CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM.
2.1.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh:
EVFTA góp phần tạo động lực tích cực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. Về dệt may EU đứng đầu thế giới, đối với xuất khẩu dệt may nước ta EU đứng thứ hai sau Mỹ. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập: “Năm 2018, dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu là 5,6 tỷ USD. Đó là con số rất lớn song cũng chỉ chiếm 2,02% tổng lượng nhập khẩu hàng dệt may của Châu Âu mà thơi”. Cịn trong năm 2019, dệt may Việt Nam xuất khẩu hơn 4,5 tỷ USD sang EU. Tuy nhiên, dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm chưa đến 2% thị phần trong tổng mức chi nhập khẩu hàng dệt may của khu vực này. Điều đó cho thấy dư địa của thị trường EU là rất lớn, còn rất nhiều dư địa để tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành dệt may Việt Nam.
Khi EVFTA có hiệu lực, dệt may Việt Nam có cơ hội cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc (là quốc gia chiếm 20% trong các nhóm nước phát triển đang xuất khẩu vào EU) và cạnh tranh ngang bằng về giá với các nước đang được hưởng thuế 0% là Campuchia và Bangladesh nhưng lại có lợi thế hơn với các nước này do trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm lâu năm. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có lợi hơn khi cạnh tranh về thuế với các nước đối thủ do Campuchia vi phạm một số nguyên tắc trong quy định của Hiệp định nên bị loại khỏi chương trình ưu đãi thuế từ 12-8-2020 quay về 12%. Đây là cơ hội thuận lợi để Việt Nam tăng thị phần hàng dệt may tại các quốc gia thuộc nhóm EU và giúp mở rộng thị trường tiêu thụ bên cạnh Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sang EU sẽ bớt gặp phải rủi ro hơn do tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn diễn ra căng thẳng gây tác động đến toàn bộ thị trường dệt may thế giới.
Ngoài ra, hiệp định này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, minh bạch hơn bởi EVFTA sẽ tăng cường hậu kiểm tra sau thơng quan dù có cho phép nhà xuất khẩu (đáp ứng một số yêu cầu nhất định của EU) tự chứng nhận xuất xứ. Thời gian hậu kiểm có thể kéo dài đến 5 năm và thậm chí dài hơn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải minh bạch thông tin, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ rõ ràng và thống nhất; cần phải lưu trữ đầy đủ, cẩn thận hồ sơ ngay cả khi hàng hóa đã được thơng qua. Với cơ chế này, các doanh nghiệp làm ăn thiếu minh bạch, giấy tờ, hồ sơ không rõ ràng, khai báo khơng chính xác cho dù đã qua nhiều năm vẫn sẽ bị phát hiện và phải nhận mức phạt thích đáng cho những hành vi gian lận của mình. Dù phải trải qua nhiều khâu kiểm duyệt nghiêm ngặt như vậy nhưng Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh vẫn khẳng định: “Một khi doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, đáp ứng quy định tại FTA, chứng minh sản phẩm mang đến sự an tồn cho người tiêu dùng, thì cánh cửa thị trường sẽ ln mở rộng”. Ơng Bùi Thế Kích, Tổng giám đốc Donagamex cũng có
chia sẻ tương tự: “Các FTA đi vào thực thi, dù có những điều kiện nhất định, nhưng nếu thỏa mãn được những điều kiện đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội”.