38 Một chương trình, nhiều sách giáo khoa
2.9.4. Đánh giá quốc gia và quốc tế
Ở một số nước. các kì thi cấp bằng tốt nghiệp các cấp được coi là đánh giá quốc gia (Singapore).
Để đảm bảo chất lượng giáo dục, các quốc gia đều tăng cường đánh giá quốc gia ở giáo dục bắt buộc (như SAT1 ở Singapore; SAT ở Anh; SAT và CSAT
ở Hàn Quốc; SAT, AIMS và Stanford 10 ở Hoa Kỳ;…) để đánh giá năng lực của HS, chủ yếu tập trung vào năng lực đọc, viết và làm toán.
Ở một số nước, đánh giá quốc gia một lĩnh vực chương trình được thực hiện hàng năm như Anh, Uganda,…, còn những nước khác lại thực hiện định kỳ. Các đánh giá
này có thể thực hiện trên tất cả HS như Australia, Anh,…, cũng có thể thực hiện trên mẫu như Hàn Quốc và đều dùng đề kiểm tra viết được chuẩn hóa để đánh giá các năng lực.
Anh thực hiện đánh giá quốc gia ở lớp 2, lớp 6 và lớp 8, với ba mơn Tốn, Tiếng Anh và Khoa học, trên tất cả HS.
Canada thực hiện đánh giá quốc gia SAIP từ năm 1993, trên mẫu ngẫu nhiên HS lứa tuổi 13 đến 16, với các mơn Tốn, Đọc, Viết, và Khoa học. Từ năm 2007 thực hiện thêm chương trình đánh giá năng lực mới là PCAP.
Ở Hàn Quốc, SAT được sử dụng hai năm/lần đối với các mơn Ngơn ngữ, Tốn, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, hai năm/lần đối với hai môn Tiếng Anh và Kỹ năng ICT và với khoảng 1% mẫu. CSAT bao gồm các môn học/lĩnh vực Tiếng Hàn Quốc, Tóan, Tiếng Anh, Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên. Các bài thi chủ yếu đánh giá khả năng tư duy bậc cao, khả năng phân tích và hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh ĐG quốc gia, nhiều quốc gia tham gia vào các kì đánh giá quốc tế (PISA, TIMS, PIRLS,…) và nhờ kết xem xét các kết quả đã điều chỉnh chương trình, chính sách giáo dục của mình. Nhờ đó, một số nước đã nâng cao chất lượng giáo dục quốc gia.
Kinh nghiệm nổi bật của giáo dục Đức hiện nay là kinh nghiệm cải cách giáo dục từ sau “cú sốc PISA” 2000. Kết quả kì khảo sát trình độ HS quốc tế PISA 2000 là một cú sốc cho nước Đức khi HS Đức chỉ xếp loại trung bình và dưới trung bình. Tuy nhiên “cú sốc PISA” đã trở thành một cú hích quan trọng cho nước Đức tiến hành một cuộc cải cách giáo dục tuy khơng tun bố chính thức nhưng thực sự là một cuộc cải cách “căn bản và toàn diện”. Từ sau 2000, Đức là một trong số ít các nước trên thế giới có thành tích PISA liên tục được cải thiện vị trí xếp hạng từ 2003, 2006, 2009 và 2012 trong tất cả các lĩnh vực Toán, khoa học tự nhiên và đọc hiểu. Cần lưu ý rằng việc cải cách giáo dục ở Đức sau 2000 tuyệt
nhiên không phải việc đối phó với PISA mà là một cuộc cải cách thực sự tồn diện.
*
* *
Có thể thấy về phát triển chương trình GDPT, các quốc gia trên thế giới đã có bước phát triển mới về giáo dục phổ thơng, đã xích lại gần nhau và có nhiều điểm chung về cách thức phát triển chương trình. Tuy nhiên, xét về mặt hệ thống, khó có thể áp dụng y nguyên ( cho dù đó là những ưu điểm) việc phát triển chương trình của bất kỳ nước vào Việt Nam, vì bối cảnh mỗi nước rất khác nhau. Do vậy, khi tiến hành xây dựng CTGDPT Việt Nam, cần vận dụng một cách sáng tạo, vừa bảo đảm đúng xu thế, vừa phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam.
AI. ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
Để đổi mới và phát triển giáo dục phổ thơng nói chung và CTGD nói riêng các nước thường dựa trên 03 căn cứ chính sau đây:
1) Xu thế quốc tế về đổi mới giáo dục phổ thông
2) Hiện trạng của nền GD nước nhà và bối cảnh đổi mới
3) Yêu cầu của đất nước, dân tộc thông qua các văn kiện của các cấp/ tổ chức lãnh đạo quốc gia.
Vấn đề đổi mới GDPT Việt Nam đã được đặt ra từ Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI năm 2011. Sau đó được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 29/TW8 ( 2013) mang tên: “Về đổi mới cản bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội hập quốc tế”. Tiếp theo là Nghị quyết 88/2014/QH13 về Đổi mới CT
và SGK giáo dục phổ thông của Quốc Hội 13 ( 2014) và Quyết định 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ( 2015).
Định hướng chung của việc đổi mới căn bản tồn diện GD-ĐT nói chung cũng như CT và SGK phổ thơng nói riêng có thể tóm tắt một số điểm quan trọng sau đây:
1) Mục tiêu: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng
lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hồn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn
học sau phổ thơng có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.
Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.