Kết quả đánh giá cảm quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng gấc trong sản xuất sữa chua kefir (Trang 70)

e. Chỉ tiêu đánh giá

4.7.2 Kết quả đánh giá cảm quan

Bảng 4.12: kết quả đánh giá cảm quan theo phương pháp cho điểm chất lượng TCVN3215-79.

Thành viên Chỉ tiêu đánh giá

màu sắc cấu trúc mùi vị

1 4 4 4 5 2 5 4 3 4 3 4 3 3 3 4 3 3 4 5 5 3 5 3 3 6 4 5 4 4 7 4 4 3 5 8 5 3 5 4 9 4 4 3 4 tổng 36 35 32 37

Trung bình chưa có trọng lượng 4 3.8889 3.5556 4.1111

Hệ số trọng lượng 1 0.8 1 1.2

Trung bình có trọng lượng 4 3.1111 3.5556 4.9333

Với mức điểm chất lượng 15.6 sản phẩm sữa chua Kefir gấc đạt mức chất lượng loại khá.

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 5.1 kết luận.

Qua quá trình tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu và tổng hợp các kết quả thu nhận được có thể rút ra các kết luận như sau:

5.1.1. Các thông số tối ưu của quá trình lên men cũng như phối chế nguyên liệu. - Để quá trình lên men tốt và sản phẩm đạt chất lượng cao thì tỉ lệ bổ sung tối ưu nhất cho nguyên liệu là: đường lactose 4% và sữa bột gầy 5%.

- Tỉ lệ Gelatine phối trộn vào thích hợp 1,6% để sản phẩm đạt cấu trúc ổn định. - Tỉ lệ men giống tốt nhất cho quá trình lên men là 7%.

- Độ acid dừng thích hợp nhất cho sản phẩm đạt mùi vị và hình thái tốt là 95oT. - Nhiệt độ lên men tốt nhất ở 32oC.

-Tỉ lệ phối chế cho thành phẩm sau lên men được đánh giá cao ở tỉ lệ dịch pure gấc 5% và tỉ lệ siro phối vào dịch lên men là 9%.

Hình 5.1: Quy trình công nghệ sản xuất đề nghị.

5.2 kiến nghị.

Trên thị trường Việt Nam đã có mặt sản phẩm Kefir nhưng sản phẩm chưa đa dạng. Hơn nữa do quá trình phát triển và hệ vi sinh vật trong Kefir còn rất phức tạp nên phương pháp chế biến Kefir trên qui mô công nghiệp còn nhiều khó khăn, tính thương mại không cao và chất lượng sản phẩm khó được thị trường chấp nhận. Điều này là một hạn chế lớn trong công nghiệp chế biến sữa vì Kefir ngoài việc sử dụng như một loại sữa chua thông thường, nó còn được quan tâm như một lọai dược phẩm chữa bệnh và rất có lợi cho sức khỏe, Kefir chứa đầy đủ các tố chất cần thiết cho cơ thể, nó thích hợp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, người bệnh và người già.

Trong gấc giàu lycopene và beta- carotene là đặc điểm tốt của sản phẩm. Tuy nhiên, bổ sung 5% dịch pure gấc vào sữa chua Kefir là còn thấp chưa thực sự mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Nếu bổ sung nhiều gấc sản phẩm sẽ không đạt được giá trị cảm quan tốt. Ngoài ra, beta-caroten bổ sung vào nhỏ khó xác định, đối với lycopene thì chưa có phương pháp xử lý mẫu khả thi nên chưa kiểm tra được được hàm lượng lycopene có trong sữa chua Kefir. Điều này là một hạn chế lớn của đề tài.

Thanh trùng 90oC;5ph Hạ nhiệt về 30-34oC (15-18oC; 14h) Sản phẩm Nguyeân lieäu Phối trộn Đồng hóa

Cấy giống, lên men

Phối chế

Ủ chín

Làm lạnh Xử lý nhiệt

Sữa tiệt trùng Hạt giống (5%) Lên men (pH= 4,5) Lọc Chủng giống Kefir Hạt Kefir Trữ men giống Dòch gaác, Siro (Gấc 5%; Dịch siro 9%) (4-6oC) Men cấy 7% Sữa bột 5% Đường latose 4% Gelatine 1,6%

Do thời gian nghiên cứu ngắn, thiết bị và phương tiện thí nghiệm còn nhiều hạn chế nên nội dung thí nghiệm không thể khảo sát hết các yếu tố có liên quan đến chất lượng và tính thương mại cho sản phẩm Kefir. Vì vậy để góp phần nâng cao giá trị và đa dạng hóa cho sản phẩm, cần được nghiên cứu tiếp những vấn đề sau:

- Khảo sát thời gian và nhiệt độ ủ chín sản phẩm.

- Nghiên cứu biện pháp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm: bao bì, thiết bị lên men… để có thể sản xuất Kefir trên qui mô công nghiệp hiện đại.

- Nghiên cứu sự phát triển của hạt Kefir trên các môi trường mới như nước dừa, sữa đậu nành, sữa dừa, dịch quả nguyên chất… góp phần đa dạng hóa sản phẩm.

- Sản phẩm sau quá trình bảo quản, nấm men vẫn tiếp tục phát triển tạo sản phẩm có mùi men lộ rõ và vị đắng của xác men, vì vậy có thể tiến hành thanh trùng nhẹ sau lên men nhằm hạn chế sự phát triển của nấm men kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm.

phần 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO.

[1] Trần Văn Chính, 2008. Giáo trình phương pháp bố trí thí nghiệm và hướng dẫn thực tập phần mềm thống kê Minitab 13.0.

[2] Nguyễn Đức Lượng, 2006. Công nghệ vi sinh vật, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh

[3] Lê Văn Việt Mẫn, 2004. Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh

[4]Công dụng cuẩ gấc . PGS.TSKH Trần Công Khánh_Tạp chí Thuốc và Sức Khỏe.

[5] Lâm Xuân Thanh, 2003. Giáo trình công nghệ các sản phẩm từ sữa. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội

[7] Đặng Thị Cẩm Tú, 2005. Nghiên cứu chế biến sữa Kefir, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm trường Đại Học An Giang

[8] Lê Ngọc Tú, 2005. Hóa sinh công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội

[9] Hà Duyên Tư, 2000. Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm. Trường Đại Học Bác Khoa, Hà Nội

[10] Tiến sĩ Nguyễn Minh Thủy và nhóm sinh viên thực phẩm bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa nông nghiệm và SHUD, đại học Cần Thơ.

[11] ww.chem.uwimona.edu.jm.1104/lectures/pasionfruit.html [12] www.Kleibers.de/.../guido/4a_kefir_tibet.jpg [13] kefir.vilabo.oul.com [14] wikipedia.com.vn [15] www.Kleibers.de/.../guido/4a_kefir_tibet.jpg [16] http://www.youtube.com/watch?v=ZnN9vskGl40

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng gấc trong sản xuất sữa chua kefir (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w