Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức dạy học nhóm phần nhiệt học với sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan (Trang 75 - 76)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm

Việc chọn mẫu TNg có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả TNSP nên khi TNSP cho đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp sau:

- Trao đổi với các GV vật lí phụ trách dạy khối 10 trường THPT Thuận An để biết tình hình học tập mơn Vật lí ở các lớp.

- Xem xét kết quả học tập học kì I năm học 2011-2012 của HS các lớp 10. Từ sự xem xét và cân nhắc đó, chúng tơi đã lựa chọn được mẫu TNg gồm những lớp TNg và ĐC có sĩ số gần bằng nhau, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau. Số HS được khảo sát trong q trình TNSP là 295, trong đó có 4 lớp thuộc nhóm TNg và 4 lớp thuộc nhóm ĐC. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chọn mẫu:

Bảng 3.1. Sĩ số các lớp chọn thực nghiệm sư phạmTrường Nhóm ĐC Nhóm TNg Trường Nhóm ĐC Nhóm TNg Trường THPT Thuận An 10B2(47 HS) 10B6 (45 HS) 10B3 (47 HS) 10B7 (48 HS) Tổng cộng 187HS 3.3.2 Quan sát giờ học

Quan sát các hoạt động của GV và HS trong các tiết học ở các lớp TNg và các lớp ĐC, theo các nội dung sau:

 Hoạt động dạy học của GV

- Tiến trình lên lớp của GV, sự phân phối thời gian cho các hoạt động của tiết dạy.

- Các PP và phương tiện trực quan GV sử dụng trong quá trình giảng dạy.  Hoạt động học tập của HS

- Hứng thú học tập bộ mơn Vật lí của HS và tính tích cực của HS trong tiết học - Tinh thần nỗ lực của cá nhân và kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm của HS Sau mỗi bài dạy học có trao đổi với GV và HS, lắng nghe ý kiến để rút kinh nghiệm cho các bài dạy tiếp theo cũng như cho đề tài nghiên cứu.

3.3.3 Thăm dò ý kiến học sinh

Sau thời gian tiến hành TNg, HS trong các lớp TNg được phát một phiếu khảo sát cuối đợt thực nghiệm để đánh giá việc học và hiệu quả làm việc nhóm của HS. Thơng qua việc xử lí thơng tin thu được từ phiếu khảo sát để rút ra những kết luận về thái độ của HS đối với việc sử dụng phương pháp dạy học nhóm có sự hỗ trợ của PTTQ, đánh giá định tính được mục tiêu về kĩ năng và thái độ của HS sau q trình vận dụng PP dạy học nhóm.

3.3.4. Tiến hành kiểm tra, thu thập số liệu và xử lý kết quả

Để có căn cứ đánh giá, sau khi hồn tất phần dạy TNg chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của các lớp trên bằng hai bài kiểm tra có thời gian 45 phút theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp trắc nghiệm tự luận. Nội dung của bài kiểm tra là những kiến thức và kĩ năng cơ bản mà HS phải có sau khi học bài với các mức độ:

- Nhận biết các kiến thức đã học; - Hiểu các kiến thức đã học;

- Vận dụng được kiến thức đã học vào các tính huống quen thuộc; - Sáng tạo khi vận dụng kiến thức vào tính huống mới.

Dựa vào kết quả kiểm tra, chúng tơi dùng phương pháp thống kê tốn học để xử lý và đánh giá kết quả để thẩm định lại hiệu quả của quá trình dạy học.

Việc xử lý, phân tích kết quả TNSP được tiến hành theo các bước: - Lập bảng thống kê các điểm Xi của bài kiểm tra;

- Lập bảng phân phối tần suất, vẽ đồ thị và biểu đồ phân phối tần suất của nhóm TNg và nhóm ĐC;

- Lập bảng phân phối tần suất luỹ tích, vẽ đồ thị và biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của nhóm TNg và nhóm ĐC;

- Tính tốn các tham số thống kê;

- Dựa vào đồ thị phân phối tần suất, đồ thị phân phối tần suất lũy tích và những tham số đã tính tốn để rút ra kết luận;

- Kiểm định giả thuyết thống kê.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức dạy học nhóm phần nhiệt học với sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan (Trang 75 - 76)