Hạn chế, thiếu sót trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu khái quát ở mốt số nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, xuất phát từ sự bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự có liên quan.
Với quy định Điều 135 BLHS tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có một số dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm cơ bản giống một số tội phạm khác tương tự như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS); Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt q mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 BLHS); v.v… Với vấn đề trên cho thấy các quy định của pháp luật hình sự cịn hạn chế, bất cập nhất định, điều này ảnh hưởng tới hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt của các chủ thể áp dụng pháp luật.
Bên cạnh đó, các điều luật quy định tội phạm thuộc nhóm các tội xâm phạm sức khỏe của người khác nội dung điều luật không mô tả một cách rõ ràng về dấu hiệu hành vi khách quan của từng tội để phân biệt tội phạm này với các tội khác, nhất là đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sứckhỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà kèm“dẫn đến chết người” có tình tiết định khung tăng nặng. Do điều luật chưa đưa ra khái niệm cụ thể về hai tội danh này, cũng như chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hai trường hợp này nên khi áp dụng vẫn cịn nhận thức chưa thống nhất, cịn có nhiều cách hiểu khác nhau.
Việc ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS năm 2015 về các tội xâm phạm sức khỏe con người chưa được kịp thời hoặc vẫn cịn tình trạng sử dụng các văn bản hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS cũ đã hết hiệu lực. Ví dụ, điểm b, Mục 1, Chương 2, Nghị quyết số 04/NĐTP ban hành ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC giải thích: “Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh”. Mặc dù văn bản này được ban hành khá lâu nhưng do chưa có văn bản mới thay thế nên cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải theo hướng dẫn của Nghị quyết trên để áp dụng. Điều này dẫn tới việc áp dụng các quy định của BLHS năm 2015 để định tội danh cũng như quyết định hình phạt, chưa thống nhất, dẫn tới cịn nhiều quan điểm khác nhau khi xử lý. Chủ thể tiến hành tố tụng hình sự, vẫn cịn một số chưa nhận thức đúng về tình tiết được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại điềm e, khoản 1 Điều 51 BLHS “tình trạng tinh thần bị kích động”, cịn nhầm lẫn giữa trường hợp “tinh thần bị kích động do hành vi trái pháp luật do người bị hại
hoặc do người khác gây ra” với trường hợp được quy định là tình tiết định tội tại khoản 1
Điều 135 BLHS “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc dối với người thân thích của người đó”. Vấn đề này làm ảnh hưởng tới thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ Thẩm phán, Hội thẩm chưa thật sự ổn định, chuyên nghiệp,
trình độ chun mơn, kỹ năng xét xử của họ tuy đã được nâng lên đáng kể, nhưng chưa đồng đều, còn hạn chế nhiều mặt. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử.
Về quy định chế tài đối với tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh BLHS năm 2015 vẫn còn tồn tại, bất cập giống như quy định của BLHS năm 1999. Cụ thể, mặc dù tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại khoản 1 Điều 125 BLHS cao hơn so với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở khoản 1 Điều 125 nhưng BLHS lại quy định cùng một chế tài khung hình phạt là “bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” rõ ràng điều này chưa phân hóa tội phạm với khung hình phạt tương ứng. Nếu quy định chế tài như trên vơ tình dẫn tới cách hiểu hai hành vi này có tính chất, mức độ nguy hiểm như nhau nên chế tài giống nhau.
Các quy định của BLTTHS và pháp luật giám định còn vướng mắc, bất cập. Theo quy định Điều 135 BLHS đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân phải từ 31% trở lên mới xử lý hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mới tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Nhưng có một số trường hợp trên thực tế xảy ra người bị hại từ chối giám định do đã thỏa thuận bồi thường dân sự với người có hành vi gây thương tích cho họ hoặc do bị mua chuộc, cũng có thể bị đe dọa, ép buộc … hoặc vì một lý do khác như cơng tác giám định chậm làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài, dây dưa dẫn tới không thể xử lý về hình sự được, đồng nghĩa với việc để lọt tội phạm không xử lý. Mặt khác pháp luật tố tụng chưa có biện pháp chế tài cụ thể cho những trường hợp người bị hại không chịu hợp tác giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể. BLTTHS hiện hành chỉ mới quy định: “Người bị hại… nếu từ chối kết luận giám định mà khơng có lý do
chính đáng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 383 BLHS”. Ngồi ra cơ
quan giám định khơng quy định thời hạn cụ thểphải thực hiện yêu cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong thời hạn cụ thể là bao nhiêu ngày thì phải có bản kết luận giám định. Điều này thường dẫn tới tình trạng cơ quan giám định thực hiện chậm trễ, gây khó khăn, giảm hiệu quả trong các hoạt động ở mỗi giai đoạn tố tụng khi xử ly, giải quyết các vụ án về các tội xâm phạm sức khỏe.
Thứ hai, xuất phát từ chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng trong việc giải quyết các vụ án
Số lượng cán bộ làm công tác giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể ở cấp quận còn thiếu, còn yếu về chất lượng, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu về chun mơn, nghiệp vụ, phương tiện cơng tác. Vì vậy, trong một số trường hợp phải trưng cầu giám định ở cơ quan chuyên môn cấp thành phố hoặc cấp Trung ương do đó thời hạn giám định và trả lời kết quả giám định dẫn tới một số vụ án việc giải quyết phải kéo dài, chưa kịp thời.
Sự tác động, ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, vẫn còn một số người tiến hành cũng như tham gia tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án cịn có những biểu hiện tiêu cực như thiếu trách nhệm trong thực thi cơng vụ, chưa thật sự chí cơng vơ tư, thật sự khách quan trong việc giải quyết vụ án, cá biệt cịn có trường hợp vi phạm đạo đức cơng vụ, vi phạm pháp luật trong q trình giải quyết vụ án.
Thứ ba, số lượng luật sư tuy nhiều nhưng chất lượng chưa thật sự đồng đều, chủ yếu các luật sư tham gia hoạt động tư vấn pháp luật, số lượng luật sư tham gia vào quá trình tranh tụng tại phiên tịa vẫn cịn ít
Trong các vụ án hình sự sơ thẩm, quá trình tố tụng và sự tham gia của luật sư (vai trò của luật sư) chưa thực sự rõ nét, nhiều khi cịn mang tính thụ động. Điều đó bắt nguồn từ kỹ năng và những rào cản pháp lý, thực tiễn từ hoạt động tố tụng. Hiện nay vai trị của luật sư trong q trình tranh tụng rất mờ nhạt, chưa hiệu quả.
Thứ tư, một số các cơ sở giám định tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định còn thiếu, chưa đồng bộ
Trong án xâm phạm sức khỏe, kết luận giám định rất quan trọng, là cơ sở cho việc định tội, định khung hình phạt nên u cầu phải chính xác. Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị, máy móc, phương tiện cho các cơ sở giám định cũng cần được quan tâm nhiều hơn để nhằm đảm bảo phục vụ hiệu quả tốt nhất cho công tác giám định trong các vụ án.
Kết luận chương 2
Qua hoạt động thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự nhất là trong định tội danh và quyết định hình phạt về tội phạm nói chung trong đó có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của TAND thành phố Hồ Chí Minh trong 05 năm (2016 – 2020) đạt được một số kết quả nhất định. Điều này thể hiện nhìn chung cơng tác giải quyết vụ án hình sự đảm bảo khách quan, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đảm bảo an ninh trật tự, tạo mơi trường xã hội thuận lợi, an tồn cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền con người góp phần phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm hiệu quả, tạo môi trường trật tự an tồn xã hội.
Bên cạnh đó, hoạt động áp dụng pháp luật vẫn cịn khơng ít những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, sai sót địi hỏi cần phải nghiên cứu, giải quyết. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong áp dụng các quy định của pháp luật hình sự để giải quyết vụ án xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng cơ bản có hai nhóm ngun nhân chính đó là những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và những hạn chế, thiếu sót của chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự và những người tham gia tố tụng hình sự.
Với kết quả nghiên cứu ở chương 2 chính là cơ sở thực tiễn để luận văn xây dựng các yêu cầu và giải pháp đảm bảo áp dụng quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh được trình bày trong chương 3 của luận văn.
Chương 3
NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬTVỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE