- Đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
c) Sản phẩm dự kiến của học sinh. - Hành vi của bà H là hành vi trái luật. - Hành vi của bà H là hành vi trái luật.
Là hành vi hành động, làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật, không được giết người. Bà H đã giết cháu nội .
Hành vi đó xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.
- Bà H là người có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Bà H 66 tuổi, bà H có đủ khả năng nhận thức rằng giết người là hành vi sai, trái quy định pháp luật xâm phạm đến tính mạng của người khác, bà tự quyết định hành vi của mình do đó phải độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện. - Trong tình huống trên bà H có lỗi.
Hành vi trên của bà H là lỗi cố ý. Bà biết giết cháu là trái pháp luật, nhưng bà vẫn cố ý thực hiện.
GV: Nhận xét kết quả thảo luận và từ tình huống định hướng học sinh nêu các dấu hiệu vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật
Thứ nhất là hành vi trái pháp luật
- Hành vi đó có thể là hành động - làm những việc khơng được làm theo quy định của pháp luật hoặc không hành động - không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
- Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai là do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
- Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình.
Thứ ba là Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
- Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả khơng tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vơ tình để mặc cho sự việc xảy ra. => Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung trách nhiệm pháp lý.
a) Mục tiêu, phương pháp hình thức: Học sinh hiểu được thế nào là trách nhiệm
pháp lí. Mục đích của việc áp dụng Trách nhiệm pháp lý.
GV sử dụng phương pháp thảo luận kết hợp với thuyết trình tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức ngay trên lớp.
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành. Giáo viên chiếu lại tình huống trong hoạt động 1 và lần lượt
nêu các câu hỏi:
1) Ở tình huống trên, Bà H sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ? 2) Căn cứ vào đâu để xử phạt bà H? Xử phạt như thế nào? 3) Việc xử phạt đó có ý nghĩa gì ?
- u cầu các học sinh suy nghĩ trả lời.
- HS phản hồi ý kiến (Mỗi câu hỏi có 2-3 HS nêu ý kiến cá nhân). - GV/1 HS ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ.