời tiết, của hoạt động nuôi trồng thủy sản

trong quá trình nghiên cứu.

Tại điểm thu mẫu 2 – cách ngã ba Gia Độ 500 m về phía hạ lưu: COD ở đây cũng

có hiện tượng giảm khi thời tiết mưa, âm u và có hiện tượng tăng dần, ổn định vào các

đợt thu mẫu tiếp theo. COD tại đây đo được giá trị thấp nhất vào đợt thu mẫu thứ 3

(COD = 1,6 mg/L).

Tại điểm thu mẫu 3 – ranh giới giữa xã Gio Mai – Gio Việt: Có hiện tượng tăng cao COD vào đợt thu mẫu thứ 2 (COD = 6,4 mg/L) và giảm dần vào các đợt thu mẫu

thứ 3, 4 (COD = 1,6 mg/L). Sau đó, tăng dần vào các đợt thu mẫu thứ 5, 6 (trong đợt

thu mẫu 6 COD = 4,8 mg/L). Việc các loại thuốc, hóa chất trong nông nghiệp theo

dòng nước chảy ra dòng sông có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Tại điểm thu mẫu 4 – cảng Cửa Việt: COD tương đối ổn định trong suốt quá trình nghiên cứu và cao hơn so với 3 điểm thu mẫu còn lại. Nguyên nhân có thể do việc xả

thải trong hoạt động sinh hoạt của dân cư trong vùng ra dòng sông cũng như từ các

hoạt động chế biến thủy sản trong vùng.

Nhìn chung dù có sự chênh lệch chỉ số COD cao giữa các điểm thu mẫu cũng như trong các đợt thu mẫu nhưng chỉ số COD đo được ở hạ lưu sông Thạch Hãn đều nằm

trong giới hạn A2 (COD = 15 mg/L) của QCVN 08:2008/BTNMT.

Đáng chú ý là chỉ số COD về cuối nguồn có hiện tượng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do cuối nguồn là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất,

các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác diễn ra

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG CỬA SÔNG THẠCH HÃN – TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 35 -37 )

×