38 Một chương trình, nhiều sách giáo khoa
2.8.2. Tổ chức thực nghiệm chương trình
Thực nghiệm chương trình là một mảng cơng việc quan trọng khi xây dựng chương trình. Thực nghiệm thường được coi là một phần của đánh giá CT, mặc dù nó được thực hiện ở giai đoạn đầu tiên của quá trình đổi mới CT.
Thực nghiệm CT là một phần của chiến lược đổi mới vì: i) Ảnh hưởng đến q trình đổi mới chính sách giáo dục; ii) Xem xét sự phù hợp của CT mới trong các điều kiện thực tế khác nhau; iii) Cung cấp những bằng chứng khoa học để khẳng định tính khả thi của chương trình; iv) Khuyến khích tính sáng tạo và xác định những trở ngại của quá trình đổi mới CT; v) Đạt đến sự thống nhất về đổi mới chính sách, xây dựng mơ hình và năng lực thực hiện CT. Thực nghiệm CT cũng có thể được hiểu là một bộ phận của quá trình thiết kế CT40.
Về hình thức thực nghiệm, trên thế giới có các mức độ sau:
a) Thực nghiệm toàn bộ CT tổng thể và CT các mơn học nhằm xác định tính khả thi và tác động của CT mới một cách hệ thống. Song yêu cầu nội dung thực nghiệm phải toàn diện, mất nhiều thời gian và tốn kém tài chính (khơng có nhiều nước làm theo cách này).
b) Thực nghiệm CT một số mơn học có những đổi mới căn bản nhằm xác định tính khả thi và kết quả đạt mục tiêu của CT những môn học này, tập trung thực nghiệm một số nội dung đổi mới của một số mơn học, mơ hình giáo dục mới (các nước như Malaysia, Thái Lan, Australia,…làm theo cách này). Thái Lan
tuyên bố sẽ thực nghiệm CT mới ở 3000 trường vào 201441. Ở Hàn Quốc, với việc thực hiện chủ trương đưa SGK điện tử vào nhà trường, đã tổ chức thí điểm (thực nghiệm) trong năm 2012 ở 42 trường, năm 2013 thí điểm mở rộng ở 160 trường; Hàn Quốc khơng thí điểm tất cả mọi cấp, mọi lớp hoặc toàn bộ CT một lớp mà chỉ thí điểm những vấn đề mới và khó; thí điểm ở những vùng /địa phương có khó khăn, thời gian không quá dài, chỉ cần 1 năm và làm ở cả 3 cấp học. Ở Trung Quốc, việc tổ chức thí điểm CT mới tập trung vào các vấn đề/nội dung mới hoàn toàn của CT và thực hiện ở những địa phương có thể sẽ gặp khó khăn khi thực hiện CT mới, phương thức thực nghiệm là khuyến khích các cơ sở tự nguyện tham gia, đồng thời chia thành các giai đoạn và xác định phạm vi thực nghiệm phù hợp.
40 0 4 1
Theo Báo cáo chuyên đề “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển CTGDPT “, Viện KHGDVN, 2011
Với sự thay đổi mang tính điều chỉnh CT, khi thấy rằng sự đổi mới không làm xáo trộn các phương thức giáo dục, không tạo sự lúng túng lớn cho các trường và không dẫn tới các phản ứng tiêu cực của tồn xã hội thì khơng cần tổ chức thực nghiệm (nhiều nước chỉ cơng bố CT được điều chỉnh và triển khai đại trà luôn).
c) Một số cách làm khác:
Nhà nước công bố CT ban đầu, các trường thực hiện theo CT này và có phản hồi đánh giá, đề xuất điều chỉnh (như vậy, giai đoạn này cũng có thể coi là giai đoạn thực nghiệm CT). Căn cứ vào kết quả triển khai CT trong thực tiễn, thu thập các ý kiến phản hồi, nhà nước tổ chức hồn thiện CT và cơng bố CT đã được hồn thiện. Trong q trình trển khai CT, có thể ln cập nhật những điểm mới (gọi là phát triển CT).
Ở Pháp, theo các văn bản về qui trình biên soạn CT thì khơng có bước thí điểm CT mới. Thay vào đó là tham vấn, lấy ý kiến, điều tra GV và các đối tác (các cơng đồn GV, phụ huynh học sinh …) trong quá trình biên soạn, với một số tiêu chí chính là: tính khả thi, sự thích hợp với điều kiện triển khai thực tế, với trình độ GV và HS. Nhiều ý tưởng của CT đã được thí điểm trước khi xây dựng CT (thực nghiệm nghiên cứu), ở địa phương, các trường, các nhóm GV.
Quy trình phát triển CTGDPT ở nhiều nước rất chặt chẽ, thận trọng với hệ thống tổ chức nhiều cấp có cơ chế hoạt động độc lập, khơng chồng chéo, đảm bảo tính khách quan, huy động được nhiều chuyên gia giỏi tham gia. Phát triển CT theo từng bước thận trọng, không làm ồ ạt, đồng loạt. Trong q trình phát triển CT ln được rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh, bổ sung thông qua việc xin ý kiến của các nhà khoa học, giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh và nhân dân. Việc thử nghiệm cũng tập trung vào thử nghiệm CT theo các hình thức: tổ chức hội thảo cấp quốc gia, thử nghiệm những nội dung mới tại các cơ sở GD.