Tình huống giữa giáo viên học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc đối với cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông (Trang 36 - 39)

Tình huống 1: Anh/chị phát hiện một số học sinh đang lén làm bài tập

của mơn học khác trong giờ dạy của mình và khơng chú ý nghe giảng. Anh/chị rất khó chịu/bực bội vì đã nhắc nhở mấy lần nhưng học sinh vẫn lén làm tiếp, có một học sinh bị gọi đứng lên trả lời câu hỏi còn tỏ thái độ với anh/chị. Anh/chị sẽ làm gì?

- Cảm xúc đặc trưng của GV trong tình huống: buồn, bực bội, khó chịu, tức giận.

- Gợi ý cách kiểm sốt cảm xúc:

+ Bước 1: Nhận ra được anh/chị đang cảm thấy buồn, bực bội, khó chịu hay tức giận.

+ Bước 2: Hiểu lý do anh/chị buồn,bực bội, khó chịu hay tức giận là vì cảm thấy bị học sinh coi thường, không tôn trọng GV và bộ môn anh/chị đang giảng dạy.

+ Bước 3: Có thể sử dụng các kỹ thuật /biện pháp sau:

- Điều chỉnh nhận thức: Lớp này là học sinh lớp 12, có thể do học sinh lo lắng quá về việc thi đại học nên tập trung vào các mơn thi chính mà khơng có nhiều thời gian để học các môn phụ khác chứ không phải là do các em coi thường, không tôn trọng anh/chị.

- Thốt khỏi tình huống: Lùi lại và đếm đến 10 - Hít thật sâu - Đi một đoạn để thả lỏng, lấy lại bình tĩnh.

- Giao tiếp quyết đốn (Thể hiện cảm xúc bằng lời nói khơng mang tính công kích người khác): “Cô cảm thấy rất buồn, bực bội/khó chịu/tức giận vì các

em khơng tập trung nghe giảng, làm bài môn khác trong giờ của cơ và cơ cảm thấy mình khơng được tơn trọng. Nếu mơn học này làm các em cảm thấy không hứng thú hãy nói cho cơ biết, cơ muốn lắng nghe ý kiến của các em”.

+ Bước 4: Xem lại nội dung và thay đổi phương pháp giảng dạy của bộ mơn mình phụ trách để tăng hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh.

Tình huống 2: Anh/chị có tật nói ngọng, lẫn lộn giữa n và l. Khi bắt đầu

giảng bài, học sinh trong lớp bấm nhau cười, lúc đầu các em cười nhỏ sau càng cười to hơn làm Anh/chị rất xấu hổ và bối rối. Anh/chị sẽ xử lí như thế nào?

- Cảm xúc đặc trưng trong tình huống: xấu hổ, bối rối. - Gợi ý cách kiểm soát cảm xúc:

37 + Bước 1: Nhận ra được anh/chị đang cảm thấy xấu hổ, bối rối.

+ Bước 2: Hiểu lý do anh/chịxấu hổ, bối rối là vì cảm thấy bị học sinh chế nhạo vì nhược điểm của mình.

+ Bước 3: Có thể sử dụng các kỹ thuật /biện pháp sau:

- Điều chỉnh nhận thức: Ai cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, quan trọng là mình biết phát huy ưu điểm của bản thân và cần nhận ra nhược điểm để khắc phục nó. Nếu mình càng xấu hổ, bối rối sẽ càng bị chế nhạo, nếu mình tự tin và biến nhược điểm thành 1 điều hài hước thì người khác sẽ thấy là điều bình thường.

- Thốt khỏi tình huống: lùi lại và đếm đến 10 - hít thở sâu - đi một đoạn để thả lỏng, lấy lại bình tĩnh.

- Giao tiếp quyết đoán (thể hiện cảm xúc bằng lời nói khơng mang tính cơng kích người khác): “Thầy biết tật nói ngọng của thầy chắc chắn sẽ làm các em cảm thấy buồn cười. Thầy đang cảm thấy rất xấu hổ và bối rối, mỗi lần như thế thầy đều nghĩ đến câu nói của con gái thầy để an ủi bản thân: “bố nói ngọng nhưng con vẫn yêu bố nhất quả đất”. Thầy muốn các em biết rằng thầy biết điều đó và hằng ngày thầy vẫn đang nỗ lực luyện tập để nhanh chóng khắc phục được tật nói ngọng này, thầy không kỳ vọng được các em yêu nhất quả đất nhưng thầy mong các em thơng cảm cho thầy, các em có đồng ý khơng?”

+ Bước 4: Quyết tâm nỗ lực rèn luyện để khắc phục tật nói ngọng, đồng thời trau dồi, nâng cao hơn nữa trình độ chun mơn để giờ dạy ngày càng hấp dẫn hơn với học sinh.

2.Tình huống giữa giáo viên - giáo viên

Tình huống 3: Một lần do anh/chị bị ốm phải nghỉ dạy, 1 đồng nghiệp

dạy thay cho anh/chị 1 buổi. Sau khi khỏi ốm anh/chị đi làm thì tình cờ nghe được người đồng nghiệp đó nói xấu anh/chị dạy khơng ra gì để học sinh không hiểu bài với các đồng nghiệp khác. Anh/chị rất tức giận, anh/chị sẽ làm gì?

- Cảm xúc đặc trưng của GV trong tình huống: tức giận - Gợi ý cách kiểm soát cảm xúc:

+ Bước 1: Nhận ra được anh/chị đang cảm thấy tức giận

+ Bước 2: Hiểu lý do anh/chị tức giận là vì bị đồng nghiệp nói xấu + Bước 3: thực hiện:

- Thốt khỏi tình huống: Lùi lại và đếm đến 10 - Hít thở sâu, nhẹ nhàng - Bỏ đi chỗ khác để bình tĩnh lại.

- Giao tiếp quyết đoán (Thể hiện cảm xúc bằng lời nói khơng mang tính công kích đồng nghiệp): Lựa chọn một thời điểm thích hợp để nói chuyện với đồng nghiệp: “Mìnhrất cảm ơn cậu đã dạy giúp mình 1 buổi khi mình bị ốm

38 nhưng mình đãcảm thấy thực sự rất tức giận khi vơ tình nghe thấy cuộc nói chuyện hơm trước của cậu với các đồng nghiệp khác về chun mơn của mình. Nếu bạn nhận thấy hoặc nghe thấy ai nói chun mơn của mình có vấn đề và có cơ sở/bằng chứng chính xác về điều đó, mình muốn được nghe góp ý trực tiếp từ bạn để tiếp thu và điều chỉnh”.

+ Bước 4: Kiểm tra lại tính chính xác của thông tin bằng cách lấy phản hồi từ phía học sinh của lớp đó để điều chỉnh và thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ của học sinh. Đồng thời thường xuyên tự học, trau dồi, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.

Tình huống 4: Anh/chị là một giáo viên dạy Toán mới ra trường, trong

một giờ dạy anh/chị đã giải sai 01 bài toán nên dù học sinh đã làm đúng, anh/chị buộc các em làm lại bài sửa theo cơ, học sinh làm theo và khơng có ý kiến gì. Một giáo viên lớn tuổi, có kinh nghiệm biết chuyện đã khuyên anh/chị phải nhận lỗi và sửa sai trước học sinhnhưng anh/chị muốn làm lơ đi để không ai biết chuyện, anh/chị cảm thấy rất căng thẳng, buồn rầu và lo sợ sẽ bị mất uy tín nếu học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp biết chuyện.

- Cảm xúc đặc trưng của GV trong tình huống: căng thẳng, buồn rầu và lo sợ. - Gợi ý cách kiểm soát cảm xúc:

+ Bước 1: Nhận ra được anh/chị đang cảm thấy căng thẳng, buồn rầu và lo sợ;

+ Bước 2: Hiểu lý do anh/chịcăng thẳng, buồn rầu và lo sợ là vì mình đã dạy sai, sợ học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và nhà trường biết sẽ ảnh hưởng đến uy tín chuyên môn của anh/chị.

+ Bước 3: Có thể sử dụng các kỹ thuật /biện pháp sau: - Điều chỉnh nhận thức:

Giáo dục là một khoa học, hơn nữa mơn Tốn là mơn khoa học với độ chính xác tuyệt đối, nên không thể chấp nhận sự sai số, nếu hiện tại che dấu chỗ sai thì đến 1 lúc nào đó mọi người sẽ thấy chỗ sai và như vậy sẽ càng làm giảm sút uy tín người giáo viên.

Giáo viên cũng là 1 người bình thường, khơng phải là người khơng thể có sai sót, điều quan trọng là nhận ra sai sót và điều chỉnh để hướng đến sự hoàn thiện, hồn mỹ hơn. Vì vậy, giáo viên nên sẵn sàng nhận sai sót của mình trước học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh và điều chỉnh lại. Điều đó sẽ không làm giảm mà ngược lại sẽ làm tăng thêm sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh đối với người giáo viên.

- Hướng xử lý tình huống: nhận lỗi trước học sinh (hoặc phụ huynh, đồng nghiệp); hướng dẫn cách giải đúng để học sinh hiểu và sửa lại; báo cáo với tổ bộ

39 mơn về lỗi sai của mình và cam kết sẽ sửa đổi, khắc phục.

+ Bước 4: xem lại chuyên môn của bản thân. Tăng cường dự giờ, học hỏi thêm chuyên môn ở các đồng nghiệp khác, đồng thời thường xuyên tự học, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn của bản thân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc đối với cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)