Việc xây dựng CT GDPT của các nước khá thống nhất theo một quy trình chung. Mặc dù quy trình xây dựng CT GDPT của Việt Nam đã phù hợp xu thế chung của thế giới, tuy vậy, có thể tiếp tục hồn thiện để đảm bảo tính khoa học và theo các điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Bài học với Việt Nam là: Cần quan tâm đến tính khả thi và sự quản lý, giám sát, đánh giá trong giai đoạn thực hiện CT và việc biên soạn, thẩm định SGK cần mang tính chuyên nghiệp hơn…
3.9. Tổ chức đánh giá, thi
Xu thế chung là ĐG dựa theo NL theo một quy trình khá bài bản. Việc
tuyển sinh đầu cấp thực hiện theo hình thức xét và thi tuyển. Nhiều nước khơng tổ chức thi ở giai đoạn GD bắt buộc; nhiều nước tổ chức thi tốt nghiệp THPT QG. Việc tuyển sinh ĐH được căn cứ trên KQ thi/xét tốt nghiệp, kết quả tuyển sinh ĐH theo hướng chuẩn hóa NL. Vấn đề đánh giá quốc gia có thể được tổ chức ở giai đoạn GD bắt buộc; có ĐG hàng năm, ĐG định kì.
Trong CT GDPT của Việt Nam sau 2015, vấn đề đánh giá hết cấp học ở Tiểu học và THCS có thể vẫn như hiện nay.
Về đánh giá tốt nghiệp trung học PT, có thể có những cách đánh giá sau:
Cách tích lũy các “tín chỉ”: HS sẽ đảm bảo học và đạt yêu cầu một số lượng
môn học nhất định và sẽ được cấp bằng tốt nghiệp. Việc tuyển sinh đại học căn cứ vào kết quả học các môn ở THPT và kết quả đánh giá riêng các năng lực phù hợp với từng trường đại học.
Tổ chức thi tốt nghiệp cấp bằng nhưng giao quyền tổ chức thi và cấp bằng
TN về cho các địa phương; thi một số bắt buộc và tự chọn. Điểm tổng kết cuối năm của các môn khác và chủ đề tự chọn được coi là điều kiện cần để cho thi tốt nghiệp.
Theo đó, việc tuyển sinh đại học giao cho các trường đại học thực hiện theo hướng tự chủ.
Như vậy, việc tổ chức học phân hóa ở THPT sẽ đồng bộ với việc tổ chức tuyển sinh đại học, cao đẳng hoặc các trường nghề sau THPT.
3.10. Thử nghiệm chương trình
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế, khi xây dựng và triển khai CTGDPT của Việt Nam, hoạt động thí điểm những điểm mới của CT cần được quan tâm. Tuy nhiên, do mức độ đổi mới, nội dung đổi mới và trọng tâm đổi mới ở các cấp học trong giai đoạn tới sẽ khác nhau. Vì thế cách thức tổ chức thí điểm ở từng cấp cũng sẽ khác nhau.
Khi lập kế hoạch thí điểm cần xác định mục tiêu, nội dung, phương thức thí điểm phù hợp từng cấp học. Với mỗi cấp học khác nhau thì sẽ có cách thực hiện thí điểm khác nhau.
Với cấp Tiểu học, do chu kì trước đã thực hiện quan điểm tích hợp khá thành
cơng, GV đã quen với dạy những nội dung tích hợp rồi, việc thí điểm khơng cần ở quy mơ lớn mà ở giới hạn trong phạm vi nhỏ. Tập trung thí điểm những nội dung mới như “Cuộc sống quanh ta”, “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.
Với cấp THCS, việc thí điểm cần kĩ hơn ở Tiểu học, do xuất hiện mơn tích
hợp mới, GV chỉ quen dạy từng mơn học riêng lẻ; Vì vậy cần tập trung thí điểm về dạy học mơn tích hợp mới, về việc bồi dưỡng GV để đảm đương được các mơn tích hợp.
Ở THPT thì cái mới khá nhiều gồm cả nội dung, phương pháp và cả mơ hình
tổ chức dạy học (theo phương thức tự chọn). Do vậy, cần tổ chức thí điểm kĩ ở THPT, thời gian thí điểm ở THPT có thể dài hơn. Với THPT có thể theo kinh nghiệm của Trung Quốc: mới đầu thí điểm ở một số trường THPT (đại diện cho các vùng, miền, đại diện cho vùng kinh tế văn hóa). Sau đó có thể mở rộng diện thí điểm và cho phép triển khai đại trà. Trong q trình trển khai CT, có thể ln cập nhật những điểm mới để có sự điều chỉnh kịp thời.
Cần thực hiện thử nghiệm cả CT và SGK; thử nghiệm CT chủ yếu là thử nghiệm đo các mức độ yêu cầu cần đạt ( chuẩn môn học) của mỗi môn học theo từng giai đoạn (cấp hoặclớp); thử nghiệm để điều chỉnh và xác định mức chuẩn cho phù hợp giữa yêu cầu và thực tiễn HS của HS ở các vùng miền khác nhau. Việc thử nghiệm của SGK do các tác giả sách tự thực hiện với sự hỗ trợ về pháp lý của Bộ GD-ĐT.
BI. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THẢO LUẬN
1) Kinh nghiệm phát triển CTGDPT của một số nước đã được đề cập trên những bình diện cơ bản nào ?
2) Từ việc hiểu vai trò của GDPT, hãy xác định vai trị của GD Tiểu học. 3) Chương trình tiếp cận theo năng lực khác và giống CT tiếp cận nội dung như thế nào?
4) Anh/ chị hiểu thế nào là triết lý giáo dục? Thử nêu một số triết lý GD mà anh chị thấy tâm đắc và phù hợp với GDPT Việt Nam hiện nay.
5) Tại sao phải thay đổi Chương trình và SGK ?
6) Mục tiêu CTGD là gì? Theo anh/chị những nội dung chính của Mục tiêu GD cấp Tiểu học cần hướng tới là gì?
7) Anh/ chị hiểu Chuẩn chương trình ( kết quả học tập) là gì? Chuẩn kết quả dựa trên năng lực có gì giống và khác chuẩn dựa vào nội dung?
8) Xu thế tích hợp và phân hố thể hiện trong CT một số nước trên thế giới và đề xuất của anh/chị đối với cấp Tiểu học Việt Nam;
9) Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo năng lực có gì khác với CT tiếp cận nội dung?
10) Những điểm có thể kế thừa về phát triển CTGDPT khi vận dụng trong điều kiện của VN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO