Tác động đến kinh tế toàn cầu

Một phần của tài liệu I TIỂU LUẬN CHIẾN TRANH THƯƠNG mại mỹ TRUNG (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG

3. Tác động đến kinh tế toàn cầu

Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc kinh tế lớn nhất trên thế giới, vì thế cuộc chiến tranh thương mại này không chỉ đem đến những hệ lụy trực tiếp cho Mỹ và Trung Quốc nói riêng mà cịn là những tác động đáng kể đối với dòng chảy thương mại toàn cầu. Ảnh hưởng của cuộc chiến được dự báo sẽ còn vươn xa hơn với tác động dây chuyền lan tỏa.

Nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang lên quy mơ tồn diện, cơ hội sẽ đến với rất nhiều nước khác trong vai trò thay thế các mặt hàng xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng dưới góc nhìn tồn cầu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế chỉ ra rằng, chính sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là yếu tố góp phần vào "suy yếu đáng kể của phát triển toàn cầu". Cả cơ hội lẫn rủi ro tìm đến với nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

3.1 Các bên hưởng lợi từ cuôc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Viêc Mỹ và Trung Quốc thực hiên các biên pháp thương mại tấn công lẫn nhau khiến bản thân Mỹ và Trung Quốc đều mất đi thị trường rông lớn của nước kia. Cũng chính vì vây, cơ hơi là các nước thứ ba có thể hưởng lợi từ viêc đóng vai trị là mơt thị trưởng mới thay thế cho hai thị trường lớn nhất thế giới này.

Cụ thể ở mặt hàng nông nghiêp là đậu nành, với mức thuế 25% của Trung Quốc đánh vào Mỹ với giá trị xuất khẩu lên tới 14 tỷ USD/năm sẽ mở ra cánh cửa cho các nhà xuất khẩu khác như Brazil hay Argentina thâm nhập thị trường Trung Quốc.

2 8

Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới. Khi đậu nành Mỹ bị đánh thuế cao, đồng nghĩa giá sẽ tăng, Bắc Kinh sẽ phải chuyển sang các thị trường khác, ví dụ như Nam Mỹ.

■ 2017 ■ 2018

Biểu đồ 3. Brazil hưởng lợi nhiều nhất từ việc xuất khẩu đậu nành sang Trung Quốc (Đon vị: nghìn tấn, Nguồn: Bloomberg)

Được biết đến là một “cơng xưởng của thế giới”, các sản phẩm may mặc của Trung Quốc sau khi chịu mức thuế cao sẽ rất khó khăn để thâm nhập thị trường Mỹ. Điều này tạo ra co hội các nước có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc như Việt Nam, Bangladesh, Campuchia... khi chiến tranh thưong mại Mỹ - Trung leo thang.

Mặt khác, nỗ lực của Trung Quốc đánh thuế sản phẩm thịt lợn Mỹ, trị giá khoảng 3 tỷ USD, có thể là tin tốt cho những nhà cung cấp thay thế như Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, thậm chí cả Nga, khi lượng thịt lợn từ Mỹ vào Trung Quốc suy giảm.

Airbus - liên minh sản xuất máy bay của bốn nước châu Âu là Pháp, Đức, Vưong quốc Anh, Tây Ban Nha là người được hưởng lợi nhiều nhất khi máy bay của Boeing bị đánh thuế. Giá máy bay Boeing đắt hon có thể sẽ khiến các doanh nghiệp hàng khơng Trung Quốc tìm đến Airbus như một nhà cung cấp thay thế.

Bên cạnh đó, việc Mỹ áp mức thuế mới với nhơm thép nhập khẩu từ Trung Quốc cịn đem đến lợi ích cho các nhà nhập khẩu nhỏ bé hon, chẳng hạn như Philippines. Khi Trung Quốc tìm cách chuyển hướng xuất khẩu nhơm thép sang các thị trường khác, họ khả năng cao sẽ phải đồng ý với mức biên lợi nhuận thấp hon.

2 9

3.2. Các bên có khả năng chịu thiệt trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến này làm giảm niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ, gây gián đoạn hoạt động giao thương của các tập đồn cơng nghiệp lớn ở châu Á và ảnh hưởng đến những nhà máy có định hướng xuất khẩu tại Châu Âu. Thuế quan đang gây áp lực gia tăng chi phí đối với các công ty đa quốc gia, buộc những công ty này phải tìm cách bù đắp khoản thua lỗ. Hơn nữa, sự không chắc chắn về triển vọng đàm phán Mỹ - Trung cũng gây khó khăn cho các nhà quản lý khi lên kế hoạch kinh doanh.

Qua khảo sát các nhà quản lý mảng kinh doanh tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia cho thấy, đã có sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất tại những quốc gia này vào tháng 8 năm 2018. Tại châu Âu, sự sụt giảm sản xuất được thể hiện rõ nét tại Đức - một trong những nhà cung cấp máy móc và thiết bị hàng đầu thế giới.

Ngồi ra, một nền kinh tế khác có khả năng chịu rủi ro là Hong Kong, cửa ngõ cho vô số giao dịch thương mại giữa Trung Quốc đại lục và Mỹ. Xung đột thương mại gia tăng có thể ảnh hưởng tới 20% việc làm ở đặc khu này.

Tính trên tồn cầu, theo số liệu của WTO, năm 2019 tống kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 11% lên 17.200 tỷ USD trong đó uớc tính cứ mỗi 100 tỷ USD hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thuế nhập khẩu, thương mại toàn cầu sẽ giảm 0,5%. Việc này sẽ kéo theo tăng trưởng toàn cầu mất 0,1%. Lạm phát cũng sẽ tăng 0,1% - 0,3%, chưa tính biến động tỷ giá.

Biểu đồ 4. Ánh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến tăng trưởng GDP toàn cầu 2018 - 2019 (Nguồn: Cơ sở dữ liệu của World Bank)

Ngoài ra, chiến tranh thương mại có thể bị gián đoạn nghiêm trọng, do hai phần ba số hàng hóa trao đối giữa hai nước nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu. Sự bất ốn về thương mại có thể khiến các ngân hàng lo ngại về sự tham gia của mình trong các

3 0

ngành bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến giá cả và dịng chảy tín dụng,

gây biến động

thị trường tài chính. Nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu 10%, sau đó thuế này lại bị

đẩy xuống

người tiêu dùng thông qua tăng giá sản phẩm, kinh tế tồn cầu có thể rơi

vào tình trạng

tăng trưởng chậm, lạm phát cao. Lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu cũng sẽ sụt giảm.

3 1

CHƯƠNG III. TÁC ĐÔNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG ĐẾN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu I TIỂU LUẬN CHIẾN TRANH THƯƠNG mại mỹ TRUNG (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w