Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc đối với cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông (Trang 32)

Kiểm tra là một khâu quan trong khơng thể thiếu của chu trình quản lý. Các nhà trường cần tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục một cách thường xuyên, trong đó quan tâm kiểm tra việc kiểm sốt cảm xúc của cán bộ quản lý và giáo viên trong giảng dạy, giáo dục, trong thực hiện nhiệm vụ để nắm bắt tình hình, kịp thời nhắc nhở, góp ý đối với trường hợp có biểu hiện thiếu kiểm sốt, ngăn chặn khơng để xẩy ra những hành vi tiêu cực.

Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục học sinh được tiến hành dưới nhiều hình thức:

- Trao đổi, trị chuyện với học sinh để các em chia sẻ tâm tư, tình cảm của mình về phương pháp giảng dạy, việc quản lý, việc ứng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường học để kịp thời tháo gỡ những bức xúc, giải tỏa tâm lý cho học sinh.

- Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của lớp của học sinh, nhất là khi thấy học sinh có biểu hiện tiêu cực như chểnh mảng học trong học tập, có thái độ hành vi xếch xược với bạn bè, thầy cơ, có vấn đề thay đổi về tâm sinh lý… để từ đó nắm bắt được suy nghĩ, nguyện vọng của phụ huynh để nếu có vấn đề thì kịp thời chấn chỉnh giáo viên.

- Nhà trường có hịm thư góp ý đặt ở vị trí thuận lợi, dễ quan sát để giúp cho phụ huynh, học sinh, các thầy, cơ giáo có thể phản ánh, trao đổi các nội dung liên quan đến công tác giáo dục của giáo viên, của nhà trường, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kiểm soát cảm xúc.

- Hoạt động giám sát quản lý chất lượng hiệu quả sẽ giảm thiểu rất nhiều những biểu hiện tiêu cực của cảm xúc. Thực hiện giám sát quản lý chất lượng chặt chẽ nghiêm túc sẽ hạn chế được những sai lệch về chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Trong thực tế, ban đầu việc bị kiểm tra, giám sát có thể khiến cho giáo viên khó chịu hoặc khơng thoải mái, tuy nhiên những hành vi chuẩn mực được diễn ra thường xuyên và có sự giám sát sẽ dần trở thành thói quen, nền nếp và các cán bộ, giáo viên sẽ hình thành “phản xạ có điều kiện” để xử lý “văn minh” các tình huống sư phạm và thực hiện các hành vi chuẩn mực một cách tự nhiên.

- Ban giám hiệu nhà trưởng thường xuyên tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên thơng qua kênh thăm dị ý kiến của học sinh bằng phiếu khảo sát.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc đối với cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)