Một số phương pháp đúc áp lực vật liệu composite

Một phần của tài liệu xây dựng qui trình công nghệ chế tạo lắp ráp và sử dụng thiết bị cho tôm ăn thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm bằng vật liệu composite (Trang 76 - 79)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.1.1.6Một số phương pháp đúc áp lực vật liệu composite

a.Đúc bằng phương pháp cơ khí  Sơ đồ và nguyên lý hoạt động

Động cơ 1 qua puly 2 và bộ truyền đai 3 làm quay puly 4 và trục khuỷu. Thông qua biên truyền động làm cho piston chuyển động tịnh tiến tạo ra khí ép trong xylanh.

Tùy theo vị trí của bàn đạp điều khiển mà hệ thống van phân phối khí sẽ tạo ra những đường dẫn khí khác nhau làm cho piston có gắn đầu ép và bàn ép chuyển động hay đứng yên trong xylanh.

 Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng:

 Máy ép trục khuỷu có lực ép từ 200 – 10000 tấn, máy có thể để dập thể tích bằng khuôn hở, đột lỗ cắt bavia. So với máy búa thì máy ép trục khuỷu có chuyển động êm hơn nên độ chính xác của sản phẩm cao hơn, điều khiển tiện lợi hơn, năng suất cao hơn từ 1,5 – 3 lần, năng lượng tiêu hao ít, an toàn khi làm việc, dễ tự động hóa. Tuy nhiên, không gia công được những chi tiết có chiều cao lớn vì chiều dài hành trình bé. Hệ thống tay biên trục khuỷu dễ bị đàn hồi, ảnh hưởng đến độ chính xác gia công. Máy ép trục khuỷu thường được sử dụng trong sản xuất hàng loạt và hàng khối.

 Máy ép ma sát trục vít có lực ép khoảng 40 – 630 tấn, máy có hành trình ép lớn nên có thể ép được những vật có chiều cao lớn, chuyển động của đầu con trượt chính xác nên chất lượng gia công tốt. Tuy nhiên, máy có độ

cứng vững kém, chỉ có một trục vít chịu lực nên không cho phép dập các chi tiết có độ lệch tâm lớn, thường dập vật tròn xoay. Máy ép ma sát trục vít cũng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất hàng loạt và hàng khối.

b.Đúc bằng phương pháp thủy lực  Sơ đồ và nguyên lý hoạt động

 Hệ thống thủy lực của máy đúc thủy lực bao gồm các bộ phận chính sau: bình dầu, đường ống, van an toàn, bơm, động cơ, bộ chia dầu, bộ tăng áp, xy lanh và piston thủy lực, các đệm kín.

 Đầu tiên, dầu được bơm từ bể dầu qua bộ lọc dầu 1, dầu qua bơm cánh quạt 2 ( được bơm từ động cơ 3), sau đó dầu qua van an toàn 4, bộ chia dầu 5. Từ đây, dầu đi theo hai hướng: hướng 1, dầu qua đường ống lên bộ tăng áp, tại đây áp suất của chất lỏng tăng lên rất nhiều, dầu có áp suất cao được đưa vào phần trên của xylanh. Tại phần này, dưới áp lực của dầu, piston chuyển động xuống tạo lực ép. Cùng với sự chuyển động xuống của piston, dầu ở phần dưới của xylanh được đẩy ra ngoài qua đường ống về bộ chia dầu 4 rồi xuống thùng dầu. Hướng 2, dầu đi qua đường ống lên phần dưới của xylanh. Ở đây, dầu đẩy piston lên thực hiện hành trình chạy nhanh lên. Cùng lúc này, dầu ở phần trên xylanh qua bộ tăng áp, đường ống về bộ chia dầu rồi về thùng dầu. Quá trình trên thực hiện liên tục tùy theo sự điều khiển của người sử dụng.

 Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng

 Các máy thủy lực thường có ưu điểm rất lớn trong việc chuyển động. Nó không đạt tốc độ chuyển động cao, nhưng các máy thủy lực có hành trình ổn định, không gây tiếng ồn nhiều, thực hiện chu trình công tác tại mọi điểm trên hành trình ngoại trừ quá tải.

 Máy đúc thủy lực trong ngành cơ khí được sử dụng rất rộng rãi, từ việc nâng hạ đến gia công kim loại, cũng như phi kim loại. việc gia công

trên máy rất đơn giản và có năng suất cao. Lượng dư gia công khi sử dụng máy đúc là thấp và chỉ cần một lần dập là có thể đạt được độ chính xác như yêu cầu. Chính vì vậy, mà hiện nay máy đúc thủy lực đang được sử dụng ngày càng nhiều trong ngành cơ khí vì khả năng gia công của nó là rất lớn. Việc sử dụng máy đúc trong ngành cơ khí là một yêu cầu cần thiết hiện nay. Máy được sử dụng trong nhiều công đoạn khác nhau để hình thành sản phẩm cũng như phụ trợ cho sản xuất. Máy đúc thủy lực có thể thực hiện hành trình tại mọi thời điểm ngoại trừ quá tải. Máy có thể làm nhiều công việc khác nhau như: dùng để gia công kim loại và gia công vật liệu phi kim loại.

c.Cơ chế đông đặc, đông rắn trong Composite

Loại nhựa gốc sử dụng trong công nghệ compozite ở nhiệt độ bình thường nó ở thể rắn, để dễ vận chuyển và bảo quản người ta đã hòa tan nó trong dung môi monome styren để duy trì ở dạng lỏng, chưa no. Giữa nhựa gốc với styren có phản ứng xảy ra (gọi là phản ứng kết nối ngang) do nhóm chưa bão hòa trong nhựa phản ứng qua lại với styren nếu không được kiểm soát thì nó sẽ trở thành một khối rắn trước khi đưa vào sử dụng.

Do đó người ta pha chất kim hãm để khống chế không cho phản ứng xảy ra, để duy trìở dạng lỏng (bảo quản) trong thời gian đưa vào sử dụng. Khi đưa nhựa vào sử dụng là lúc cần phản ứng kết nối ngang xảy ra hoàn toàn để nhựa đóng rắn trong khuôn, lúc này cần pha chất xúc tác, xúc tiến vào làm mất tác dụng của chất hãm, chất xúc tác tác dụng với chất xúc tiến tạo ra các gốc tự do các gốc tự do này nhanh chóng tạo phản ứng kết nối ngang với nhóm chưa bõa hòa trong nhựa và styren tạo ra nhiều gốc tự do mới, các gốc tự do này tiếp tục phản ứng tạo gốc tự do mới khác, phản ứng dây truyền này xảy ra đến khi các chuỗi polyeste ngày càng dài, càng nhiều, phản ứng kết nối ngang dừng lại khi trong nhựa không còn gốc tự do nào và khi đó nhựa đã đóng rắn hoàn toàn để tạo ra sản phẩm.

Một phần của tài liệu xây dựng qui trình công nghệ chế tạo lắp ráp và sử dụng thiết bị cho tôm ăn thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm bằng vật liệu composite (Trang 76 - 79)