PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
4. Một số kinh nghệm tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên các
4.2.6. Các hoạt động của học viên tại nơi đi thực tế
- Sau khi nghe các nghệ nhân Thái trình bày về các phong tục tập quán, các ngành nghề, các trò chơi dân gian; học viên được đại diện của bản, lãnh đạo xã và đại diện bà con dẫn đồn đi đến thực tế từng ngơi nhà sàn của người Thái,
49
học viên một lần nữa được nghe, nhìn, thấy chi tiết hơn tục ở nhà sàn của người Thái và kiến trúc của ngôi nhà qua lời giới thiệu bằng tiếng Thái của chủ nhà. Qua đó học viên tăng thêm vốn từ trong giáo tiếp và hiểu biết thêm về tục ở nhà sàn của người Thái.
- Ngoài ra học viên được đến tham quan các gian hàng trưng bày trang phục truyền thống của đồng bào thái, có thể mặc thử để chụp ảnh và mua những bộ trang phục ưa thích…tất cả đều giao tiếp bằng tiếng của đồng bào.
- Sau khi học viên được đi tham quan và nghe báo cáo thì lớp học về tại nhà văn hóa cộng đồng (nơi tập trung ban đầu) ban tổ chức sẽ chia nhóm lớp (chia thành 4 nhóm- mỗi nhóm khoảng hơn 10 học viên) để tham gia thực hành một số hoạt động như:
+ Cúng làm vía, buộc chỉ cổ tay: sau khi cúng làm vía mỗi học viên được buộc chỉ trên cổ tay để luôn được may mắn và bình an. Theo phong tục của người Thái con người có hồn vía, nếu vía bị tản mát đi thì người khơng được mạnh khỏe vậy nên tục cúng vía buộc chỉ có ý nghĩa buộc vía lại để được mạnh khỏe. + Tham gia chế biến các món ăn trong ẩm thực của người Thái:
Nhóm chế biến cơm lam, xôi nếp nhóm chế biến thịt nướng, nhóm làm mọc, nhóm chế biến các món khác…
+ Tham gia tham gia trải nghiệm đánh cồng chiềng - một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái.
+ Tham gia trải nghiệm các hoạt động như dệt vải, đan lát, đan chai lưới cùng bà con.
+ Tổ chức thực hành các trò chơi dân gian của đồng Thái như sau: Nhóm 1: học viên nữ chơi trị Tị mạc lẹ
Nhóm 2: học viên nam nữ trải nghiệm chơi trị ném cịn Nhóm 3: Múa sạp
Nhóm 4: đi cà kheo
Sau đó giáo viên đảo nhóm để tất cả các học viên đều được trải nghiệm các trò chơi dân gian của đồng Thái, hịa mình vào văn hóa Thái…để nhằm nâng
50
cao vốn hiểu biết về văn hóa, bản sắc của đồng bào đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp khi giao lưu cùng đồng bào Thái.
+ Giao lưu văn hóa, văn nghệ, ẩm thực cùng bà con địa phương
Với nội dung này các học viên trước hết được nghe và xem các nghệ nhân biểu diễn các điệu hát cùng với các nhạc cụ truyền thống của họ và sau đó học viên được chia nhóm và trải nghiệm thực hành các nhạc cụ của đồng bào thái, học viên được các nghệ nhân dạy hát, dạy thổi kèn, thổi sáo..v.v
Học viên sẽ biết được mỗi điệu dân ca Thái phải có một chất giọng riêng, khơng lẫn vào đâu được. Ví như khi điệu hát nhn, thì giọng phải trầm, ngân nhiều, phải lấy hơi, hát giọng cổ. Trong khi đó, nếu hát điệu hát lăm phải nhịp điệu nhanh, đều, rộn ràng. Ở thể loại hát ru, cần phải sử dụng độ luyến láy nhiều hơn, làm thế nào để diễn tả được tình thiêng liêng mẫu tử.
Bên cạnh việc tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Thái thì trong đợt học thực tế học viên còn được giao lưu ẩm thực cùng bà con thôn bản..bên những mâm cơm truyền thống, bên chum rượu cần sâu đậm tình người, hịa chung tiếng hát, tiếng kèn, tiếng cơng chiêng..say đắm lịng người. Qua đó học viên có thêm cơ hội được giao tiếp bằng ngôn ngữ Thái.