Chƣơng 3 : NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG
3.2. Kết cấu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng
3.2.1. Kết cấu hồi tưởng (kết cấu truyện lồng trong truyện)
“Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm bảo các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng các tác phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính tồn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ” [Google.com.vn, Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng].
Theo khảo sát của chúng tôi kết cấu trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng thường là kết cấu hồi tưởng. Theo dòng hồi tưởng, nhà văn đưa người đọc đến những câu chuyện. Đó là những câu chuyện kể về những sự kiện, sự việc xảy ra như những “lát cắt” trong cuộc sống có ý nghĩa khái quát cao. Kết cấu hồi tưởng có hình thức bắt đầu như: “Nhà văn T.L một hôm kể lể với tôi” (Con người điêu
trá); “Xưa kia tôi chưa biết đi săn là thế nào” (Đi săn khỉ ); “Hôm ấy, cụ Bá quả quyết mở ví tiền để trả cho anh lái chó cái giấy bạc một đồng. Cụ sung sướng cực điểm vì rằng con Vện mà cụ mới mua đấy, theo ý cụ, là một con chó có… di tướng” (Một con chó hay chim chuột); “Thời xưa, khi lồi người chưa đến nỗi phải sống chen chúc nhau trong những căn nhà rộng như hang chuột của cái thế kỉ tiến bộ này… Ngày nay, nhờ nạn nhân mãn, những thuế thổ trạch quá nặng, bọn người ít tiền chúng ta đã khơng cịn biết cái tình liên lạc của láng giềng… Nói thế rồi, bây giờ tơi mới xin kể một truyện của tơi đối với gia đình đã trạch lân sử với gia đình nhà tơi” (Một đồng bạc). Ta có thể gặp kiểu kết cấu này
trong truyện ngắn của Nam Cao chẳng hạn như ở tác phẩm Quái dị “Năm ấy mất
mùa lúa làng xấu lắm, chúng tôi gặt ruộng nhà xong, mới đi gặt thuê mỗi ngày vài ba buổi mà lúa đã vãn. Chúng tôi bàn nhau ra đơng gặt” [4, 136]. Như vậy,
có thể nói đây là dạng kiểu kết cấu được sử dụng khá nhiều trong sáng tác truyện ngắn. Với Vũ Trọng Phụng, ông đã đưa bạn đọc khám phá những “lát
cắt” của cuộc đời phong phú, đa dạng. Thông qua những “lát cắt” đó ơng thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người và phê phán những hiện tượng ngược đời, cả những chuyện trái với luân thường đạo lí. Vũ Trọng Phụng có khá nhiều
truyện được xây dựng theo kết cấu truyện lồng trong truyện như: Một cái chết,
Cái ghen đàn ông, Một đồng bạc… là những truyện ngắn có kết cấu hồi tưởng. Một cái chết mở đầu là câu chuyện lúc bẩy giờ tối ở nhà nhân vật “tôi”.
Một người ăn xin già đẩy cửa vào nhà xin tiền bố thí. “Tơi” bực mình, cau có và đuổi lão đi. Đó tưởng chừng là câu chuyện bình thường. Ấy vậy mà sau câu chuyện bình thường ấy là một câu chuyện thương tâm. Cũng vì hành động của cha (thầy cai), thằng Hợi, một đứa bé “hay nghĩ vẩn vơ”, nó hồi tưởng về chuyện cha nó đã đối xử lạnh lùng, vô tâm với người ăn mày để rồi sáng hơm sau chính cậu bé đã chứng kiến cái chết người ăn xin đó. Cuối cùng Hợi đã tìm đến cái chết. Với kiểu kết cấu này đã dẫn dắt người đọc đến nội dung tư tưởng của truyện ngắn này. Cái chết của người ăn xin, cái chết của thằng Hợi là do sự nhẫn tâm của con người. Đó chính là sự phản ứng tâm lí gay gắt đối lập giữa trái tim nhân hậu, giàu tình thương của một đứa bé với sự phũ phàng, lạnh lùng của người cha. Với một kết thúc khơng có hậu có tác dụng xốy vào lòng người, đánh thức lương tri con người trước những vấn đề xã hội, vấn đề đồng loại.
Một đồng bạc được xây dựng theo kết cấu hồi tưởng và mang nặng tư tưởng
bi quan về con người “Bây giờ tôi mới xin kể một chuyện của tơi đối với một gia
đình đã “trạch lân sử” với gia đình nhà tơi. Đọc rồi, độc giả sẽ nên tha thứ cho tơi, vì tơi đã là một kẻ khốn nạn” [14, 358]. Câu chuyện mang nặng một vết thương
tình cảm. Chỉ vì một đồng bạc mà Kí Bích phải lẩn mặt, chạy trốn, sợ bị địi tiền. Tưởng rằng tình cảm của Kí Bích và “tơi” thân với nhau hơn cả ruột thịt, tay chân, sống chết có nhau. Thế mà chỉ vì một đồng bạc mà tình cảm thân thiết xưa kia đã khơng cịn nữa.
Với kết cấu hồi tưởng, ngòi bút Vũ Trọng Phụng đã vạch bày sự ti tiện của con người bao nhiêu cái gì là ích kỉ, là đê hèn, là chó má, là tàn nhẫn, lúc ấy đều thức dậy cả trong cái tấm lịng khốn nạn của “tơi”.
Truyện ngắn Cái ghen đàn ơng có kết cấu giống Một cái chết. Câu chuyện
giữa Giao Đài và các bạn tạo nền cho câu chuyện của vợ chồng giáo Hiển. Kết cấu đưa người đọc vào câu chuyện tình vừa lãng mạn vừa bi hài của thầy Hiển, đồng thời làm nổi bật cái ghen vơ lí của anh giáo Hiển.
Kết cấu hồi tưởng, làm tăng tính hấp dẫn, khách quan cho tác phẩm truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng. Những sự vật, sự việc được diễn ra hết sức tự nhiên, khách quan với sự dẫn dắt của người kể chuyện. Chính vì vậy, mỗi câu chuyện ln tạo cảm giác thích thú, tị mị với độc giả.
3.2.2. Kết cấu đi thẳng vào giữa truyện
Đây là kiểu kết cấu có chiều sâu và chính vì vậy mức độ thể hiện nội dung tư tưởng của nó trong truyện ngắn rất cao. Có thể thấy rõ kết cấu đó ở truyện ngắn Chống nạng lên đường của Vũ Trọng Phụng.
Đây là một trong những truyện ngắn có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật. Nó là bức tranh về cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người dân nghèo đồng thời lên tiếng tố cáo những kẻ quyền thế, giàu có, đã đẩy người dân lương thiện vào ngõ cụt. Thông qua bi kịch gia đình Hai Xn, nhà văn thể hiện lịng cảm thương đối với những con người nghèo khó, bất hạnh. Mở đầu câu chuyện là cái cảnh “lo buồn” của Xn bởi nó đã mất đi đơi chân - nguồn kiếm sống của nó “Mấy hơm nay, thằng Hai Xn xem ra có ý lo buồn lắm. Phải ở vào cái cảnh
như nó bây giờ, thì đến ai mà chả đâm lo, bảo nó khơng buồn sao được?” [14,
86]. Sau đó, tác giả đưa người đọc trở về thời gian trước kia còn lành lặn, vui vẻ, yêu đời. Tuy là nghề kéo xe ngày ngày phải phơi sương, chịu nắng ngồi đường nhưng nó vẫn thấy vui vẻ lắm bởi nó chẳng phải ăn nhờ ai lại cịn ni được bố mẹ, đỡ anh nó. Rồi “vào những buổi chiều mùa hạ sáo diều vo ve réo rắt hay
buổi chiều mùa thu gió vàng hắt hiu, trong những cảnh hồng hơn của tiết xn mát mẻ hay của trời đơng lạnh lùng, mỗi khi hình thằng Hai tay vong càng đi trước cái xe, vẽ cái bóng thật dài trên dải đường trắng xố, thì tận trong làng xa lắc xa lơ cũng có người nghe thấy nó cất giọng ồ ồ, nghêu ngao hát cái bài “xẩm” của nó tuy cụt đầu, cụt đi thật, nhưng nghe nó cũng hay hay:
… Còn trời (mà) còn nước, cịn non…
Cịn cơ (mà)bán rượu, (í i) anh (a) cịn (thì) say sưa… (chứ này mình ơi… í i ì i tang tình tính tang…!!!)” [14, 86]. Quãng đời ấy là quãng đời “vui nhất” của
Xuân. Bây giờ, nó phải đối diện với cái đói, cái rét, cái chết…
Ta cũng có thể bắt gặp kiểu kết cấu này trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Điều đó cho thấy sự gặp gỡ về ý tưởng nghệ thuật của hai tác giả truyện ngắn. Với kiểu kết cấu này cho phép nhà văn tạo độ căng của câu chuyện và từ đó mở rộng nhiều bình diện phản ánh, tố cáo.
3.2.3. Kết cấu đối lập
Trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng ta thấy kiểu kết cấu này khá đa dạng. Đó có thể là sự đối lập giữa bên ngồi và bên trong. Từ lí thuyết đến thực hành là câu chuyện có sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của con người Âu hố đã lí giải nhan đề một cách thuyết phục nhất. Anh ta Âu hố từ ngơn ngữ, lối sống đến quan niệm rất Balê. Thế nhưng anh lại giấu mọi người rằng mình thường phải ăn cơm ta, có khi ăn cả rau muống và cà pháo. Anh hô hào, diễn thuyết về nạn mọc sừng và xem ấy là dấu hiệu của văn minh. Nhưng có biết rằng việc làm đó của anh ta chỉ là cố chứng minh với mọi người anh là con người hoàn tồn Âu hố, và quan trọng hơn để che giấu đi sự thật về vợ anh. Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng tòi ra”. Người ta thấy anh bỗng dưng bỏ vợ tìm đến những tiệm hút, sống trong đau khổ mà không ai hay biết nguyên nhân. Nếu ai đó có hỏi anh ta chỉ nói kín hở về nỗi khổ của mình “Tơi… tơi đã
yêu một người đàn bà” [14, 383]. Chỉ đến một hơm, có một người bạn thân khơng hiểu gì, trách anh bạc tình, tồi tệ với vợ dã man, và đủ tất cả các trạng từ khác nữa thì anh nổi giận chính đáng “Mày ngu lắm! Thế khi vợ mày nó cắm
sừng vào đầu mày thì liệu mày có cịn cứ muốn ăn ở suốt đời với nó khơng?”
[14, 384]. Sự mâu thuẫn đối lập trong nhân vật này chính là giữa những biểu hiện bên trong và bên ngồi, giữa lí thuyết và hành động của con người Âu hoá, biểu hiện của xã hội văn minh rởm. Câu chuyện cịn có ý nghĩa như nhắc nhở mỗi cá nhân hãy sống là chính mình đừng biến mình thành nạn nhân, con rối diễn trị, giữa lí thuyết - hành động, bên trong và bên ngồi phải có sự hài hồ thống nhất hoà hợp với nhau.
Bên cạnh kiểu kết cấu đối lập giữa bên ngoài và bên trong. Khi đọc truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng ta còn thấy xuất hiện kiểu kết cấu đối lập lấy cốt
truyện làm chính. Đọc truyện ngắn Bà lão loà, ta thấy sự đối lập ngày xưa và
ngày nay đã làm nổi bật rõ cảnh ăn chực nằm chờ của bà lão cũng như sự thay đổi của vợ chồng bác đánh giậm đối với người mình đã từng chịu ơn. Hai mươi năm về trước bà cịn là người có của, cũng từng bao phen giúp đỡ nhiều người, bà được nhiều người kính nể, quý trọng. Vậy mà bây giờ mỗi ngày thất thểu một lưng cơm, muốn xin ít nữa bà đã bị bác gái quát vào mặt, nhớ chuyện xưa, tủi phận mình, bà lão sụt sùi khóc khơng ra tiếng, sống khơng bằng chết.
Xây dựng câu chuyện với kết cấu như vậy, Vũ Trọng Phụng giúp người đọc vạch trần sự đổi thay, tha hoá của con người trước hoàn cảnh, phản ánh hiện thực cuộc sống của người dân trước Cách mạng.
Giá trị truyện ngắn càng thể hiện rõ ở sự đối lập nơi nhà bác đánh giậm và ngồi trời mưa gió nơi gốc gạo bờ đê. Và buổi sáng hơm sau, khi mưa bão đã đi qua, bầu trời trong xanh, chim hót, tiếng người đi chợ, bác đánh giậm từ xa thấy đàn quạ xào xạc lượn quanh đám mạ dưới chân đê, tưởng gặp được một mẻ ngon nhưng khi đến nơi, bác kinh hãi phát hiện ra cái xác bà lão đêm hơm qua bị gió thổi xuống ruộng đã bị quạ mổ nát nhừ. Sự đối lập ấy như một “tiếng sét” đánh vào lương tâm của mỗi người về tình máu mủ, nó lên án tố sự tàn nhẫn, bất nhân của con người trước sức ép cơm áo, gạo tiền.
Có thể nói, Vũ Trọng Phụng rất tài tình và khéo léo trong việc xây dựng cốt truyện, với những kiểu kết cấu phù hợp đã thể hiện được rõ nét nội dung, tư tưởng chủ đề của truyện. Với tài năng quan sát cuộc sống và phản chiếu vào trong tác phẩm của mình truyện ngắn Vũ Trọng Phụng góp phần làm phong phú nền văn học dân tộc ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.