những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự
Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch vững mạnh theo hướng đề cao quyền hạn và trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thế hóa tiêu chuẩn về chính trị phẩm chất đạo đức chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm kiến thức xã hội đối là một trong những nhiệm vụ của Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và cũng như trong
Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TN ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải làm tốt các cơng việc sau:
- Đối với đội ngũ thẩm phán:
+ Hồn thiện tiêu chí, điều kiện, quy trình bố nhiệm Thẩm phán:
Vấn đề này đã được quy định trong Luật Tổ chức TAND năm 2014, Pháp lệnh Thẩm phán vả HTND cũng như một số văn bản pháp luật khác. Để lựa chọn được những người có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán, việc thi tuyển chọn, nâng ngạch thẩm phán phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; cơng khai hóa các kế hoạch thi tuyển chọn thẩm phán để những người có đủ điều kiện đăng ký dự thi, chủ động ơn tập, bảo đảm tính cạnh tranh, cơng bằng trong các kỳ thi tuyển chọn. Tòa án Nhân dân tối cao đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quy định tiêu chuẩn thống nhất của từng chức danh thẩm phán, gắn với vị trí việc làm của từng cấp tịa án nhân dân; xây dựng và thực hiện kế hoạch tạo nguồn, luân chuyển, điều động biệt phái thẩm phán, vừa đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch, vừa phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; bảo đảm tăng cường rèn luyện, thử thách, tuyển chọn đúng người để đề xuất bổ nhiệm thẩm pháncho các tòa án.
+ Đổi mới nội dung phương thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, đạo đức cho đội ngũ Thẩm phán
Thẩm phán là chủ thể có thẩm quyền ADPLHS trong việc giải quyết vụ án hình sự nói chung và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nói riêng. Nếu thẩm phán có trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp hạn chế, đạo đức yếu kém thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả ADPLHS giải quyết đúng đắn vụ án. Vì vậy, đối mới nội dung phương pháp đào tạo chuyên sâu về kỹ năng xét xử đối vớỉ từng loại án nhất là loại án về các tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là một trong những giải pháp giúp áp dụng đụng pháp luật hình sự.
Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán phù hợp với yêu cầu chuyên môn, công việc và từng ngạch của thẩm phán. Chú trọng truyền đạt các nội dung: kiến thức pháp luật mới, kỹ năng nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, pháp luật quốc tế, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng dân vận... Bảo đảm nội dung kiến thức truyền đạt vừa rộng, vừa chuyên sâu; kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành, giúp thẩm phán nắm vững kiến thức, thành thạo kỹ năng, ngày càng nâng cao trình độ chun mơn, bản lĩnh nghề nghiệp. Ngồi ra, chú trọng, khuyến khích việc đào tạo sau đại học đối với thẩm phán, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho thẩm phán nâng cao trình độ.
Tổ chức các phiên tịa rút kinh nghiệm là biện pháp giúp thẩm phán nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, nhìn nhận ra những sai sót, khiếm khuyết trong thực thi nhiệm vụ,
phịng ngừa những vi phạm, kịp thời khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế sau mỗi phiên tịa. Việc cơng khai các bản án, quyết định của tịa án trên cổng thơng tin điện tử là nhằm công khai, minh bạch hoạt động, phán quyết của tòa án, ràng buộc thẩm phán phải tự giác học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ban hành những bản án chuẩn mực, đúng pháp luật. Đặc biệt, Quyết định số 120/QĐ- TANDTC, ngày 19-6-2017, của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong tòa án là một giải pháp mạnh mẽ
nhằm nâng cao năng lực và đạo đức đối với thẩm phán, thẩm tra viên và thư ký trong công tác. Đây là những quyết định, giải pháp mới, lần đầu tiên được ban hành và thực hiện trong hệ thống tòa án nhân dân.
Hiện nay, Tòa án Nhân dân tối cao đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, ban hành một số văn bản nhằm nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, đồng thời nâng cao phẩm chất đạo đức của thẩm phán như: xây dựng “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng của bản án, quyết định của tòa án”; cuốn “Sổ tay thẩm phán hướng dẫn kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa, kỹ năng hòa giải”; nghiên cứu, xây dựng “Tiêu chí thi đua - khen thưởng đối với bản án, quyết định có tính chuẩn mực; đối với thẩm phán làm tốt cơng tác hịa giải” để khuyến khích thẩm phán tự trau dồi, nâng cao kỹ năng viết bản án, quyết định; đồng thời động viên các thẩm phán có nhiều bản án, quyết định có tính chuẩn mực và các thẩm phán làm tốt cơng tác hịa giải...
+ Cần kéo dài thời gian nhiệm kỳ của thẩm phán hoặc tăng tuổi nghỉ hưu Thẩm phán là một chức danh cao quý do Chủ tịch nước bổ nhiệm để xét xử,
thực hiện quyền tư pháp, khi xét xử thẩm phán được nhân danh Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Được bổ nhiệm chức danh thẩm phán là niềm tự hào, là mục tiêu mà hầu hết những cơng chức trong ngành Tịa án đều phấn đấu để đạt được. Theo Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 quy định: Nhiệm kỳ đầu đối với thẩm phán là 5 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
Với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, nhiều tranh chấp trước đây chưa từng có đã xuất hiện, tội phạm hình sự cũng phức tạp hơn trước rất nhiều… đòi hỏi thẩm phán phải khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nắm bắt được những thay đổi lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Chế độ thẩm phán suốt đời được đề ra là nhằm hướng tới những quan tịa un thâm, có kinh nghiệm, chuẩn chỉ trong mọi hành vi, trong đạo đức, trong lời nói, trong nhận định và trong các kết luận đưa ra. Để đạt được điều đó, thẩm phán phải là người có đầy đủ năng lực, bao gồm cả trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức tốt; không lạm dụng quyền lực làm sai lệch những phán quyết, gây tổn hại cho xã hội, không. Cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán phải khoa học,khách quan, độc lập để thực sự chọn được những người có năng lực.
Thẩm phán khi được bổ nhiệm suốt đời vẫn phải chịu sự giám sát của Đảng, Nhà nước và xã hội, khi có hành vi vi phạm pháp luật hay đạo đức và quy tắc ứng xử thì vẫn có thể bị bãi miễn như một hình thức kỷ luật.
Ngồi ra, với những Thẩm phán có đủ năng lực, có nguyện vọng gắn bó với cơng việc, đang vượt qua những áp lực để hồn thành nhiệm vụ thì cần có cơ chế để họ n tâm cơng tác, trước mắt có thể kéo dài thời gian thời gian nhiệm kỳ hoặc tăng tuổi nghỉ hưu để tránh
những xáo trộn trong q trình cơng tác. + Cải cách chế độ tiền lương:
Ở Việt Nam hiện nay chính sách tiền lương đối với Thẩm phán, các chức danh tư pháp khác cũng như đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống TAND vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tiễn, chưa tương xứng với vai trị, vị trí và chức năng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Để đội ngũ thẩm phán thực sự yên tâm công tác và hạn chế những tiêu cực khơng đáng có, một số khuyến nghị đối với việc cải cách chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp và an sinh xã hội đối với thẩm phán: cần thay đổi chính sách tiền tiền lương vì thẩm phán là người đại diện cho quyền lực của Nhà nước, thực thi quyền tư pháp, mang tính đặc thù riêng nên không thể đánh đồng với mức lương của các công chức nhà nước khác; nghiên cứu, xây dựng một cách toàn diện về chế độ tiền lương, phụ cấp lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác cho thẩm phán và các chức danh tư pháp.
+ Chú trọng công tác giáo dục chính trị:
Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp cho cán bộ thẩm phán là rất quan trọng. Mỗi cán bộ tòa án cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vận dụng đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tự giác, gương mẫu, tích cực phịng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, biến q trình nâng cao trình độ, năng lực, tu dưỡng đạo đức cách mạng trở thành nhu cầu tự thân của chính mình.
- Đối với hội thẩm nhân dân:
Hội thẩm nhân dân (HTND) có vai trị quan trọng trong q trình xét xử, là đại diện cho nhân dân tham gia vào quyền lực của Nhà nước đảm bảo các bản án tuân thủ pháp luật và chuẩn mực về công lý, tạo ra niềm tin của công chúng vào công lý, đồng thời cũng là một cơ chế kiểm soát quyền lực. Bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình, hội thẩm góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Hội thẩm cùng với thẩm phán nhận định, đánh giá và đưa ra quan điểm, phán quyết giải quyết vụ án “thấu tình” “đạt lý”, qua đó bảo đảm xét xử cơng bằng, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn công tác xét xử cũng cho thấy việc thi hành chế định hội thẩm trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tư pháp. Để đảm bảo việc áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với vai trò của hội thẩm, một số giải pháp có thể được áp dụng như:
Thứ nhất, hồn thiện chế định hội thẩm theo hướng: Mở rộng việc lựa chọn các thành
phần, đối tượng tham gia làm hội thẩm, lấy ý kiến của nhân dân nơi người được giới thiệu cư trú để giới thiệu bầu cử làm hội thẩm; quy định về việc lựa chọn ngẫu nhiên hội thẩm nhân
dân tham gia phiên tòa; cơ cấu lại thành phần hội đồng xét xử; tăng cường tính chun mơn của hội thẩm khi tham gia xét xử một số loại vụ án đặc thù; xây dựng cơ chế xử lý khi thành viên Hội đồng xét xử có quan điểm khác nhau về việc giải quyết vụ án; Mở rộng phạm vi và tăng cường áp dụng thủ tục rút gọn.
Thứ hai, bổ sung chế định hội thẩm đoàn tham gia xét xử sơ thẩm một số vụ án hình sự
theo hướng tăng số lượng hội thẩm tham gia phiên tòa; hội thẩm chỉ tham gia vào việc xác định sự thật của vụ án, không tham gia vào việc ADPL.
Thứ ba, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho hội thẩm: Chỉ lựa chọn những người có uy
tín, có kiến thức pháp luật, có trình độ trung học pháp lý trở lên, đồng thời hiểu biết trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, có sức khỏe và quỹ thời gian dành cho hoạt động hội thẩm; đối mới nội dung phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội thẩm; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu theo từng chuyên đề, phổ biếncác văn bản pháp luật mới liên quan đến nghiệp vụ xét xử đảm bảo hội thẩm được cập nhật thường xuyên các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật, của nhà nước. Hàng năm cần tố chức hội nghị tổng kết công tác tham gia xét xử của hội thẩm, thơng qua đó đánh giá chất lượng hoạt động của hội thẩm.
Thứ tư, hoàn thiện chế độ, chính sách: Cần sửa đổi bổ sung chế độ chính sách đốỉ với
hội thẩm đặc biệt là chế độ thù lao thỏa đáng đối với hội thẩm; phụ cấp cho hội thẩm như xét xử cần nâng mức cao hơn quy định hiện hành chứ không dừng lại ở mức 90.000 đ/ngày như hiện tại.
Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phẩm chất
đạo đức nghề nghiệp cho hội thẩm, đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn về chính trị hội thẩm có tâm, đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
Thứ sáu, thí điểm xét xử sơ thẩm một số vụ án hình sự bằng hội đồng xét xử và hội
thẩm đoàn; quy định rõ chế độ trách nhiệm của hội thẩm đốỉ với các bản án, quyết định mà mình tham gia giải quyết. Trường hợp hội thẩm nào có nhiều bản án bị hủy sửa hoặc thiếu trách nhiệm trong cơng tác xét xử thì cần áp dụng các hình thức miễn nhiệm bãi nhiệm hoặc các chế tài xử lý khác.
Thứ bảy, thí điểm xét xử bằng hội đồng xét xử gồm một thẩm phán và hai hội thẩm có
chuyên môn về các lĩnh vực tương ứng đối với một số vụ án có tính chất đặc thù về kinh tế-tài chính, sở hữu trí tuệ, chứng khốn, mơi trường, xây dựng cơ bản..., vụ án về lao động, hơn nhân-gia đình hoặc vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng.