L ỜI NÓI ĐẦU
1.3 .YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ
Thiết bị được khoác ở trên vai người công nhân trong suốt quá trình phun thức ăn cho tôm theo dọc bờ ao nên yêu cầu của thiết bị phải gọn, nhẹ.
Thiết bị phải phun được thức ăn cách bờ ít nhất 2 ÷ 4 m (diện tích cho ăn lớn hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích được làm sạch bằng máy quạt, khu vực thu gom chất thải, và độ tuổi của tôm,khi tôm còn nhỏ thìăn gần bờ, càng lớn thì tôm càng ăn xa bờ) và khoảng cách xa nhất càng xa càng tốt. Nhưng để phù hợp với nuôi tôm ở dạng thâm canh thì khoảng cách xa nhất phải đạt 15 ÷ 20. Với khoảng cách này vừa đảm bảo tận dụng nguồn thức ăn mà lại giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Hình 1 - 13 Sơ đồ phân bố thức ăn khi rải
50000 50000 4000 15000 bờø 1000
Một số ao nuôi tôm ngoài thực tế:
Hình 1 - 14 Ao nuôi tôm dạng hình vuông
Hình 1– 15 Ao nuôi tôm dạng hình chữ nhật
Vì tập tính ăn của tôm tương đối rộng nên thiết bị phun thức ăn phải đảm bảo rải được thức ăn trên diện tích rộng, phân bố đều, tránh tập chung.
Thiết bị làm việc hiệu quả, giảm nhẹ sức lao động của người công nhân.
Thiết bị chế tạo đơn giản, dễ sử dụng, giá thành thấp.
Quá trình hoạt động của thiết bị được tính toán sao cho phù hợp với cách cho ăn, đúng liều lượng, đúng thời gian, tránh dư thừa gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Thiết bị làm việc ổ định, độ bền cao, có thể hoạt động trong môi trường nhiều bụi do thức ăn có thể bị vỡ vụn.
Vật liệu dùng để chế tạo các thiết bị tiếp xúc với thức ăn phải thích hợp tránh gây độc cho thức ăn, cho tôm và phải chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường ao nuôi.
Phải có bộ phận che chắn thích hợp.
Trong quá trình nuôi sử dụng chủ yếu 6 loại thức ăn dạng khô sau: Fry1, Fry2, Starter1, Stater2, Grower, Adult.
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ KỸ THUẬT HOÀN CHỈNH THIẾT BỊ