Kết quả nghiên cứu về thái độ trách nhiệm bảo vệ môi trường của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Trường THPT Tân Kỳ (Trang 38)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.5.2. Kết quả nghiên cứu về thái độ trách nhiệm bảo vệ môi trường của

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát lần 2 với 150 Học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 của nhà trường.

Để có kết quả về thực trạng của học sinh, cũng giống như lần 1 chúng tôi đã sử dụng thí nghiệm sau: 52.46% 52.89% 53.64% 53% 80.83% 76.66% 79.16% 78.88% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00%

Khối 10 Khối 11 Khối 12 Toàn trường

Khảo sát trước thực hiện

36 - Thí nghiệm 1: Thử phản ứng của học sinh khi các em đi ngang qua một vật rắn thải (vỏ hộp hoặc vở hộp sữa đã sử dụng...) và thùng rác để cách đó khoảng 1 mét và phỏng vấn những học sinh nhìn thấy mà khơng nhặt rác để tìm hiểu nguyên nhân vì sao?

Bằng phương pháp xác suất thống kê chúng tôi đã thống kê được kết quả thực trạng thái độ của Học sinh thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.3. Thái độ, trách nhiệm bảo vệ môi trường của Học sinh trường THPT Tân Kỳ.

Kết quả thí nghiệm và quan sát thực tế, cho thấy thái độ, trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh Trường THPT Tân Kỳ sau khi tác động các giải pháp đã được nâng lên rõ rệt. Từ chỗ chỉ có 38.69% đạt mức yếu khi khảo sát trước khi tác động, đã tăng lên 79.55% đạt mức khá sau tác động. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Qua phỏng vấn đa số các em cho rằng rất hữu ích, luôn tự giác và gương mẫu cho các bạn khác noi theo. Góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên vẫn cịn có tới 20.45% học sinh đang cịn thiếu trách nhiệm bảo vệ môi trường, hy vọng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên một cách quyết liệt trong những năm học tiếp theo, thì kết quả tất yếu sẽ khả quan hơn.

2.5.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi bảo vệ môi trường của Học sinh.

Để kiểm nghiệm hiệu quả thực hiện hành vi bảo vệ môi trường của học sinh Trường THPT Tân kỳ chúng tôi sử dung phiếu khảo sát phần phụ lục 2 với 160 em học sinh trường THPT Tân Kỳ và đã thu được kết quả bước đầu như sau.

40.32% 34.78% 41.17% 38.69% 79.33% 76.67% 82.67% 79.55% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00%

Khối 10 Khối 11 Khối 12 Toàn trường

Khảo sát trước khi tác động các giải pháp

Khảo sát sau khi tác động các giải pháp

37 STT     Điểm TB Thứ bậc 1 3 4 58 95 2.53 2 2 3 5 60 92 2.51 5 3 2 4 58 96 2.55 1 4 3 5 59 93 2.51 5 5 4 6 64 86 2.45 8 6 4 7 64 85 2.44 9 7 3 5 61 91 2.50 7 8 2 6 59 93 2.52 4 9 2 5 59 94 2.53 2 10 5 8 59 88 2.44 9

Điểm trung bình chung 2.50

(Bảng 2.3. Kết quả khảo sát hành vi bảo vệ môi trường của học sinh Trường THPT Tân Kỳ, năm học...)

Mức độ thực hiện hành vi bảo vệ môi trường của học sinh trường THPT Tân Kỳ được nâng lên rõ rệt sau khi tác động các giải pháp. Cụ thể tất cả các tiêu chí đều tăng so với trước tác động. Trước khi tác động thì điểm trung bình chung chỉ đạt 1.79 xếp loại trung bình. Sau khi tác động bằng các giải pháp nêu trên thì điểm trung bình chung đã tăng lên đạt 2.50 xếp loại tốt. Bên cạnh đó các em học sinh đã trưởng thành hơn về năng lực hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể trong việc tổ chức các hoạt động nâng cao ý thức cho học sinh. Học sinh có thái độ tích cực, chủ động tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là hoạt động tuyên truyền vận động người khác cùng tham gia...

Kết luận chung:

Với mục tiêu tạo ra những giải pháp giáo dục hiệu quả, thiết thực, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý - xã hội của Học sinh, chúng tôi đề xuất những giải pháp theo hướng phát triển trang bị kiến thức, thay đổi thái độ, hành vi và định hướng phát triển năng lực trong việc bảo vệ môi trường cho học sinh.

Song song với việc kết hợp các giải pháp giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường một cách thường xuyên như: Tích hợp nội dung qua các mơn học, khuyến khích tạo phong trào thi đua, sáng tạo giữa các tập thể lớp, đổi mới kiểm tra đánh giá, có hình thức tun dương, khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Chúng tôi đã đề xuất quy trình và tiến hành thực nghiệm tác động có tính khả thi và hiệu quả. Chúng tôi tin tưởng rằng cùng với sự chung sức, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội thì những giải pháp của chúng tôi sẽ tiếp tục được thực hiện, hồn thiện ngày càng được mở rộng. Từ đó hiệu quả giáo dục ý thức bảo

38 vệ môi trường cho đối tượng học sinh THPT Tân Kỳ sẽ ngày một cải thiện và nâng cao.

Từ những giải pháp nâng cao ý thức cho học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường mà chúng tôi đã áp dụng trong thời gian qua, đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh Trường THPT Tân Kỳ. Thực hiện hiệu quả, thành công phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã

góp phần quan trọng để đưa thành tích chung của nhà trường đạt được kết quả cao. Trong những năm qua, Trường THPT Tân Kỳ luôn thể hiện được lá cờ đầu của khối THPT toàn huyện về phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” được các cấp, ngành ghi nhận và khen thưởng. Năm học 2019-2020 được UBND Tỉnh Nghệ An công nhận tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh, Cơng đồn “Vững mạnh xuất sắc”, Đoàn trường được Trung ương đồn tặng Bằng khen…

( Hình ảnh 2.14. Danh hiệu tập thể LĐXS cấp Tỉnh , Bằng khen Bộ GD-ĐT, Bằng khen trung ương đồn, giấy khen cơng đồn ngành )

39

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.1. Kết luận

3.1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài

Chúng tôi đã trải qua hơn 20 năm giảng dạy, cũng là từng ấy thời gian làm công tác giáo dục môi trường cho các em học sinh. Qua quá trình làm việc thực tiễn, những ngày đầu chúng tôi cảm thấy công tác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh đối với chúng tơi thật khó khăn, phức tạp, khơng biết phải bắt đầu từ đâu. Thế rồi, chúng tơi cùng tìm đọc nhiều tài liệu về giáo dục mơi trường do BGD&ĐT phát hành, tham khảo nhiều bài viết về giáo dục môi trường trên mạng, trao đổi những vướng mắc trong công việc thực tiễn với BGH nhà trường, với các chuyên gia có kinh nghiệm trong giáo dục bảo vệ mơi trường. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về giáo dục môi trường do SGD&ĐT Nghệ An tổ chức…Dần dần, qua cọ xát thực tiễn, chúng tôi đã quen với công việc và cảm thấy ngày càng u hơn cơng việc có ích này.

Cách đây 2 năm, khi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về công tác giáo dục môi trường, chúng tơi có ý định tiếp tục nghiên cứu, áp dụng một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Tân Kỳ chúng tôi. Đề tài bắt đầu được đưa vào thử nghiệm từ năm học 2019-2020. Trong quá trình triển khai thử nghiệm, áp dụng, chúng tôi đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ các đồng chí trong tổ chun mơn, BGH nhà trường, các bậc phụ huynh và chính quyền địa phương.

Q trình nghiên cứu đề tài này được thực hiện cụ thể như sau:

TT Thời gian Nội dung thực hiện

1 Tháng 9/2019 - 12/2019 Khảo sát, phân tích thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường THPT Tân Kỳ.

2 Tháng 1/2020 - 8/2020 Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong giai đoạn thử nghiệm. Khảo sát và đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng thử nghiệm. Rút ra một số bài học kinh nghiệm. 3 Tháng 9/2020- 12/2020 Tiếp tục áp dụng sáng kiến sau khi đã bổ sung một số giải pháp để kiểm định độ tin cậy của các giải pháp đề ra.

40

3.1.2. Ý nghĩa của đề tài

Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Tân Kỳ”, bản

thân chúng tơi chưa có điều kiện thời gian để nghiên cứu, ứng dụng hết các giải pháp có thể ứng dụng được trong cơng tác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nhiều nội dung, nhiều vấn đề tơi chưa có điều kiện đề cập tới. Song những gì chúng tơi tập trung nghiên cứu, ứng dụng trong đề tài này đã mang lại những ý nghĩa, tác dụng thiết thực đối với cá nhân chúng tôi, đối với nhà trường, đối với địa phương và đối với lĩnh vực giáo dục mơi trường nói chung.

- Đối với bản thân chúng tôi

+ Quá trình nghiên cứu, ứng dụng đề tài đã giúp cho chúng tơi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục môi trường. Chúng tôi đã bồi dưỡng cho bản thân thêm nhiều kiến thức về công tác giáo dục môi trường. Với những kiến thức đã tích lũy được, những kinh nghiệm thực tiễn đã trải qua, chúng tôi thấy bản thân mình trưởng thành hơn, nghiệp vụ tốt hơn, tự tin hơn với trọng trách của mình. Đó cũng là điều mà tất cả chúng ta, những người cán bộ giáo viên cần phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng mỗi ngày theo tinh thần Chỉ thị 05- CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

+ Dù đây không phải là lần đầu viết sáng kiến, chúng tơi cũng có những thành viên đã nhiều lần đạt sáng kiến cấp ngành và cấp Tỉnh, song những yêu cầu trong công tác nghiên cứu, viết sáng kiến cũng ngày càng có nhiều đổi mới, đặc biệt từ năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT đã ban hành công văn số 2182/SGD&ĐT-GDCN&GDTX về việc hướng dẫn hoạt động sáng kiến và một số thông báo bổ sung khác, có rất nhiều yêu cầu trong việc viết sáng kiến đã thay đổi. Như vậy, việc tham gia nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội tốt cho chúng tôi rèn giũa thêm kỹ năng viết sáng kiến. Đây là nội dung chúng tôi thấy thực sự cần thiết cho một số cán bộ giáo viên phụ trách giảng dạy bộ môn địa lý và môn giáo dục công dân như chúng tôi. Bởi nếu không học hỏi, khơng chịu khó nghiên cứu, khơng chịu khó tiếp thu để đổi mới, thì chúng ta sẽ khơng có đủ tự tin để truyền đạt kiến thức trước học sinh.

- Đối với nhà trường

Nhờ kết hợp tốt các giải pháp nâng cao y thức bảo vệ môi trường cho học sinh, nên đã giúp cho cảnh quan nhà trường được sạch sẽ hơn, hệ thống rác trong nhà trường được thu gom, tái chế, hệ thống cây xanh được cắt tỉa gọn gàng, tạo cho cảnh quan trường lớp sạch sẽ. Bên cạnh đó góp phần giúp cho nhà trường định hướng và đưa kế hoạch giáo dục môi trường từ đầu năm học, nhờ

41 thế các hoạt động giáo dục môi trường được thuận lợi hơn, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của học sinh được nâng cao.

- Đối với lĩnh vực giáo dục môi trường

Đề tài là một đóng góp mới cho cơng tác giáo dục môi trường ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Qua đó, giúp cho các sở, ban, ngành có được cái nhìn tổng thể về cơng tác giáo dục mơi trường ở các nhà trường.

3.1.3. Phạm vi ứng dụng

Đề tài này không chỉ được áp dụng có hiệu quả tại trường THPT Tân Kỳ mà cịn có thể được phổ biến, triển khai, ứng dụng rộng rãi tại các trường học trên địa bàn Huyện Tân Kỳ nói riêng, tỉnh Nghệ an nói chung, đặc biệt là ở những trường học đã đưa được công tác giáo dục môi trường vào kế hoạch năm học. Tùy vào tình hình thực tế từng trường, từng cấp học, từng địa phương để ứng dụng một cách linh hoạt, hiệu quả.

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Đối với cơ sở giáo dục

Công tác giáo dục học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường ở các cơ sở giáo dục là hết sức cần thiết, quan trọng. Vì các em là chủ nhân tương lai của đất nước, chính các em sẽ là những người tham gia, tuyên truyền, bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, tốt nhất. Đặc biệt giải phải trước mắt và đồng thời có tính giáo dục rất lớn đó là việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải ngay trong trường học để hình thành thói quen cho các em trong vấn đề bảo vệ mơi trường. Bên cạnh đó chú trọng hưởng ứng các phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh” theo đề xuất của Thủ tướng Chính phủ và phong trào “Chống rác thải nhựa” theo Quyết định của Bộ Tài nguyên - Môi trường ban hành.

3.2.1. Đối với các cơ quan quản lý giáo dục

Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức về vấn đề bảo vệ môi trường cho cán bộ, giáo viên đặc biệt những giáo viên giảng dạy những mơn có thể lồng ghé vào giảng dạy, như: Địa lý, Giáo dục công dân...

Hỗ trợ hoặc hướng dẫn các nhà trường khai thác, sử dụng những tài liệu về bảo vệ môi trường.

Khen thưởng kịp thời những đơn vị làm tốt công tác giáo dục bảo vệ mơi trường và nhân rộng điển hình cho các đơn vị tham khảo, học tập.

Trên đây là những kết quả về sáng kiến mà nhóm tác giả đã đúc rút từ thực tiễn cơng tác tại đơn vị. Sẽ cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những

42 ý kiến đóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp, để chúng tơi có thêm nhiều sáng kiến, giải pháp tốt hơn trong vấn đề giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) PGS.TS. Đặng Đình Bạch (2013), Giáo trình hóa học mơi trường, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

(2) Lê Văn Khoa (2011), Giáo trình con người và mơi trường, NXB

giáo dục Việt Nam.

(3) Hoàng Đức Thuận (2001), “Cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục môi trường”. Cuộc hội thảo quốc gia Giáo dục môi trường trong các trường học

Hà Nội.

(4) GS.TS Phạm Luận (2008), Giáo trình phân tích mơi trường cho

sinh viên chun ngành Hóa phân tích và Hóa mơi trường.

(5) Lê Thị Minh, Quách Vân Tài Em, nâng cao nhận thức về môi trường cho Học sinh ở một số trường THCS quận bình thạch thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM số 16 năm 2009.

(6) Trần Thanh Thảo, Trần Thị Hậu, Phân tích nhận thức, kiến thức, thái độ và hành động về môi trường ở Học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường Đại Học Cần Thơ. Số 27 năm 2013.

(7) Quốc Hội số: 55/2014/QH13, Luật bảo vệ môi trường. Hà Nội,

ngày 23 tháng 06 năm 2014.

(8) Các công văn chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Nghệ An

(9) Sách giáo khoa Địa lý lớp 10; sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 11

44

PHỤ LỤC Phục lục I

PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên: ........................................ lớp.......... trường THPT Tân Kỳ

Để đánh giá khách quan về thực trạng nhận thức bảo vệ môi trường của Học sinh THPT Tân Kỳ. Chúng tôi mong muốn các em giúp thầy, cô trả lời câu hỏi một cách trung thực, chính xác, chi tiết. Các em không được dừng quá lâu ở một câu hỏi, các em hãy khoanh tròn vào những đáp án mà các em cho là đúng nhất.

Lưu ý: Mức độ nhận thức bảo vệ môi trường

Tỉ lệ đúng < 35% = Biểu hiện mức độ nhận thức kém

Tỉ lệ đúng 35% ≤ tỉ lệ < 49% = Biểu hiện mức độ nhận thức yếu

Tỉ lệ đúng 50% ≤ tỉ lệ < 64% = Biểu hiện mức độ nhận thức trung bình Tỉ lệ đúng 65% ≤ tỉ lệ < 79% = Biểu hiện mức độ nhận thức khá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Trường THPT Tân Kỳ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)