Thứ nhất, trong vấn đề xác định tội danh.
- Định tội danh theo dấu hiệu hành vi của tội phạm, đánh giá trong hành vi phạm tội có thỏa mãn “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
Thực tế khi đinh tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự vẫn cịn chưa có nhận thức thống nhất trong việc xác định tình tiết: “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Có thể thấy, việc đánh giá như thế nào là tinh thần bị kích động
mạnh, đưa ra tiêu chí cụ thể để đánh giá cũng chưa thống nhất, dẫn tới khi có tình tiết “tinh
thần bị kích động” thì có quan điểm cho rằng đó là “tinh thần bị kích động mạnh” nhưng có
quan điểm khác thì lại cho rằng “tinh thần bị kích động nhưng chưa đến mức bị kích động
mạnh”. Thực tế, nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn chưa thống nhất trong việc
đề này. Hơn nữa, khi xác định ngun nhân dẫn tới tình trạng tinh thần bị kích động mạnh, mặc dù đều thống nhất là:“hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người
phạm tội hoặc người thân thích của người đó”, nhưng lại chưa thống nhất trong việc xác
định hành vi trái pháp luật ở đây phải là hành vi trái pháp luật hình sự hay có thể là trái pháp luật trong các lĩnh vực pháp luật khác như vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, … Có quan điểm cho rằng chỉ có hành vi trái pháp luật hình sự mới có thể gây ra tình trạng tinh thần bị kích động mạnh ở người phạm tội, nhưng có quan điểm khác thì lại cho là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra tình trạng tinh thần bị kíchđộng mạnh, mặc dù là hành vi trái pháp luật khơng thuộc lĩnh vực hình sự, nhưng khơng bắt buộc.
Ví dụ vụ án: Khoảng 9h30 ngày 17/6/2019, Nguyễn Thanh A, Trần Trọng B đi uống cà phê ở quán M trên đường TĐ, Quận T, Tp.Hồ Chí Minh. Sau khi uống cà phê xong, A ngồi trên xe mơ tơ Honda chở B phía sau đi từ chỗ để xe trong sân quán M ra đến cổng, do phóng nhanh thiếu chú ý quan sát nên đã đâm vào xe mô tô Yamaha của Hồ Văn C đang chở em trai là Hồ Văn D trên đường đi vào chỗ để xe. Va chạm làm xe mô tô của C vỡ yếm, C và D ngã xuống đất bị xây xát nhẹ. C lên tiếng “Mày đi kiểu mù à, đền xe hỏng cho tao ngay” làm A và B bực tức lao đến đấm đá, vật lộn với C và D. Do mọi người trong quán M can ngăn kịp thời nên hai bên khơng ai bị thương tích gì, chỉ bị bẩn quần áo do vật lộn, hai bên cùng lên xe mô tô đi ra khỏi quán M nhưng đều hẹn “Tí nữa nói chuyện tiếp”.
Khoảng 30 phút sau, A và B mỗi người cầm theo 01 con dao quay lại quán M thì gặp C và D đã chờ sẵn cầm trên tay mỗi người 01 cây côn nhị khúc. Khi còn cách nhau khoảng 3m, A và B vung dao dọa chém cịn C và D cũng giơ cơn lên chỉ trỏ. A chỉ dao về phía C rồi hơ to “Tao chém chết mày”, đồng thời tiến sát đến chỗ C đứng làm C hoảng sợ quay lưng bỏ chạy, A cầm dao đuổi theo. Khi C chạy được khoảng 10m bị tuột dép thì A đuổi kịp, A chém với 01 nhát trúng sâu vào bả vai bên phải của C làm máu chảy ướt áo. A đứng lại không đuổi chém C nữa còn C chạy tiếp đến chỗ D đang đứng rồi quay lưng ra cho D xem và nói “Mày xem nó chém thủng vai anh rồi này”. Nhìn thấy C bị chém vào vai máu chảy nhiều nên D bực tức cầm côn nhị khúc chạy đến chỗ A đang đứng, khi đến gần A, D hô lên “Sao mày chém anh tao” rồi vụt 02 nhát trúng vào vùng mặt A làm A ngã xuống. Khi A đang nằm dưới đất mặt đầy máu thì C chạy tới dùng chân đất đạp 01 nhát trúng vào mặt A. Mọi người gần hiện trường chạy đến can ngăn và đưa A, C đi cấp cứu. Theo kết luận giám định của Trung tâm pháp y Tp.Hồ Chí Minh thì tỷ lệ tổn thương cơthể của A là 32%, tỷ lệ tổn thương cơ thể của C là 10%. Trong quá trình giải quyết vụ án, hiện có hai quan điểm khác nhau về việc xác định tội danh đối với hành vi cố ý gây thương tích của Hồ Văn C và Hồ Văn D.
Quan điểm thứ nhất: hành vi của C dùng chân đạp trúng 01 nhát vào mặt của A, hành vi của D dùng cán cuốc tre đập trúng 02 nhát mặt của A cùng là nguyên nhân gây ra hậu quả
tỷ lệ thương tích 32% cho người bị hại, đã thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 134 BLHS năm 2015.
Quan điểm thứ hai: hành vi của C và D đã thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, theo Điều 135 BLHS năm 2015.
Tác giả nhất trí với quan điểm thứ hai, xác định C và D phạm Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Vì đặc trưng của hành vi phạm tội như sau: Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là dấu hiệu cơ bản đầu tiên của tội này. Trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở dạng “bất bình thường”, cụ thể là bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực ở dạng “bị kích động mạnh” dẫn đến khơng làm chủ được hành vi, lời nói, hành động của mình. Người phạm tội khi ở “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” thì lý trí sẽ khơng kiểm sốt được hành vi dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Việc đánh giá mức độ tinh thần bị kích động “mạnh” hay “chưa đủ mạnh” chỉ mang tính chất tương đối, phụ thuộc vào nhận thức, đánh giá của mỗi người và phụ thuộc vào từng điều kiện, hồn cảnh, tình huống, đến nay các cơ quan tư pháp vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.
Nạn nhân (người bị hại) có lỗi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội là dấu hiệu thứ hai của tội này. Lỗi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã thực hiện của người bị hại có thể là một hoặc nhiều hành vi cụ thể nhưng phải có mối quan hệ nhân quả vớihành vi phạm tội của người phạm tội, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội của bị can. Lỗi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của người bị hại phải có trước, cịn hành vi vi phạm pháp luật của người phạm tội thường diễn ra liền sau hoặc sau một khoảng thời gian khơng xa tính từ thời điểm người bị hại thực hiện hành vi có lỗi với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.
Trong vụ án nêu trên, bị hại A là người có lỗi trước đối với bị can C. Ban đầu là hành vi A điều khiển xe mơ tơ phóng nhanh, thiếu chú ý quan sát đâm vào xe mô tô của C làm hư hỏng xe, gây thương tích nhẹ cho C và D. Khơng những không xin lỗi, khắc phục hậu quả gây tai nạn cho C mà A còn thực hiện hành vi dùng dao bổ dưa chém sâu vào bả vai bên phải của C. Đây là hành vi vi phạm pháp luật có tính chất cơn đồ của A xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của C, là nguyên nhân dẫn đến “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” của C và D. Tinh thần của C bị kích động mạnh do chuỗi hành vi của A đã xâm phạm trực tiếp đến tài sản, sức khỏe của C. Trạng thái tinh thần của Lê Văn C diễn ra từ bực bội đến bực tức rồi căm giận do bị chém trọng thương làm C khơng kiểm sốt được hành vi của mình dẫn đến việc dùng chân đạp vào mặt của A. Mục đích của C khi dùng chân đạp vào mặt A là cố ý gây thương tích cho A, cịn động cơ phạm tội là để trả thù A vì A đã xâm phạm trực tiếp đến tài
sản, sức khỏe của C.
Đối với D, bức xúc trước việc anh trai mình bị A xâm phạm trực tiếp đến tài sản, đặc biệt là xâm phạm đến sức khỏe khi nhìn thấy vết thương nặng đang chảy nhiều máu do A gây ra với C nên D cũng bị kích động mạnh về tinh thần. Do xót anh bị chém dẫn đến trạng thái bực tức, nóng giận mất tự chủ nên D đã dùng cơn nhị khúc vụt vào mặt A. Mục đích của D khi dùng côn nhị khúc vụt vào mặt A là cố ý gây thương tích cho A, cịn động cơ phạm tội là để trả thù A vì A đã xâm phạm trực tiếp đến tài sản, sức khỏe của C.
Với các phân tích trên đây, tác giả cho rằng, có đủ căn cứ xác định Hồ Văn C và Hồ Văn D phạm Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135 BLHS năm 2015.
- Định tội danh theo dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Ngồi ra vẫn chưa có sự thống nhất giữa những người tiến hành và tham gia tố tụng hình sự trong việc xác định hậu quả của tội phạm. Do vậy trong một số trường hợp việc xác định tội danh để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có sự khác nhau. Cụ thể:
Tình huống thứ nhất đặt ra: Người nào đó thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng chưa gây ra hậu quả chết người, mà chỉ gây ra hậu quả thương tích với tỷ lệ tổn thương có thể từ 31% trở lên. Khi xử lý tình huống trên, theo văn bản hướng dẫn của HĐTP TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng như sau: hậu quả do hành vi phạm tội gây ra đến đâu thì xử lý đến đó. Như vậy khi giải quyết tình huống vẫn cịn có quan điểm khác nhau trong vấn đề định tội danh theo dấu hiệu hậu quả tội phạm.
Có ý quan điểm cho rằng: một người đã thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh gây ra hậu quả thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên thì sẽ cấu thành tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Có quan điểm khác cho rằng tình huống này cần căn cứ vào dấu hiệu lỗi của người phạm tội được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Trong ý thức chủ quan của người phạm tội, họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả chết người xảy ra; hoặc thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả chết người xảy ra. Trong tình huống trên, hậu quả chết người chưa xảy ra nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội hay do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của họ. Cho nên, người nào có hành vi giết người trong trạng thái tinhthần bị kích động mạnh chỉ mới gây ra hậu quả gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên sẽ cấu thành nên tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt hồn thành. Với phân tích trên thì tác giả hồn tồn đồng ý với quan điểm thứ hai. Tuy vậy, việc xác định lỗi của người phạm tội đối với hậu quả do hành vi phạm tội của họ gây ra là vấn đề khơng đơn giản, vì khi người phạm tội rơi vào tình trạng tinh thần bị kích động mạnh, về mặt tâm lý họ sẽ bị ức chế đến cao độ, do đó lúc thực hiện hành vi họ khơng cịn nhận thức đầy đủ tính chất và khả năng gây ra hậu quả của hành vi mà họ thực hiện, và tất nhiên lúc đó họ cũng khơng quan tâm đến việc hậu quả xảy ra là chết người hay thương tích nữa.
Khi phân tích cấu thành tội phạm của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 BLHS), một vấn đề nảy sinh là việc xác định yếu tố chủ quan – lỗi của người phạm tội. Hầu hết các tài liệu như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội – 2001), Bình luận Khoa học BLHS của nhiều tác giả, cũng như một số sách chuyên khảo của chuyên gia đầu ngành, khi phân tích về hai tội phạm này đều thừa nhận lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, qua việc phân tích “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” cho thấy, khi phạm tội, người phạm tội không nhận thức rõ hậu quả nguy hiểm cho xã hội cụ thể nào sẽ xảy ra từ hành vi của mình và do đó, cũng khơng thể nói họ mong muốn hậu quả cụ thể nào đó xảy ra. Trong khi đó, muốn xác định người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp thì về lý chí, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bản thân họ phải nhận thức được hành vi đó dẫn tới hậu quả chết người hoặc gây thương tích, tổn hại sức khỏe sẽ xảy ra từ hành vi trái pháp luật của mình, cịn về ý chí họ mong muốn hậu quả đó xảy ra và tất nhiên mong muốn thực hiện hành vi. Vì vậy, đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích độngmạnh (Điều 125 BLHS) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 BLHS), chỉ có thể nói người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp trong khi thực hiện tội phạm. Do đó, theo quy định hiện hành, căn cứ vào bản chất của “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” không thể phân biệt hai tội này dựa vào dấu hiệu chủ quan, nghĩa là dựa vào lỗi của người phạm tội đối với hậu quả mà phải dựa vào dấu hiệu hậu quả. Nếu hậu quả chết người xảy ra có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội, đó là tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Cịn nếu hậu quả xảy ra chỉ là thương tích chưa dẫn tới hậu quả chết người, thì xác định phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà khơng thể là tội phạm khác ngồi tội này. Ngun tắc “hậu quả đến đâu xử lý đến đó” chỉ áp dụng đối với lỗi cố ý gián tiếp. Vì vậy nếu hậu quả chết người đã xảy ra thì xử lý về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì chỉ phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt) nếu chứng minh được đó là lỗi cố ý trực tiếp.
Tình huống thứ hai đặt ra đối với quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 135 BLHS quy định hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người. Khi định tội danh sẽ căn cứ vào khoảng thời gian nhất định giữa thời điểm hậu quả chết người xảy ra nhanh hay chậm cách thời điểm thực hiện hành vi, tùy thuộc vào từng trường hợp, nếu hậu quả chết người xảy ra cách thời điểm thực hiện hành vi đó một khoảng thời gian dài thì định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo điểm b khoản 2 Điều 135 BLHS năm 2015. Còn sẽ xử lý về tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 Điều 125 BLHS năm 2015, nếu hậu quả chết người xảy ra cách thờiđiểm người phạm tội thực hiện hành vi đó một khoảng thời gian dài. Theo tác giả quan điểm định tội danh như trên là thiếu cơ sở khoa học vì trong cả hai trường hợp, người phạm tội không nhận thức được rõ ràng hậu quả của hành vi phạm tội do mình gây ra. Bởi thực tế có khơng ít trường hợp, nếu ngay từ đầu làm tốt sơ cấp cứu tại chỗ, không