Nghị định 75/2006/ NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG QUỐC tế và đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG VIỆT NAM (Trang 36 - 38)

II. ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

44 Nghị định 75/2006/ NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục

Cần có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lí về các thức tổ chức mơ hình dạy học tự chọn ở THPT (cách thức xác định các lớp học, nhóm học tập theonguyenj vọng HS, cách thức huy động bố trí phịng học, huy động GV, xây dựng thời khóa biểu, quản lí hồ sơ học tập,…).

Về tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho HS: Mục đích chủ yếu của cơng tác hướng nghiệp là Phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho thanh niên sự sẵn sàng tâm lý đi vào những nghề mà các thành phần kinh tế trong xã hội đang cần nhân lực, trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân

Hiệu quả thực hiện công tác hướng nghiệp tùy thuộc rất nhiều vào cơng tác tổ chức, quản lí của từng trường phổ thơng. Để làm được điều này, mỗi trường cần có Ban chỉ đạo cơng tác hướng nghiệp, giúp Hiệu trưởng nhà trường thực hiện các chức năng: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát đối với công tác hướng nghiệp.

HS cũng phải được cung cấp thông tin về hệ thống đào tạo nghề ở các trường ĐH, CĐ, trường nghề, về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, yêu cầu về học phí, về đầu vào khi tuyển sinh, … để có thể lựa chọn trường theo học sau THPT một cách phù hợp.

Về GV: Với các chủ đề tự chọn, sẽ huy động các GV dạy các môn tương ứng đảm nhiệm. Trường hợp các chủ đề khá xa với các môn học bắt buộc và tự chọn thì cần bồi dưỡng GV, huy động các chuyên gia có chun mơn tương ứng đảm nhiệm các giờ dạy chủ đề này.

Về cơ sở vật chất: Theo kinh nghiệm quốc tế, nếu HS đăng kí từ 15 đến 20

HS thì mới thành lập lớp. Nếu HS khơng chọn đủ thì có các phương án: +Thỏa thuận lại với HS để lựa chọn theo cách khác.

+ Liên kết các trường để HS có thể học mơn này ở trường khác và lấy kết quả về. Theo kinh nghiệm của trường THPT Thực nghiệm, nếu tổ chức học tự chọn theo lớp có 25 em thì khơng tăng số phịng học.

Riêng với các một số môn học đặc thù (chẳng hạn Nhạc, Họa, Thể dục – Thể thao) thực tế không phải trường nào cũng phải dạy và dạy được các môn này. Trong một vùng chỉ cần có 1 trường đủ điều kiện dạy mơn học đó (kèm theo CSVC tương ứng). Những HS theo mơn TC này thường là những HS đã TC mơn đó ở THCS và bộc lộ năng khiếu rõ ràng.

3.7. Về việc biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành và lựa chọn, cungứng sách giáo khoa ứng sách giáo khoa

Nghị quyết 88 của Quốc hội và Quyết định 44 của Chính phủ về Đổi mới CT và SGK phổ thông đã yêu cầu thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”. Nhà nước ban hành CT giáo dục (bao gồm cả chuẩn đầu ra), cơng bố tiêu chí SGK. Các tổ chức và tư nhân (thông thường là các nhà xuất bản, các hội, liên hiệp hội,…) tham gia viết SGK và các tài liệu học tập khác. Nhà nước tổ chức thẩm định và cho phép SGK nào đảm bảo chất lượng và cho phép được sử

dụng. GV và các trường phối hợp với phụ huynh HS sẽ căn cứ vào chất lượng từng cuốn SGK và nhu cầu của HS mà chọn sử dụng SGK phù hợp.

Có thể hình dung những khó khăn có thể nảy sinh trong việc thực hiện chủ trương này. Trên thực tế, sẽ có những cuốn SGK được ít nhà xuất bản, nhóm tác giả đăng kí viết (lí do có thể là nội dung khó viết, khả năng số lượng xuất bản khơng nhiều); đồng thời có những cuốn SGK lại có nhiều nhà xuất bản, tác giả muốn viết. Có thể nảy sinh tiêu cực trong quá trình vận động để được tham gia viết SGK, để được Hội đồng thẩm định đánh giá tốt, vận động để được nhiều trường mua sách của mình.

Mặt khác, nếu khơng giám sát tốt, Nhà nước có thể khơng chủ động được trong việc đảm bảo đủ SGK cho HS học tập. Chính vì thế để chủ động triển khai đổi mới đúng tiến độ, Quốc hội và Chính phủ đã giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức 01 bộ SGK hồn chỉnh; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK.

Để phịng ngừa những khó khăn có thể xảy ra này, cũng có thể triển khai theo lộ trình từng bước:

Sau khi cơng bố về CT mới, Nhà nước cần quản lí, tổ chức việc đăng kí viết SGK của các NXB và nhóm tác giả (cơng bố tiêu chí) tổ chức thẩm định hồ sơ đăng kí của NXB và nhóm tác giả, lựa chọn một số lượng nhất định cuốn SGK cần viết cho mỗi môn học ở từng lớp (chẳng hạn, thời gian đầu không nên quá 4 bộ SGK khác nhau, mỗi NXB viết không quá 1 bộ SGK).

Căn cứ vào kết quả đăng kí, xét chọn NXB và nhóm tác giả tham gia viết từng SGK, nhà nước sẽ đảm nhiệm tổ chức (hoặc chỉ định NXB nào đó) viết những cuốn SGK cần thiết cho HS nhưng chưa được các NXB và nhóm tác giả lựa chọn.

Giám sát, đơn đốc q trình viết SGK và có đánh giá thường xun chất lượng SGK trong quá trình biên soạn (từ việc xem xét đánh giá đề cương chi tiết đến việc xem xét đánh giá từng chương, chất lượng thử nghiệm những nội dung của SGK,..).

Tổ chức thẩm định và đánh giá khách quan chất lượng các cuốn SGK để cho phép ban hành những SGK đạt chuẩn nhất định.

Có các biện pháp ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh (như NXB có tác động tiêu cực tới hội đồng thẩm định, tới các trường hoặc các nhóm tác giả cơng kích lẫn nhau,..).

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG QUỐC tế và đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG VIỆT NAM (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)