5 Tích hợp trong xây dựng chương trình

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG QUỐC tế và đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

II. ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

3. 5 Tích hợp trong xây dựng chương trình

Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn phát triển CTGDPT của Việt Nam, trước hết, trong giai đoạn đầu thực hiện tích hợp theo yêu cầu sau:

- Với từng mơn, qn triệt tính hợp trong nội bộ mơn học, tăng cường các bài tập yêu cầu tích hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều nội dung bài học, chương, phần khác nhau.

- Tích hợp các nội dung dạy học ở một số môn/ lĩnh vực thành môn học mới như: Tích hợp nội dung các mơn Vật lí, Hóa học, Sinh học, khoa học trái đất … thành nội dung môn Khoa học tự nhiên (science) theo hướng: Cấu trúc nội dung môn học này vẫn bao gồm các mạch kiến thức của vật lí, hố học, sinh học nhưng ưu tiên lựa chọn các nội dung có liên quan với nhau, soi sáng cho nhau…và đặc biệt có tác dụng cao trong việc hình thành và phát triển năng lực ( NL chung và NL chuyên biệt). Bên cạnh đó xây dựng các chủ đề tích hợp liên mơn.

Về lâu dài nên xây dựng nội dung tích hợp theo xu hướng các nước phát triển, đó là cấu trúc nội dung mơn Khoa học (Science) thơng qua hệ thống các chủ đề tích hợp như: Vật chất, năng lượng, khoa học về sự sống, khoa học trái đất, mơi trường, … xun suốt các lớp.

- Có thể tích hợp Lịch sử và địa lí và mơt số nội dung khác thành môn Xã hội. Cấu trúc nội dung tương tự như cấu trúc môn Khoa học.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nhà trường Việt Nam cần tính đến những khó khăn khi tổ chức dạy học tích hợp. Khó khăn lớn nhất là chuẩn bị đào tạo và bồi dưỡng GV ở THCS và THPT để dạy mơn tích hợp. Với giai đoạn đầu, khi vẫn chấp nhận các mạch nội dung kiến thức theo từng mơn “truyền thống” thì mỗi trường THCS chỉ cần lựa chọn và bồi dưỡng một số GV về nội dung và phương pháp dạy học các chủ đề này.

Về lâu dài, cần có chiến lược đào tạo GV có thể dạy được các mơn tích hợp. Việc đó địi hỏi có Chương trình đào tạo mới ở các cơ sở đào tạo GV THCS.

3.6. Tổ chức dạy học phân hố (vĩ mơ)

Các nước đều thực hiện phân hố ở TH và THCS bằng các mơn/chun đề/HĐ tự chọn; đồng thời thực hiện phân luồng sau THCS. Ở THPT có hai hình thức phân hố là phân ban và tự chọn, trong đó hình thức phân hố bằng tự chọn đang được nhiều nước triển khai.

Việt Nam cần thực hiện dạy học phân hoá bằng phương thức tự chọn trong CT GDPT mới theo hướng :

- Ở tiểu học có các hoạt động tự chọn, chủ đề tự chọn theo hình thức ngoại khóa, câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm,...

- Ở THCS ngoài chủ đề, hoạt động tự chọn như tiểu học có thêm các mơn học tự chọn

-Ở THPT: Tổ chức dạy học tự chọn theo phương án:

+ Lớp 10 là lớp dự hướng nghề nghiệp, giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất và năng lực đã có ở giai đoạn giáo dục cơ bản và được học tập, khám phá các môn học riêng biệt, làm tiền đề cho việc lựa chọn môn học ở lớp 11 và lớp 12 theo định hướng nghề nghiệp.

+Lớp 11 và lớp 12, HS được tự chọn hoàn toàn với một số ( dự kiến 5 môn) theo quy định và phù hợp với ở thích, định hướng nghề nghiệp của các em sau THPT.

Có thể hình dung những khó khăn nảy sinh khi tổ chức dạy học phân hóa theo tự chọn ở THPT:

Việc tổ chức dạy học tự chọn là thách thức với quản lí, đặc biệt là quản lí nhà trường, do vậy, bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lí là cần thiết.

Trong dạy học tự chọn theo định hướng nghề nghiệp, công tác hướng nghiệp có vai trị vơ cùng quan trọng. Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngồi nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội44.

Khi tổ chức dạy học tự chọn, có thể sẽ có những biến động về nhu cầu sử dụng đội ngũ GV do số lượng HS lựa chọn môn học khác nhau sẽ khác nhau.

Mặt khác, một số mơn HS chọn ít, chẳng hạn: Lịch sử, Địa lí, Sinh học; trong trường hợp này có thể điều chuyển GV sang dạy các mơn mới (Mơi trường, Xã hội học, Tâm lí học,…). Bên cạnh đó, việc có thêm một số mơn mới (Kinh doanh, Xã hội học, Tâm lí học, Mơi trường, các mơn tự chọn về nghệ thuật, thể thao,…) cũng là một thách thức đối với việc xây dựng chương trình và đào tạo đội ngũ GV trong giai đoạn trước mắt.

Về cơ sở vật chất, cũng sẽ là khó khăn khi HS khơng học theo lớp mà theo phịng học bộ mơn, số phịng học sẽ tăng.

Để giải quyết các khó khăn nêu trên cần chú ý một số vấn đề sau:

Tổ chức thử nghiệm mơ hình tự chọn ở THPT khoảng 1 năm trên một số trường mang đặc thù khác nhau (thành thị, nông thôn, vùng núi, vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bằng, trung du, vùng ven biển,..). Từ đó xác định được những hoạt động cơ bản của một trường THPT theo mơ hình tự chọn. Có được một hướng dẫn cụ thể cho cán bộ QL và GV các trường THPT về phương thức dạy học tự chọn.

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG QUỐC tế và đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG VIỆT NAM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)