HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên tại chi nhánh SXKD thức ăn thủy sản công ty cổ phần chăn nuôi CP việt nam (Trang 75 - 77)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP

5.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP

5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu:

Cũng như bất kỳ nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng còn một số hạn chế: Một là, nghiên cứu này chỉ thực hiện đối với Chi nhánh Sản xuất Kinh doanh Thức ăn Thủy sản tại Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam với số lượng mẫu khảo sát nhưa đến 50% (N=209) cho nên chỉ có giá trị thực tiễn đối với chi nhánh này của công ty, đối với các chi nhánh khác hoặc những cơng ty khác thì có thể sẽ có kết quả khác. Nếu nghiên cứu này được lặp lại ở những công ty khác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản thì nghiên cứu có thể sẽ được so sánh và xây dựng một hệ thống thang đo chung cho ngành này. Đây cũng là một hướng cho nghiên cứu tiếp theo.

Hai là, đây là nghiên cứu đầu tiên của cơng ty về lĩnh vực này nên có thể người

được khảo sát còn bở ngỡ với phương pháp cũng như ý nghĩa của các phương án trả lời. Điều này phần nào sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của các phương án trả lời.

Ba là, nghiên cứu chưa đưa vào những yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.

5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trong thời gian tới, để hồn thiện mơ hình đo lường sự thỏa mãn trong công việc của người lao động áp dụng chung cho các công ty con, các chi nhánh, công ty cần phải thực hiện các vấn đề sau:

Tiến hành đo lường trên phạm vi lớn hơn, số lượng mẫu khảo sát phải đa dạng với nhiều loại hình SXKD, đa dạng về mặt địa lý cũng như quy mô công ty.

Số lượng mẫu khảo sát phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu.

Nghiên cứu cần bổ sung thêm một số yếu tố như: văn hóa cơng ty, danh tiếng của cơng ty...hay những yếu tố xã hội như: gia đình, bạn bè...vào mơ hình để xác định có sự tương quan giữa những yếu tố này đến mức độ thỏa mãn trong công việc của người

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu với

SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008.

2. James R. Lindner (1998), Understanding Employee Motivation, Research and

Extension Associate, The Ohio State University, Piketon Research and Extension Center Piketon, Ohio.

3. Jane Catherine, Đắc nhân tâm dụng nhân để nhân viên nổ lực hết mình, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2006.

4. HV: Nguyễn Trần Thanh Bình(K15), GVHD: PGS.TS Trần Thị Kim Dung, Luận

văn thạc sĩ: Đo lường sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí chế tạo máy Long An, Khoa Quản trị Kinh doanh-ĐH Kinh tế TP

Hồ Chí Minh, 2008.

5. HV: Châu Văn Tồn (K15), GVHD: TS Nguyễn Đức Trí, Luận văn thạc sĩ: Các

nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của khối nhân viên văn phịng tại TP Hồ Chí Minh, Khoa Thương mại -ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2009.

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên tại chi nhánh SXKD thức ăn thủy sản công ty cổ phần chăn nuôi CP việt nam (Trang 75 - 77)