- Học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa:
- Tìm hiểu một số vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm kỷ luật của người dân Yên Thành.
BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT( Tiết 3). TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu: Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu biểu hiện của một số loại vi
phạm pháp luật và trách nhiệm pháp luật phải chịu.Tích cực tìm hiểu pháp luật để khơng vi phạm pháp luật.
b) Cách thức tiến hành.
GV: Tổ chức cho học sinh đóng vai.
GV: Giao tình huống cho nhóm học sinh đóng vai. Thời gian chuẩn bị 2 phút, thời gian đóng vai 3 phút. Tình huống:
Bạn Nguyễn thị X là học sinh lớp 12D thường xuyên đăng Facebook để kiếm like và comment, sáng ngày 15/9/2020, đang trong giờ học, X lấy điện thoại chụp hình bạn lê Văn T - bạn học cùng lớp, ngồi phía sau đang ngủ gật.
Sau khi chụp hình, X liền đăng lên Facebook và rất nhiều bạn học nhảy vào bình luận, nhiều bình luận mang tính chỉ trích làm cho T rất khó chịu và T đã yêu cầu X gỡ mấy bức ảnh trên facebook xuống nhưng X không gỡ.
Câu hỏi thảo luận:
Theo các bạn việc bạn X chụp hình bạn T đăng lên facebook là đúng hay sai? Vì sao?
Nếu bạn ở trong trường hợp của T bạn sẽ làm gì? - HS được giao tiến hành đóng vai.
- HS cả lớp theo dõi tình hng và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm dự kiến:
Các em nêu được:
- Việc X chụp hình T đăng lên facebook không được sự đồng ý của T là sai vì theo quy định tại khoản 1,2 Điều 32 bộ luật dân sự 2015 đối với hình ảnh thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý. - Nếu em ở trong trường hợp của T em sẽ yêu cầu bạn X gỡ ảnh.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 bộ luật dân sự 2015 đối với hình ảnh thì:Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại điều này thì người có hình ảnh có quyền u cầu tịa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
GV: Nhận xét và kêt luận:
Trường hợp trên X vừa vi phạm kỷ luật vì sử dụng điện thoại trong giờ học không được sự đồng ý của giáo viên, vừa vi phạm dân sự vì đã đăng ảnh của người khác lên facebook khi không được T đồng ý.
Từ ví dụ này giáo viên dẫn dắt cho học sinh thấy trong cuộc sống có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất mức độ và hậu quả người ta chia thành các loại vi phạm khác nhau. Để hiểu rõ hơn cô cùng với các em tìm hiểu nội dung bài mới. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm
pháp lí.
a) Mục tiêu: Phân biệt được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý và
những biểu hiện của nó trong đời sống.
Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
b) Tổ chức thực hiện:
GV: Tổ chức thảo luận tình huống pháp luật ở địa phương cho các nhóm. GV: Nêu câu hỏi cho các nhóm.
Thời gian thảo luận 5 phút.
Nhóm 1: Thảo luận tình huống.
Ngày 2/3 đại diện Cơng An huyện n Thành tạm giữ nhóm đối tượng thực hiện 13 vụ cướp trên địa bàn huyện. Nhóm đối tượng gồm: Nguyến Bá Dũng sinh năm 1996, trú tại xóm 3 xã Liên Thành, Lê Văn Đức sinh năm 2001, trú tại xóm 8 Cơng Thành và Lê Thị Hương sinh năm 1988 trú tại xóm Mỹ Khánh, xã Khánh Thành.
Qua đấu tranh cả ba đối tượng khai nhận cùng nhau thực hiện 13 vụ cướp giật dây chuyền, bông tai vàng và điện thoại di động trên địa bàn Yên Thành từ tháng 10 năm 2019 cho đến nay.
(Theo truyền hình nghệ An.vn ngày 02/03/2020) Câu hỏi:
+ Theo em hành vi vi phạm trong tình huống trên Của Dũng, Đức, Hương có phải là hành vi vi phạm pháp luật khơng?
+ Phân tích dấu hiệu vi phạm pháp luật của ba đối tượng trên? + Hậu quả của hành vi này là gì?
+ Hành vi của 3 đối tượng này thuộc loại vi phạm pháp luật nào? Theo em trách nhiệm pháp lý mà họ phải gánh chịu như thế nào?
+Trình bày hiểu biết của nhóm em về vi phạm hình sự và trách nhiệm hình sự?
Nhóm 2: Thảo luận tình huống.
Ngày 3/8/2020 ơng Nguyễn Cảnh Nam xã Xuân Thành, Yên Thành có đi làm thuê từ vùng dịch Đà Nẵng về và đến trạm y tế xã khai báo. Do sức khỏe chưa có biệu hiện gì và cho về cách ly tại nhà, đồng thời quán triệt các quy định và kí cam kết thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên đến ngày 8/8 ông Nam tụ tập uống rượu vơi 2 người cùng xóm thì bị chính quyền địa phương phát hiện và mời 3 cơng dân nói trên làm việc và ra quyết định xử phạt cảnh cáo.
Ngày 14/8 ông Nam tiếp tục vi phạm, ông tự tiện ra khỏi nhà và đến khu vực chợ Gám để mua sắm.Trước những hành vi trên, UBND xã Xuân Thành đã xử phạt hành chính 2 triệu đồng đối với ơng Nguyễn Cảnh Nam theo Nghị định 176/2013NĐ-CP ngày 14/3/2013 trong lĩnh vực y tế. (Trung tâm VHTT&Truyền thông Yên Thành đăng truyenhinhnghean.vn ngày 17/08/2020)
Câu hỏi thảo luận:
+ Theo em hành vi trên của Ơng Nam có vi phạm pháp luật khơng? + Đây là biểu hiện của hình thức vi phạm pháp luật nào?
+ Trách nhiệm pháp lý mà ông Nam phải gánh chịu cho hành vi trên là gì? + Nêu hiểu biết của nhóm em về vi phạm hành chính?
Nhóm 3: Thảo luận tình huống. Năm 2013 UBND xã X đã cho anh A thầu một mảnh hồ là 3 hecta. Nhưng từ đó đến nay nhà anh A chưa năm nào được sử dụng mảnh đất mình đã thầu. Do có 2 hộ gia đình khác cứ lấn chiếm lấy đất và sử dụng. Đến năm 2017 họ đổ đất và trồng cây trên đó coi như đất của họ. Mặc dù nhiều lần gia đình anh A có ý kiến nhưng họ vẫn cố tình sử dụng. Quá bức xúc anh A làm đơn kiện gửi lên UBND xã.
Câu hỏi thảo luận.
+ Theo dõi tình huống em có nhận xét gì về hành vi của hai hộ gia đình trên? + Hai hộ gia đình trên phải chịu trách nhiệm pháp lý gì?
Nhóm 4: Thảo luận tình huống.
Bà Vũ Thị Linh cơng chức văn hóa xã hội xã Tăng Thành đã ghép người thân vào các hộ cận nghèo của xóm để trục lợi của nhà nước. Cụ thể bà Vũ Thị Linh đã đưa ông Nguyễn Văn Thắng (chồng) ghép vào hộ bà Hoàng thị Sen, đưa bà Phạm Thị Đoài (mẹ chồng) vào hộ anh Lê Văn Dũng trú cùng xóm 1 là hộ cận nghèo. Mục đích của bà Linh đưa người thân ghép vào hộ cận nghèo khác để hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Ngày 10/6/2020 UBND xã Tăng Thành đã có tờ trình số 53/TTr gửi UBND huyện Yên Thành đề nghị thi hành kỷ luật đối với bà Linh.
(Theo báo dân tộc và phát triển ngày 23/06/2020) Câu hỏi thảo luận:
+ Theo em hành vi trên của bà Linh có vi phạm pháp luật khơng? + Đây là biểu hiện của hình thức vi phạm pháp luật nào?
+ Trách nhiệm pháp lý mà bà Linh phải gánh chịu cho hành vi trên là gì? + Nêu hiểu biết của nhóm em về vi phạm kỷ luật?
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
c) Dự kiến sản phẩm của học sinh.
Học sinh nêu được:
Nhóm 1:
- Hành vi vi phạm trong tình huống trên Của Dũng, Đức, Hương là hành vi vi phạm pháp luật.
- Dấu hiệu vi phạm pháp luật của ba đối tượng trên.
- Là hành vi trái luật, cướp tài sản, đây là hành vi hành động xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội.
- Cả 3 đối tượng đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật hình sự. Cả 3 đối tượng nhận thức cướp tài sản là sai, trái quy định pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện, lỗi cố ý.
Với dấu hiệu trên cả 3 đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Do đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhóm 2:
- Hành vi của ơng Nam có vi phạm pháp luật
- Đây là biểu hiện của hình thức vi phạm pháp luật hành chính vì ơng Nam khơng tuân thủ quy định nhà nước. cánh ly khi đến từ vùng dịch.
- Ông Nam phải gánh chịu Trách nhiệm hành chính bị xử phạt hành chính 2 triệu đồng đối với ông Nguyễn Cảnh Nam theo Nghị định 176/2013NĐ-CP ngày 14/3/2013 trong lĩnh vực y tế.
Nhóm 3:
- Hành vi giành quyền sử dụng đất của hai hộ gia đình trên là vi phạm pháp luật dân sự.
- Hai hộ gia đình trên phải chịu trách nhiệm dân sự, trả lại quyền sở hữu đất cho nhà anh Hải.
Nhóm 4:
- Theo em hành vi trên của bà Linh có vi phạm pháp luật. - Đây là biểu hiện của hình thức vi phạm kỉ luật.
- Trách nhiệm pháp lý mà bà Linh phải gánh chịu cho hành vi trên là trách nhiệm kỷ luật.
GV: Nhận xét kết quả thảo luận và từ tình huống đưa ra kết luận về các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
* Vi phạm hình sự: Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
quy định tại Bộ luật hình sự.
- Trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm .
* Vi phạm hành chính: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước .
- Trách nhiệm hành chính: Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
*Vi phạm dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác.
- Trách nhiệm dân sự: Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo PL
*Vi phạm kỉ luật: Là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước… do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.
- Trách nhiệm kỷ luật: Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về các loại vi phạm pháp
luật và trách nhiệm pháp lý, để từ đó có thái độ tơn trọng pháp luật.
b. Nội dung: - GV tổ chức học sinh làm bài tập.
- HS làm bài tập .
c. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời phù hợp với yêu cầu của GV đưa rad. Tổ chức thực hiện: d. Tổ chức thực hiện:
Học sinh là bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Theo quy định của pháp luật, Hành vi của cụ ông 70 tuổi xâm hại 2 bé gái
ở Văn Thành là vi phạm?
A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sựC. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm kỷ luật. C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, Cụ ông 70 tuổi xâm hại 2 bé gái ở Văn thành
phải chịu trách nhiệm?
A. chịu trách nhiệm kỷ luật. B. chịu trách nhiệm hình sự. C. chịu trách nhiệm dân sự. D. chịu trách nhiệm hành chính. Câu 3: Bạn A trường lớp 10C Trường THPT Bắc Yên Thành thường xuyên đi học
muộn và bỏ tiết. Hành vi của bạn A thuộc loại vi phạm nào dưới đây.
A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sựC. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm kỷ luật. C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 4: Cơ sở sản xuất bánh mì của anh C ở xã Cơng Thành khơng đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm anh C đã vi phạm.
A. quy tắc quản lí xã hội. B. quy tắc quản lí của nhà nước.C. quy tắc kỉ luật lao động. D. nguyên tắc quản lí hành chính. C. quy tắc kỉ luật lao động. D. nguyên tắc quản lí hành chính. Câu 5: Anh A ở xã Hậu Thành vay 100 triệu của anh B ở xã phúc Thành, dù đã
quá hạn và anh B nhiều lần yêu cầu anh A trả lại Tiền nhưng anh A vẫn không trả. Hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào sau đây?
A. Vi phạm công vụ B. Vi phạm quy chế