KIỂM SOÁT XÃ HỘI
SAI LỆCH XÃ HỘI, BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
I. TRẬT TỰ XÃ HỘI
1.Khái niệm và đặc trưng của trật tự xã hội a. Khái niệm
Trật tự xã hội là khái niệm biểu hiện tính có tổ chức của đời sống xã hội, tính có kỷ cương của hành động xã hội, tính ngăn nắp của hệ thống xã hội.
b. Đặc trưng của trật tự xã hội
- Tính có tổ chức của đời sống xã hội
+ Trong xã hội, mỗi cá nhân đều thuộc về một tổ chức nhất định. Ở đó, mỗi cá nhân chịu sự quản lý và kiểm soát của tổ chức, phải hành động theo những khn mẫu và lợi ích chung.
+ Điều chỉnh hành vi là vấn đề trung tâm của tính tổ chức. Tùy theo điều kiện cụ thể, các tổ chức xã hội khác nhau sử dụng các công cụ điều chỉnh hành vi khác nhau. Nhờ tính có tổ chức mà các thành viên trong xã hội có quan hệ liên kết và quan hệ tương hỗ với nhau.
- Tính có kỷ cương của hành động xã hội
+ Mỗi cá nhân phải đóng đúng vị thế và đúng vai trò xã hội nhất định. Họ hành động theo những khuôn mẫu chuẩn mực xác định, hướng tới những mục tiêu chung của cộng đồng.
+ Mức độ tuân thủ của cá nhân đối với hệ thống chuẩn mực, giá trị phản ánh tính có kỷ cương của hành động xã hội ở cá nhân.
- Tính ngăn nắp, tính ổn định tương đối của hệ thống xã hội
Các bộ phận cấu thành, các thiết chế xã hội còn nằm trong sự ổn định tương đối, nằm trong mối liên hệ tương hỗ với nhau, vận hành theo một cơ chế thống nhất, hướng đến những mục tiêu chung.
2. Những điều kiện cơ bản để duy trì trật tự xã hội [4 điều kiện cơ bản] a. Phải đảm bảo quyền lực thực sự của các tổ chức thiết chế và giám sát
- Các thiết chế xã hội là những công cụ đặc biệt quan trọng để duy trì trật tự xã hội, bởi vì chúng có chức năng cơ bản là điều tiết các quan hệ xã hội và kiểm soát xã hội nhằm duy trì sự ổn định xã hội.
- Các thiết chế kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, gia đình, v.v...đều đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội. Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước là cơng cụ quan trọng nhất duy trì trật tự xã hội.
- Dấu hiệu của sự ổn định xã hội là việc đảm bảo quyền lực thực sự của các tổ chức thiết chế. Cịn khi các tổ chức này khơng đủ sức thực hiện chức năng kiểm soát và giám sát thì xã hội sẽ rối loạn.
b. Tính xác định của các vị thế và vai trò xã hội
- Nếu các cá nhân và các nhóm giữ đúng vị thế, đóng đúng vai trò, còn xã hội đảm bảo quyền lực, lợi ích cho các cá nhân và các nhóm ấy thì trật tự xã hội sẽ được giữ vững và ngược lại.
- Vị thế, vai trị của các cá nhân và nhóm có thể thay đổi, song sự thay đổi đó, khơng dẫn đến sự xuất hiện phổ biến những sai lệch và vai trị giả, khơng làm tăng các mâu thuẫn xã hội…thì khi đó xã hội vẫn đảm bảo trật tự và ổn định.
Ngược lại, nếu các vị thế, vai trị bị xáo trộn, lợi ích và quyền lực khơng được đảm bảo, các xung đột xã hội vượt quá giới hạn nhất định thì xã hội sẽ bị rối loạn.
c. Tính hợp lý, nhất quán và đồng bộ của hệ thống chuẩn mực và giá trị xã hội
- Tính hợp lý của hệ thống chuẩn mực xã hội là sự phù hợp của các chuẩn mực ấy với các quy luật khách quan và khơng gây ra tình trạng bất bình trong xã hội.
- Tính đồng bộ của hệ thống chuẩn mực là khả năng bao quát của hệ thống chuẩn mực đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, khơng tạo ra tình trạng trống rỗng và thiếu hụt chuẩn mực và giá trị.
- Tính nhất quán của hệ thống chuẩn mực và giá trị được hiểu trên hai phương diện: đó là tính khơng rời rạc và khơng mâu thuẫn trong hệ thống chuẩn mực, giá trị và tính khơng mâu thuẫn giữa hệ thống chuẩn mực với hệ thống giá trị.
Chú ý: Tính nhất quán, hợp lý và đồng bộ của hệ thống chuẩn mực và giá trị chỉ có thể phát huy tác dụng đối với việc duy trì trật tự xã hội trong trường hợp nó được các thành viên của xã hội nhận thức và tuân thủ.
d. Tính có giới hạn của những mâu thuẫn và xung đột xã hội (vừa là điều kiện, vừa là biểu hiện của trật tự xã hội)
- Mâu thuẫn và xung đột xã hội là không thể tránh khỏi trong bất cứ hệ thống xã hội nào. Tuy nhiên, khi những mâu thuẫn và xung đột ấy vẫn nằm trong khả năng kiểm soát của các thiết chế thì xã hội vẫn sẽ được ổn định và trật tự. Khi chúng vượt ra khỏi tầm kiểm sốt của các thiết chế xã hội thì khi đó xã hội sẽ bị rối loạn.
- Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị là khơng thể điều hịa. Song, xã hội sẽ vẫn duy trì được trật tự nếu giai cấp thống trị đủ sức giữ cuộc xung đột giai cấp trong khn khổ nhất định.
3. Thích nghi và hợp tác
Thích nghi và hợp tác phản ánh mối liên kết giữa cá nhân và xã hội, do đó chúng là cơ sở để duy trì trật tự xã hội.
a. Thích nghi
- Thích nghi là khả năng thay đổi, chuyển hướng về tâm lý, ứng xử và hành động của các cá nhân khi họ gia nhập vào hồn cảnh và mơi trường xã hội mới.
- Các yếu tố tác động (ảnh hưởng) đến quả trình thích nghi:
+ Sự khác biệt và sự trùng hợp của vị thế, vai trò mới so với vị thế, vai trò cũ. Khi ra nhập vào môi trường xã hội mới, cá nhân thường phải chiếm những vị thế và đóng những vai trị mới, khi đó sự tương đồng về mặt nội dung giữa vị thế, vai trò cũ với vị thế, vai trò mới sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho khả năng thích nghi của cá nhân, còn trong điều kiện khác biệt lớn, sẽ gây ra khó khăn cho q trình thích nghi.
+ Mức độ thích nghi của các cá nhân tùy thuộc vào mức độ chuyển hướng tâm lý trong nhận thức các chuẩn mực và giá trị mới, cũng như khả năng đáp ứng vai trị mong đợi trong hồn cảnh mới.
- Vai trị của thích nghi:
Khả năng thích nghi của các cá nhân khi gia nhập vào hồn cảnh và mơi trường xã hội mới là cơ sở đảm bảo cho một hệ thống xã hội cụ thể duy trì được ổn định và trật tự.
b. Hợp tác
- Hợp tác xã hội là sự phối hợp giữa các cá nhân trong cộng đồng nhằm thực hiện mục đích chung.
- Nguồn gốc sâu xa của hợp tác xã hội là từ các lợi ích kinh tế. - Cơ sở của hợp tác xã hội là phân công lao động.
- Điều kiện của hợp tác xã hội là sự nhất trí về lợi ích của các cá nhân, các nhóm xã hội trong cộng đồng.
- Đặc điểm của sự hợp tác:
+ Trong hợp tác xã hội, vừa có sự trùng hợp về lợi ích của các cá nhân tham gia hợp tác, vừa có sự khác biệt về lợi ích giữa họ.
Do đó:
Thứ nhất, trong hợp tác xã hội vừa có sự thống nhất trong hành động giữa các cá
nhân tham gia hợp tác, vừa có sự đấu tranh trong hành động giữa họ.
Thứ hai, để duy trì và ngày càng mở rộng hơn nữa hợp tác xã hội, mỗi cá nhân đôi
khi phải biết từ bỏ một số lợi ích riêng của mình để dung hịa với lợi ích của các cá nhân khác.
+ Hợp tác diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong tất cả các quan hệ xã hội.
+ Trình độ tổ chức hợp tác xã hội phản ánh sự tiến bộ xã hội.
+ Khả năng đảm bảo quá trình hợp tác diễn ra bình thường trong cộng đồng là cơ sở duy trì trật tự xã hội.
- Vai trò của sự hợp tác:
+ Hợp tác xã hội là một yêu cầu khách quan của xã hội, là cơ sở để hình thành các nhóm, các thiết chế và hệ thống xã hội nói chung.