Quan tâm, tạo môi trường để cán bộ quản lý, giáo viên rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc đối với cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông (Trang 27 - 28)

kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Các nhà trường cần tạo môi trường tổ chức các hoạt động để cán bộ quản lý, giáo viên rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc nhằm nâng cao khả năng cho cán bộ quản lý, giáo viên về nắm bắt tâm sinh lý học sinh, nhất là học sinh ở cấp THCS, THPT để có cách thức ứng xử phù hợp với từng lứa tuổi. Tích cực phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình, các vướng mắc phát sinh, thực hiện giải pháp phòng ngừa, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học, tổ chức thu thập các kênh thông tin, công khai đường dây nóng, hịm thư tố giác để xử lý kịp thời, phát huy vai trò trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng khác trong công tác an ninh trật tự góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

3.1. Tổ chức các hoạt động tập thể, tạo môi trường để cán bộ, giáo viên, thực hành rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc thực hành rèn luyện kỹ năng kiểm sốt cảm xúc

Thơng qua hoạt động, cán bộ, giáo viên được tiếp xúc với nhiều công việc khác nhau, có nhiều tình huống nảy sinh cần phải xử lý để họ có điều kiện thể hiện năng lực kiểm sốt cảm xúc của mình. Cũng trong hoạt động, con người sẽ soi bóng lẫn nhau, người này sẽ nhìn vào tấm gương của người khác để điều chỉnh hành vi, thái độ của mình cho phù hợp.

Các hoạt động tập thể có thể tổ chức như: giao lưu, câu lạc bộ, diễn đàn, đối thoại,…do các tổ chun mơn, tổ cơng đồn và các tổ chức, đoàn thể khác trong nhà trường đảm nhận. Kết thúc các hoạt động, tổ chức rút kinh nghiệm trong đó có rút kinh nghiệm về cách ứng xử một số trường hợp nếu có và đề xuất các giải pháp xử lý tình huống xẩy ra.

3.2. Bố trí luân phiên giáo viên làm chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lý một lớp học. Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp; là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Chính vì vậy, hơn ai hết, người giáo viên chủ nhiệm phải ln làm chủ và kiểm sốt tốt cảm xúc của mình. Vì thế, nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tế, bố trí sắp

28 xếp cho các giáo viên được luân phiên làm chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện cho mọi giáo viên đều được rèn luyện, thử thách để xây dựng thói quen kiểm soát cảm xúc.

Song song với việc rèn luyện việc quản lý và kiềm chế cảm xúc của bản thân, giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng giáo án sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh. Chủ đề lựa chọn thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp trong năm học cần gắn với các kế hoạch của nhà trường, Đoàn trường và được xây dựng ngay từ đầu năm học.

Hàng năm, nhà trường tổ chức các hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường để tuyển chọn, công nhận, suy tôn giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm; phát hiện, tun dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả các giờ sinh hoạt lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục và đẩy mạnh các phong trào thi đua trong trường học, tạo động lực phát triển giáo dục của toàn ngành, đồng thời làm căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.3. Phát huy vai trị của các tổ chức, đồn thể trong trường học

Cùng với công tác chủ nhiệm lớp, các tổ chức, đoàn thể trong trường học cũng là môi trường quan trọng để giúp cán bộ, giáo viên rèn luyện nâng cao kỹ năng kiểm sốt cảm xúc.

Các tổ chức, đồn thể xây dựng nội quy, quy định của tổ chức, đồn thể mình để mọi thành viên tham gia thực hiện, trong đó có quy định về cách ứng xử, kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp, ứng xử và thực thi nhiệm vụ. Mặt khác, môi trường và các hoạt động phong phú, đa dạng của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường sẽ giúp mỗi cán bộ cũng như các thành viên được rèn luyện, thử thách, các kỹ năng được hình thành trong đó có kỹ năng kiểm sốt cảm xúc. Vì vậy, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cần chủ động xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch hoạt động, thu hút đơng đảo thành viên tham gia để giáo viên và học sinh cùng tham gia các hoạt động, tăng cường sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện phát triển những tình cảm chân thành, tốt đẹp; hạn chế những hiểu nhầm, mất kiểm soát.

Cần tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ đồn viên, đội viên nịng cốt kịp thời phát hiện những học sinh có nguy cơ sa sút về ý thức học tập, ý thức đạo đức… và từ những thơng tin đó cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp giáo dục kịp thời vì đây là nhóm học sinh có nguy cơ cao nhất dễ sai phạm và lệch chuẩn mực đạo đức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc đối với cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)