CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
3.3 Kiến nghị:
3.3.1.2.4 Tổ chức quản lý hoạt động nhập khẩu:
- Trong cơ chế thị trường, công ty thực hiện chính sách giao việc theo từng bộ phận. Do đó, giúp cho nhân viên có ý thức hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiện tại, ngoài lượng các thành viên của cơng ty có khả năng làm việc chất lượng cao đem lại lợi nhuận sau khi hạch toán đầy đủ và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước, công ty cần tăng cường kỹ năng và trách nhiệm quản lý kinh doanh qua một số chế độ thưởng phạt rõ ràng để các thành viên trong cơng ty có động cơ làm việc và nhận thức được điều đó.
- Biện pháp hồn thiện trình độ và cơng tác nghiệp vụ nhập khẩu.
• Trong cơ chế chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước đang có những cố gắng nhằm phát huy những chức năng điều tiết của mình. Vì vậy, các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quan hệ với nước ngoài thường xuyên có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, người cán bộ làm công tác nhập khẩu phải nắm bắt được các tập quán thương mại về thị trường mà mình đang hoạt động. Điều này đòi hỏi họ phải ln có thơng tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu. Để phục vụ tốt việc này, công ty phải luôn bổ sung các nguồn sách báo, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Ngồi ra, cơng ty nên cho các cán bộ kinh doanh tham gia các lớp học ngắn hạn về vấn đề mới như: thị trường tài chính, chứng khốn, marketing, luật thuế và ngân sách Nhà nước…Việc tổ chức cho nhân viên đi học có thể tốn kém về chi phí nhưng sẽ mang lại hiệu quả lâu dài, không chỉ tăng khả năng hiểu biết về kinh tế xã hội nói chung và hiểu biết về nghiệp vụ kinh doanh nói riêng mà cịn tạo ra tâm lý tốt trong công tác của nhân viên trong cơng ty.
•Đối với nghiệp vụ nhập khẩu: cần chặt chẽ hơn nữa trong việc xác định các điều khoản hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng là văn bản pháp lý của mỗi bên. Nhập khẩu là hoạt động mua bán với nước ngoài. Do đó, việc giao dịch, ký kết hợp đồng là rất quan trọng. Bất kỳ một sai sót nhỏ nào trong một điều khoản nào đó rất có thể mang lại hậu quả xấu, thậm chí là làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, nếu khéo léo thương lượng và có các điều kiện khác thì khi ký được hợp đồng, cơng ty sẽ làm ăn có hiệu quả.
•Về hợp đồng nhập khẩu: cần làm rõ căn cứ hợp đồng dựa trên pháp luật Việt Nam cũng như kết quả giao dịch theo sự thoả thuận của hai bên, tên hàng cần ghi
đầy đủ chính xác, vận chuyển cho phép chuyển tải hay không chuyển tải, về phương thức giao nhận cần nêu rõ chứng kiến của các bên đảm bảo sự khách quan cho tổn thất ( nếu có ). Khi nhận và kiểm tra việc tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu là một bước quan trọng trong công tác nhập khẩu. Khi nhận được các chứng từ nhận hàng nên kiểm tra chi tiết, cần đối chiếu yêu cầu của chứng từ mua hàng. Khi dỡ hàng, người cán bộ tiếp nhận cần quản lý chặt chẽ để hạn chế mất mát, đỗ vỡ. Những điều nêu trên rất cần thiết để giải quyết khó khăn trong ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty hiện nay.