Lập quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu xây dựng qui trình công nghệ chế tạo lắp ráp và sử dụng thiết bị cho tôm ăn thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm bằng vật liệu composite (Trang 87 - 106)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.1.3 Lập quy trình công nghệ

3.1.3.1 Xác định dạng sản xuất

Thiết bị cho tôm ăn thức ăn công nghiệp bằng vật liệu composite mới được nghiên cứu và khảo nghiệm nên nhu cầu sử dụng chưa cao nên ta chọn dạng sản xuất là đơn chiếc.

3.1.3.2 Phân tích chi tiết gia công

a.Ống confuzo:

 Ống confuzo là một ống hình côn có tác dụng làm tăng tốc dòng khí do quạt sinh ra khi đi qua ống tạo nên độ chân không để hút thức ăn từ trong thùng chứa vàoốngphun thức ăn.

 Ống confuzo là ống có đầu vào lớn đầu ra nhỏ, đối với dòng khí dưới âm muốn tăng vận tốc phải sử dụng loại ống này và độ côn thích hợp theo thực nghiệm cho thấy là 10o.

 Ống có chiều dài 230mm, đầu vào70mm, đầu ra 42mm.

 Yêu cầu kỹ thuật của ống confuzo là độ côn phải chính xác để đảm bảo lực hút thức ăn cân thiết.

b. Ốngcacbuarato:

 Đối với ống cacbuarato, chi tiết có nhiệm vụ làm tăng tốc hạt thức ăn khi thức ăn đi qua mặt cắt nhỏ nhất của ống, tạo áp suất chân không để hút thức ăn từ thùng vào ống cacbuarato và nối các cơ cấu lại với nhau: cơ cấu cung cấp thức ăn cơ cấu cung cấp khí tác nhân và ống dẫn hỗn hợp khí trước khi phun ra ngoài môi trường.

 Yêu cầu kỹ thuật của ống chạc ba là đảm bảo chế tạo đúng kết cấu, bề mặt trong của ống trơn để không gây tổn thất ma sát khi thức ăn di chuyển trongống.

3.1.3.3 Xác định vật liệu chế tạo chi tiết

Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đặt ra là: có tuổi thọ cao trong môi trường khắc nghiệt của ao nuôi tôm, dễ tháo lắp, trọng lượng nhẹ, dễ chế tạo thì vật liệu chế tạo nên cụm chi tiết có thể là inox, nhựa, composite… đối với những yêu cầu kỹ thuật đặt rat a chọn vật liệu chế tạohai chi tiếttrên là composite.

3.1.3.4 Quy trình gia công chi tiết ống confuzo

a Lựa chọn phương pháp chế tạo chi tiết

Để chế tạo cụm chi tiết có hai phương pháp là: Gia công bằng tay và đúc trong khuôn kim loại. Đối với dạng sản xuất đơn chiếc ta nên chế tạo theo phương pháp gia công bằng tay. Đối với dạng sản xuất hàng loạt ta nên chọn chế tạo theo phương pháp đúc trong khuôn kim loại. Trong trường hợp này ta chọn chế tạo cụm chi tiết theo phương pháp gia công bằng tay.

b Quy trình gia công chi tiết:

 Nguyên công 1: Chọn vật liệu làm cốt và cắt cốt  Vật liệu làm cốt ta chọn là tôn dầy 0,5 mm.

 Cắt tôn theo các kích thước sau:  Tấm 1 có kíchthước232,36x50 mm.  Tấm 2 có kích thước147,58x50 mm.

 Tấm3 có hình thang cânđáy lớn232,36;đáy nhỏ147,58, chiều cao 130.  Nguyên công 2: Uốn

 Tạo ống dùng máy uốn hoặc gia công nguội bằng tay.  Từ tấm 1uốn ống 1:70mm dài 50mm

 Từ tấm 2uốn ống 2:44mm dài 50mm

 Nguyên công 3: Hàn.

 Hànống 1, ống 2 với ống 4 được ống confuzo.  Nguyên công 4: Phủ composite.

 Trộn composite theo tỷ lệ là phù hợp.

 Quét composite lên cốtchi tiết confuzovừa chế tạo vớichiều dày 2 mm.

3.1.3.5 Quy trình chế tạo ống cacbuarato:

a. Chọn dạng sản xuất:

Chọn dạng sản xuất đơn chiếc. b. Chọn phương pháp chế tạo chi tiết:

Chọn phương pháp chế tạo chi tiết là gia công theo phương pháp thủ công bằng tay.

c. Quy trình gia công chi tiết:

 Nguyên công 1: Gia công lõi.(chia lõi làm 3 phần). Máy tiện.

Dụng cụ: Dao tiện ngoài. Đồ gá: Mâm cặp ba chấu.

 Phần 1 và 2 bằng gỗ, phần 3 cốt bằng nhựa PVC.

 Tiệnphần 1 và 2 đạt kích thước và độ nhẵn theo yêu cầu kỹ thuật.  Nguyên công 2: Phủcomposite.

Dụng cụ: Chổi quét composite, bột chống dính, thiết bị chứa composite.

 Bước 1: Trộn composite với tỷ lệ thích hợp.  Bước 2: Phủ bột chống dính lên lõi gỗ.

 Bước 3: Phủ composite lên mặt lõi gỗ đã phủ lớp chống dính.  Bước 4: Lấy lõi. Được phần thân chính.

 Nguyên công 3: Gia công lỗ. Máy khoan đứng.

Dụng cụ: Mũi khoan24, rũa. Đồ gá:Ê tô.

 Bước 1: Gia công lỗ24.

 Bước 2: Gia công lỗ ô van theo như bản vẽ kỹ thuật.  Nguyên công 4: Cưa Phần 3.

Máy cưa.

Dụng cụ: Lưỡi cưa. Đồ gá: Ê tô.

 Cưa Phần 3 theo đúng kích thước của bản vẽ kỹ thuật.

CHƯƠNG 4

KHẢO NGHIỆM VÀ HOÀN CHỈNH SẢN PHẨM

4.1 KHẢO NGHIỆM SẢN PHẨM

4.1.1 Mục đích và yêu cầu

Kiểm nghiệm sự hoạt động của máy sau chế tạo và từ đó xác định mức độ đạt đượccác chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu đặt ra của thiết bị.

Các thông số cần khảo nghiệm:

 Độ xa của thức ăn khi phun phụ thuộc vào chiều dài và đường kính ống phun.

 Mật độ thức ăn trên diện tích rải (mật độ rải).  Năng suất phun thức ăn của máy.

4.1.2 Phương pháp và dụng cụ khảo nghiệm

 Chọn địa điểm để khảo nghiệm, ở đây ta chọn địa điểm là khoảng đất với bề mặt bằng phẳng có diện tích20 x 20 cm.

 Độ xa của thức ăn khiphun, xác định bằng thước dây.

 Mật độ thức ăn trên diện tích rải (mật độ rải) xác định theo phương pháp đếm hạt trên diện tích 20 x20 cm.

 Năng suất phun thức ăn của máy xác định theo thời gian phun hết 01kg thức ăn viênở các cỡ hạt khác nhau.

 Dụng cụ đo là: Thước dây, cân, phấn, đồng hồ bấm giây và các mẫu viên thức ăn khác nhau.

4.1.3 Tiến hành thí nghiệm xác định độ xa và mật độ rải

 Dùng thước ta xác định các mốc từ tâm đặt thiết bị rải đến các điểm có các mốc kích thước lần lượt là 4 m, 5 m, 6 m, 7 m, …, 15,16 m.

 Dùng thước kẻ những ô vuông có diện tích 20 x 20 cm với cạnh trên trùng với các mốc kích thước.

 Tiến hành mở máy, điều chỉnh các thông số cần thiết như tốc độ động cơ, độ mở của cánh van cấp liệu phù hợp với năng suất rải và loại thức ăn dự kiến …

Hình 4-1Sơ đồ khảo nghiệm

Trong đó:

1- Diện tích phân bố của thức ăn khi rải.

2 - Diện tích chuẩn tại các mốc đo để đếm số hạt thức ăn được rải giúp đánh giá sai số mật độ hạt thức ăn tôm khi rải.

 Tiến hành phun 01 kg thức ăn với các cỡ hạt khác nhau ta thu được các kết quả như sau:

Bảng 4-1 Kết quả thử nghiệm mật độ rải thức ăn tôm (số hạt trên ô có diện kích thước 20 x 20cm) Cỡ hạt thức ăn thử nghiệm Mốc kiểm tra số hạt (m) Starter 1 (số 2) Starter 2 ( số 3) Grawer (số 4) Adult (số 5) 4 140 / / / 5 150 98 / / 6 172 118 45 / 7 225 204 150 96 8 286 278 198 156 9 280 280 265 223 10 147 283 280 256 11 75 205 245 280 12 35 120 228 280 13 / 97 211 243 14 / / 157 227 15 / / 114 158 16 / / 35 38

Ghi chú: Với cỡ thức ăn số Fry 1 và Fry 2 (số 0 và 01), thiết bị chỉ rải xa 03m khi không gió. khi ngược gió thiết bị không rải được.

4.1.4 Tiến hành thử nghiệm năng suất rải thức ăn

Trên tay thước trên cần điều khiển lưu lượng chia 05 số điều khiển ứng với 05 độ mở van cấp liệu khác nhau. Ta thử nghiệmrải 01 kg thức ăn với các số 02-05 và đo thời gian rải hết lượng thức ăn thử nghiệm.

Bảng 4- 2 Kết quả thử nghiệm thời gian rải hết 01kg thức ăn(phút). Cỡ hạt Mức số cần điều chỉnh van cấp Starter 1 (số 2) Starter 2 ( số 3) Grawer (số 4) Adult (số 5) 01 3,0 2,8 2,6 2,5 02 2,9 2,4 2,1 2,1 03 2,87 2,1 1,6 1,7 04 2,7 1,7 1,2 1,1 05 2,2 1,66 0, 98 0, 75

4.1.5 Tiến hành thử nghiệm sự liên quan giữa đường kính ống, chiều dài

ống tới độ phun xa.

Bảng 4- 3 Kết quả thử nghiệm giữa chiều dài, đường kínhống và độ

phun xa

Chiều dàiống (mm)

Đường kính ống

(mm) Khoảng phun xa (m) Ghi chú

1000 42 0 Không hút được thức ăn 600 42 14– 15 lực hút mạnh 500 42 14 - 15 lực hút mạnh hơn 400 42 14 - 15 lực hút mạnh hơn 200 42 12 - 13 Áp suất chân không mạnh lên 100 42 12 Áp suất chân không mạnh lên 400 30 10 Lực hút yếu đi

4.1.6 Kết quả thí nghiệm

 Diện tích rải là hình rẻ quạt có chiều rộng 0,5 - 1,5m và chiều dài 4 - 16m. Trên hình này thức ăn phân bố tương đối đều.

 Khoảng gần nhất cách tâm rải là 4m.  Khoảng xa nhất cách tâm rải là 16m.

 Thiết bị làm việc ổn định đạt năng suất từ 20 - 50 kg/h tùy theo độ mở van cấp (05 cấp mở).

 Cỡ thức ăn Fry 1và Fry 2 (số 0 và số 01) không rải được do kích thước quá nhỏ. Chỉ gặp gió thổi nhẹ đã không phun xa quá 3m và tạo bụi rất nguy hiểm cho người sử dụng thiết bị rải.

 Khi giảm đường kính ống phun thì khoảng phun xa giảm. Điều này có thể giải thích là do: Với cùng lưu lượng khí Q, khi tiết diện ống giảm thì sinh ra dòng chảy rối trong ống, khi đó hạt thức ăn không chỉ chuyển động theo phương trục của ống phun nữa mà còn chuyển động theo phương vuông góc với trục ống làm sinh ra lực cản làm cho thức ăn không đi được xa.

 Khi tăng chiều dài ống phun lên thì khoảng phun xa của hạt thức ăn cũng giảm và lực hútthức ăn cũng giản đi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tổn thất áp suất động theo chiều dài ống tăng lên, áp suất động giúp đẩy hạt thức ăn đi xa giảm dẫn đến hạt thức ăn không đi được xa.

 Khi tăng chiều dài ống phun thì độ mở rộng phun giảm, ngược lại khi giản chiều dàiống phun thìđộ mở rộng phun tăng.

4.2 HOÀN CHỈNH THIẾT BỊ

 Để dễ dàng điều khiển miệng phun để mở rộng diện tích phủ rộng của diện tích phân bố thức ăn nên sử dụng một đoạn ống mềm trong đường ống nối giữa quạt và ống phun, đường dẫn thức ăn và chạc ba, tức là nối mềm cơ cấu ống phun và quạt gió, đường dẫn thức ăn và chạc ba.

 Thường xuyên hiệu chỉnh van cấp liệu để tạo được năng suất rải thức ăn phù hợp với diện tích ao nuôi, cỡ hạt thức ăn và độ sinh trưởng của tôm nuôi.

4.3 QUY TRÌNH LẮP RÁP, SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG MÁY

4.3.1 Quy trình lắp ráp

Vì cấu tạo của thiết bị tương đối đơn giản, nên ta chỉ nêu trình tự các bước lắp ráp.

Bước 1:

 Lắp ống sulk mềm vàoốngdẫn khí của quạt.

Bước 2:

 Lắp ống confuzo vàoống sulk mềm.

Bước 3:

 Lắp ống cacbuarato với ống confuzo.

Bước 4:

 Lắp ống dẫn thức ăn với ống cacbuarato.

Bước 5:

 Lắp ống dẫn thức ăn vào thùng chứa thức ăn.

Bước 6:

 Lắp van điều tiết lượng thức ăn xuống ống dẫn thức ăn.

Bước 7:

 Lắp miệng phun với ống cacbuarato.  Yêu cầu kỹ thuật khi lắp ráp

 Độ lệch tâm tại mặt cắt miệng hút của ống hút thức ăn không được quá 1 mm

 Tại các mối lắp phải phải đảm bảo độ chắc chắn, độ kín khí tránh bị tổn thất khí.

4.3.2 Quy trình sử dụng

 Người công nhân có nhiệm vụ đổ thức ăn vào trong thùng chứa, nổ máy đeo lên vai và đi dọc theo bờ ao nuôi.

 Muốn điều chỉnh năng suất của thiết bị phun ta điều chỉnh van lắp trong thùng chứa thức ăn thông qua cần điều khiển ở ngoài.

 Điều chỉnh tốc độ động cơ thông qua tay ga và độ nghiêng của ống phun thức ăn nhằm đảm bảo độ xa và mật độ rải thức ăn tôm theo nhu cầu.

4.3.3 Bảo quản sửa chữa

 Định kỳ lau chùi, tra dầu mỡ cho động cơ, những chi tiết hư hỏng phải thay thế kịp thời.

 Thường xuyên theo dõi đường dẫn để phát hiện sự tắc thức ăn trong ống dẫn và thực hiện thông ống dẫn thức ănkhi cần thiết.

 Kiểm tra chất lượng lắp của các ống và phụ kiện để tránh hiện tượng tự tháo lỏng, ảnh hưởng đến khả năng rải thức ăn của thiết bị.

CHƯƠNG 5

HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

5.1 TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Theo16 giá thành bộ rải thức ăn được tính theo hai cách.  Tính chính xác.  Tính gần đúng. 5.1.1 Cách tính chính xác C = V + L + D + Đ + S + P + H (5.1) Trong đó: V – Tiền mua thiết bị L – Tiền công chế tạo

H – Tiền khấu hao thiết bị, Máy móc D – Tiền dao cụ

Đ – Tiền điện

S– Tiền sửa chữa máy

P– Chi phí phân xưởng và những chi phí phát sinh khác.

5.1.2 Cách tính gần đúng

C = 2.M.g (5.2)

Trong đó:

M– Khối lượng sản phẩm G – Giá thành một kg vật liệu

Vì kết cấu đơn giản, gia công chế tạo đơn giản nên giá thành thiết bị rải thức ăn tôm được tính theo phương pháp gần đúng.

Bảng 5 – 1 Bảng giá của các chi tiết trong thiết bị rải thức ăn tôm. Tên Khối lượng

(kg)

Giá đơn vị

(VNĐ/Kg) Giá thành (VNĐ)

Quạt 11 2.000.000 2.000.000

ống phun thức ăn 1 cái 300.000 300.000 Đường dẫn thức ăn 1 cái 50.000 50.000

Ống Confuzo 1 cái 100.000 100.000 Van định lượng 1 cái 50.000 50.000

Từ (5.2) ta có giá thành toàn bộ của thiết bị

C = 2.000.000 + 300.000 + 50.000 + 150.000 = 2.500.000 (VNĐ)

5.2 HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

5.2.1 Tính chi phí trong một giờ khi rải thức ăn cho tôm theo phương

pháp truyền thống bằng tay

 Khi rải thức ăn theo phương pháp truyền thống bằng tay người chủ trang trại phải chí phí những khoản chính là:

 Chi phí mua thuyền: 4.000.000 (VNĐ/chiếc)  Chi phí thuê nhân công: 3.000.000 (VNĐ/tháng)  Chi phí bảo dưỡng thuyền: 200.000 (VNĐ/lần)  tuổi thọ của thuyền là 5 năm.

 Mỗi ngày công nhân phải rải thức ăn 10 lần, mỗi lần 1 giờ, tính cho ao nuôi có diện tích 1ha.

 Tính toán:

 Chi phí bảo dưỡng thuyền trong một năm là: 200.000x2 = 400.000 (VNĐ)

) ( 055 . 12 365 000 . 400 365 000 . 000 . 4 1 VND C   

 Chi phí nhân công/giờ:

) ( 000 . 100 30 000 . 000 . 3 2 VND C  

Vậy tổng chi phí/ngày là:

C = C1 + C2 = 12.055 + 100.000 = 112.055 (VND)

5.2.2 Tính chi phí trong một giờ khi dùng máy phun thức ăn tôm

 Khi rải thức ăn bằng máy người chủ trang trại phải chí phí những khoản chính là:

 Tiền mua máy: 2.500.000 (VNĐ/chiếc)  Tiền nhân công:2.000.000 (VNĐ/tháng)

 Tiền xăng/giờ cho máy hoạt động trong một giờ: C1 = 0,5 lít x 15.000 = 7.500 (VNĐ)

 Tiền bảo dưỡng cho máy: 100.000 (VNĐ/lần) x 2 lần = 200.000 (VNĐ)

 Tuổi thọ của máy là 7000 giờ

 Mỗi ngày công nhân phải rải thức ăn 10 lần, mỗi lần 40 phút (do năng suất rải là 30 Kg/h), tính cho ao nuôi có diện tích 1ha.

 Tính toán:

 Chi phí của máy/ngày:

) ( 6850 365 000 . 500 . 2 1 VNĐ C  

 Chi phí nhân công/ngày:

) ( 000 . 67 30 000 . 000 . 2 2 VNĐ C  

 Chi phí tiền xăng của máy/ngày:

 Tiền bảo dưỡng cho máy/ngày: ) ( 548 365 000 . 200 4 VNĐ C  

 Vậy tổng chi phí/ngày là: C = C1 + C2 + C3+ C4

C = 6850 + 67.000 + 50.100 + 548 = 124.498 (VND)

5.2.3 So sánh hiệu quả của hai phương pháp cho tôm ăn.

Bảng 5 – 2 So sánh hiệu quả kinh tế

Stt Chỉ tiêu so sánh Cho ăn bằng tay Cho ăn bằng máy 1 Chi phí cố định (VNĐ) Đắt hơn4.000.000 Rẻ hơn

Một phần của tài liệu xây dựng qui trình công nghệ chế tạo lắp ráp và sử dụng thiết bị cho tôm ăn thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm bằng vật liệu composite (Trang 87 - 106)