Thức xã hội:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân (Trang 36 - 39)

1.Khái niệm và nguồn gốc của ý thức xã hội:

- Tồn tại xã hội: là đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất, quan hệ vật chất của xã hội. Các yếu tố cơ bản của đời sống vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất bao gồm phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số... trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Trong các quan hệ vật chất của xã hội thì quan hệ giữa người với tự nhiên và quan hệ vật chất giữa người với nhau là cơ bản nhất.

-Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm tồn bộ các quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống, tập quán….của những cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội đó trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Ví dụ như: tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào tập thể, suy nghĩ theo thói quen đám đơng.

Điều này cho thấy chính từ hoạt động cộng đồng, những tồn tại xã hội sẽ hình thành nên ý thức xã hội.

-Ý thức xã hội do tồn tại xã hội sinh ra. Khi tồn tại xã hội thay đổi ý thức xã hội cũng sẽ thay đổi theo.

Ví dụ: nơng dân có giờ giấc làm việc tuỳ tiện, khơng có tinh thần kỷ luật cao; cơng nhân có giờ giấc đúng giờ, có tác phong cơng nghiệp hiện đại, tính tự giác cao hơn, có sự khác biệt do mơi trường sống khác nhau, phương thức sản xuất khác nhau.

2.Cấu trúc của ý thức xã hội:

- Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội bao gồm:

 Ý thức chính trị : là hình thái của ý thức xã hội, phản ánh những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, lợi ích giai cấp, địa vị giữa các giai cấp, các dân tộc hay giữa các quốc gia, cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực của nhà nước trong xã hội. Ý thức chính trị xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện của nhà nước trong lịch sử.

Ý thức chính trị chúng ta hiện nay là những quan điểm tư tưởng của CN ML, tư tưởng HCM, trở thành cơ sở lý luận để đảng ta hoạch định nên các đường lối chính sách đối với đất nước ta hiện nay. Bản thân người VN cũng có YTCT: ngồi việc thấm nhuần tư tưởng

của đảng, cịn có thái độ đối với đời sống chính trị của đất nước ta, thái độ của họ đối với các quan điểm chủ trương đường lối của đảng, về cơ bản đại bộ phận nhân dân đồng tình nhưng cũng có 1 bộ phận nhân dân khơng đồng tình, có những đường lối chính sách đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân nhưng cũng có những chủ trương chính sách cịn gây bức xúc cho nhân dân, bức xúc cho dư luận XH. Trong XH ta hiện nay, cơ bản đồng thuận trong Ý thức chính trị , nhưng bên cạnh đó cịn có biểu hiện thiếu đồng tình, chính vì thế cơng tác giáo dục chính trị phải giáo dục, giác ngộ cho đông đảo các tầng lớp nhân dân thấm nhuần các quan điểm tư tưởng của CN ML, tư tưởng HCM cũng như nắm vững các chủ trương đường lối chính sách của đảng và pháp luật nhà nước. Cịn về phía đảng và nhà nước : cái gì mà nhân dân bức xúc, phản đối, khơng đồng tình thì cũng phải xem xét điều chỉnh lại các chủ trương, đường lối chính sách của mình cho hợp lý và quan trọng hơn là được sự tham gia, ủng hộ của ND, tạo ra bầu khơng khí đồng thuận trong XH.

 Ý thức pháp quyền: ra đời khi XH có phân chia giai cấp, có nhà nước, là tồn bộ những quan điểm, tư tưởng của một giai cấp về nguồn gốc bản chất của nhà nước và pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức XH, của nhà nước và của cơng dân cũng như những ngun tắc về tính hợp pháp hay khơng hợp pháp của hành vi của con người trong XH. Mỗi chế độ xã hội chỉ có một hệ thống pháp luật của giai cấp thống trị nhằm bảo vệ, củng cố những quan hệ, trật tự xã hội, lợi ích của giai cấp thống trị xã hội.

Ví dụ PL phong kiến bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến, PL tư bản bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, cịn PL XHCN bảo vệ lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. PL tư sản nó được xây dựng trên nền tảng kinh tế của XH TBCN, đó là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN đối với TLSX, giai cấp TS nắm những TLSX chủ yếu của XH cho nên PL tư sản nó phải bảo vệ lợi ích của giai cấp TS. Còn PL của XHCN được xây dựng trên nền tảng kinh tế XHCN, dựa trên sở hữu toàn dân đối với những TLSX chủ yếu của XH, nó phải bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động trong XH.

 Ý thức đạo đức: ra đời từ rất sớm, nó ra đời cùng với sự ra đời của cộng đồng XH loài người, là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng, các học thuyết về đạo đức, những quan điểm của con người về sự tốt xấu, thiện ác, lương tâm trách nhiệm của con người, những quy tắc, hành vi ứng xử giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và XH

 Ý thức tơn giáo: là những tình cảm, tâm trạng, quan niệm, tư tưởng, tín điều tơn giáo… phản ánh hoang đường, hư ảo đời sống hiện thực khách quan tồn tại xã hội phù hợp với nhu cầu tinh thần của con người trong điều kiện lịch sử nhất định.

 Ý thức thẩm mỹ: toàn bộ những xúc cảm, rung động, thị hiếu quan điểm, lý tưởng phản ánh mối quan hệ thẩm mỹ của con người với đời sống hiện thực khác quan.

 Ý thức khoa học: là hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng logic trìu tượng về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Ý thức khoa học mang đặc điểm chung của các hình thái ý thức xã hội: đều là sản phẩm của tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội qui định.

 Ý thức triết học: là toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học. - Theo trình độ phản ánh:

 Ý thức xã hội thơng thường là tồn bộ những tri thức, những quan niệm, v.v của những cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hố thành lý luận. Ý thức xã hội thơng thường phản ánh trực tiếp sinh động đời sống hàng ngày của con người vì vậy, nó đa dạng, phong phú, sinh động.

 Ý thức lý luận là những tư tưởng quan điểm đã được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Nó có thể phản ánh được bản chất đời sống xã hội.

- Người ta còn phân ý thức xã hội thành hai cấp độ: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.

 Tâm lý xã hội - là hiện tượng tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tồn bộ những tình cảm, tâm trạng, tập quán, thói quen, tập quán,… của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của tồn xã hội được hình thành một cách tự phát dưới tác động trực tiếp của điều kiện sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.

 Hệ tư tưởng bao gồm những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lý luận, thành các học thuyết về xã hội. Với tính cách là hệ thống lý luận về xã hội, hệ tư tưởng có vai trị chỉ đạo thực tiễn, hoạt động cải tạo xã hội của giai cấp. Hệ tư tưởng được hình thành một cách tự giác. Có hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng khơng khoa học.

3.Tính giai cấp của ý thức xã hội:

- Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp có những điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, những lợi ích khác nhau do địa vị xã hội của mỗi giai cấp quy định, do đó, ý thức xã hội của các giai cấp có nội dung và hình thức phát triển khác nhau hoặc đối lập nhau.

- Trong xã hội có đối kháng giai cấp bao giờ cũng có những quan điểm tư tưởng hoặc những hệ tư tưởng đối lập nhau: tư tưởng của giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị ở thời đại đó.

- Trong xã hội có áp bức giai cấp, các giai cấp bị trị do bị tước đoạt tư liệu sản xuất, phải chịu sự áp bức về vật chất nên không tránh khỏi bị áp bức về tinh thần, không tránh khỏi chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị, bóc lột. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: "Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối ln cả những tư liệu sản xuất tinh thần, thành thử nói chung tư tưởng của những người khơng có tư liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời bị giai cấp thống trị đó chi phối". Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tư tưởng giai cấp thống trị đối với xã hội tùy thuộc vào trình độ phát triển ý thức cách mạng của giai cấp bị trị.

- Không những giai cấp bị trị chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị, mà trái lại giai cấp thống trị cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp bị trị. Đặc biệt ở thời kỳ

đấu tranh cách mạng phát triển mạnh, thường thấy một số người trong giai cấp thống trị, nhất là những trí thức tiến bộ từ bỏ giai cấp xuất thân của mình chuyển sang hàng ngũ giai cấp cách mạng, chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp đó. Một số người cịn trở thành nhà tư tưởng của giai cấp cách mạng.

- Ý thức xã hội vừa mang tính giai cấp, vừa mang đặc điểm của dân tộc và mang tính nhân loại. Ý thức xã hội không chỉ mang dấu ấn của những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp, mà còn phản ánh những điều kiện sinh hoạt chung của dân tộc; những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của dân tộc. Vì vậy, trong ý thức xã hội, ngồi tâm lý và hệ tư tưởng xã hội của giai cấp, còn bao gồm tâm lý dân tộc, tình cảm, ước muốn, tập qn, thói quen, tính cách, v.v. của dân tộc, phản ánh những điều kiện sinh hoạt chung của dân tộc, thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống tinh thần của dân tộc, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác tạo thành truyền thống dân tộc. Ý thức xã hội cũng phản ánh những điều kiện

vật chất của thời đại, những quan hệ quốc tế mang tính nhân loại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu vấn đề này liên hệ vận dụng vào công tác của bản thân (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)