tiên tiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hỉện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao
Trước bối cảnh tác động của cuộc cách mạng 4.0, việc áp dụng ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin là cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, công nghệ thông tin, đồng thời nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nói riêng.
Tăng cường gửi, nhận, trao đổi, lưu trữ thông tin giữa người khởi kiện, đương sự, người tham gia tố tụng khác với Tòa án và giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau bằng phương thức điện tử như: gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Hạn chế tối đa các hội nghị tập trung có quy mơ tồn quốc, ứng dụng CNTT để tổ chức họp trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc, lắp đặt và vận hành hệ thống kết nối các điểm cầu, đưa mạng lưới truyền hình hội nghị đến các TAND cấp huyện nhằm mục đích xóa bỏ khoảng cách địa lý, giúp lãnh đạo TANDTC tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời đến TAND các cấp.
Thí điểm nhiều phiên họp thử nghiệm, xây dựng tòa án trực tuyến bằng các phần mềm điện tử như: zoom, meeting, … lấy lời khai của đương sự là yêu cầu thiết thực cần được triển khai. Trong quá trình thực hiện phải báo cáo Tịa án nhân dân tối cao, tổ chức rút kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận quyết định giải pháp thực hiện với những quy trình, trình tự, thủ tục chặt chẽ, thống nhất trong phạm vi tồn quốc. Xây dựng tịa án điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích: năng suất, chất lượng, hiệu quả được nâng lên mà khơng cần đơng biên chế; tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động của tòa án được tăng cường, người dân thuận lợi hơn khi có cơng việc liên quan đến tòa án.
Để làm tốt các giải pháp trên, Nhà nước cần đầu tư thỏa đáng kinh phí đảm bảo điều kiện và tính đặc thù của từng cơ quan tư pháp đặc biệt là ngành tòa án; đổi mới và hoàn thiện
cơ chế phân bổ ngân sách cho các hoạt động tư pháp trong đó có TAND; tiếp tục đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của TAND cấp huyện khang trangphù hợp với yêu cầu sử dụng, ưu tiên trang bị phương tiện phục vụ công tác điều tra công tác xét xử, thi hành án, công tác giám định tư pháp
Áp dụng chữ ký điện tử, chữ ký số trong tổ chức hoạt động đối với một số loại hình cơ quan, tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,… Việc làm cần thực hiện theo một lộ trình và cân nhắc kỹ càng như: yếu tố quản lý nhà nước (khó khăn trong việc xác minh tính pháp lý của văn bản trong các tranh chấp kinh doanh), yếu tố văn hóa xã hội (con dấu được coi là biểu tượng chính thức của doanh nghiệp và có giá trị xác tín nhiều hơn chữ ký của cá nhân).,,, Làm tốt điều này thì tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức sẽ giảm đáng kể, bảo đảm bình yên và hạnh phúc cho người dân.
Trên đây là những giải pháp nếu được triển khai đồng bộ kịp thời quyết liệt thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự trong định tội danh cũng như QĐHP trên phạm vi cả nước nói chung và của TAND thành phố Đồng Xồi tỉnh Bình Phước nói riêng.
Tiểu kết chương 3
Từ những nghiên cứu lý luận và qua thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xồi tỉnh Bình Phước, đặc biệt là xác định được những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của hạn chế khó khăn trong việc định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức ở chương 2. Trong chương 3, tác giả đã đưa ra các u cầu và năm nhóm giải pháp thiết thực, có tính khả thi, góp phần bảo đảm việc áp dụng đúng pháp luật hình sự, nhất là định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xồi tỉnh Bình Phước.
Các giải pháp đó có cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn nên nếu được áp dụng trong thực tiễn sẽ góp phần quan trọng trong đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, Bình Phước là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tương đối ổn định, thu hút được nhiều nguồn lực, nhiều thành phần kinh tế phát triển. Thành phố Đồng Xoài là trung tâm, cửa ngõ giao thông của tỉnh nên được thừa hưởng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được do phát triển kinh tế đem lại thì ln tồn tại những mặt trái, mặt tiêu cực như: tình hình an ninh trật tự, vấn đề an sinh xã hội khó đảm bảo do có một lượng lớn người lao động nhập cư; thủ tục hành chính cịn rườm rà, cơ chế xin cho; sự suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, người dân trong xã hội dẫn đến tình hình tội phạm ngày càng phức tạp. Thời gian qua, tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức đang có dấu hiệu gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến cơng tác quản lý hành chính nhà nước và đời sống của người dân.
Qua nghiên cứu về mặt lý luận về tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Đồng Xồi tỉnh Bình Phước, luận văn đã giải quyết các vấn đề cơ bản với các nội dung sau:
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam; phân tích một số khái niệm, thế nào là tài liệu, con dấu; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; các dấu hiệu pháp lý của loại tội này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khái quát lịch sử phát triển pháp luật Việt Nam về tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức qua các thời kỳ lịch sử và có sự so sánh, phân biệt với các loại tội phạm tương tự như: tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội giả mạo trong công tác; tộ giả mạo chức vụ, cấp bậc.
Đồng thời, tác giả đã tiếp tục khái quát nhận thức lý luận về ADPLHS đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, ở đó, tác giả đã đi sâu phân tích về định tội danh và QĐHP.Dựa trên những nhận thức luận này, tác giả đã khảo sát thực tiễn định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước và từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khó khăn. Đồng thời rút ra những nguyên nhân của hạn chế, khó khăn trong việc định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
các yêu cầu và năm nhóm giải pháp thiết thực, có tính khả thi, góp phần bảo đảm việc áp dụng đúng pháp luật hình sự, nhất là định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xồi tỉnh Bình Phước.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn, giảng dạy của quý thầy cô Học viện Khoa học Xã hội, các cơ quan ban ngành có liên quan, các ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Dương, người đã tận tình hướng dẫn để tác giả có thể hồn thành luận văn Thạc sỹ Luật học với đề tài: “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước”. Mặc dù, tác giả đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng với khả năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế, đề tài nghiên cứu còn mới mẻ nên trong q trình thực hiện luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót, nội dung chưa thật đầy đủ, sâu sắc. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của q thầy cơ giáo, các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia pháp luật… về lĩnh vực này để luận văn được đầy đủ và hoàn thiện hơn.