CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM.
2.2.2. Khó khăn trong việc tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động
và mơi trường:
Đối với vấn đề sở hữu trí tuệ, trong khi đây là yêu cầu được EU đặt lên hàng đầu thì trái lại tại Việt Nam, sở hữu trí tuệ lại khơng được chú trọng và quan tâm. Hiện tại, Việt Nam cũng chưa có chính sách bảo hộ thương hiệu thời trang, bảo hộ bản quyền thiết kế, ... Vì vậy, Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới những quy tắc về sở hữu trí tuệ trong EVFTA để có thể tận dụng và khai thác được những lợi ích từ Hiệp định này.
Về vấn đề sử dụng lao động, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại những vướng mắc trong việc áp dụng các tiêu chuẩn lao động, như là những việc liên quan đến những người lao động làm việc quá số giờ quy định; quy định về nghỉ tuần, nghỉ lễ; môi trường làm việc và vệ sinh an toàn lao động; quyền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ; quyền được hỗ trợ đối với các lao động nữ nơi làm việc,.... Đây là một vấn đề lớn và sẽ có thể trở thành rào cản đối với xuất khẩu ngành dệt may nước ta nếu các doanh nghiệp khơng sớm tìm ra giải pháp để giải quyết triệt để.
Còn những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ cũng tạo ra rào cản đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU. Doanh nghiệp vẫn còn chậm đổi mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, các công nghệ thiết bị ngành dệt vải đa phần là thiết bị cũ. Việc thiếu hụt nguồn cung nguyên, phụ liệu cho sản xuất là do các ngành công nghiệp phụ trợ của dệt may kém phát triển; ngành sản xuất sợi hạn chế về cơng nghệ, máy móc; năng suất và chất lượng khơng đáp ứng được nhu cầu của ngành... dẫn đến ngành xuất khẩu dệt may hoàn toàn bị động về nguyên liệu. Ngoài ra, hạn chế lớn nhất của ngành là sự phát triển không đồng đều ở các khâu, đặc biệt là công đoạn đầu trong chuỗi giá trị dệt may bao gồm: dệt, nhuộm và hoàn tất. Sự phát triển yếu và chậm của những khâu này đã gây ảnh hưởng cản trở sự phát triển, giảm giá trị gia tăng ở khâu kéo sợi và sản xuất hàng dệt may.
Đặc biệt về vấn đề bảo vệ môi trường, dù Việt Nam đã đưa ra các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh trong quá trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe con người nhưng vẫn không cao bằng các tiêu chuẩn của EU do ý thức và năng lực quản lý của một số doanh nghiệp, người sản xuất chưa cao, chưa có kinh nghiệm sử dụng công nghệ cao trong việc xử lý chất thải trong sản xuất.