Ngôn ngữ trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu truyện ngắn vũ trọng phụng (Trang 57 - 60)

Chƣơng 3 : NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG

3.3. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng vừa hiện đại vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đó là một thứ ngơn ngữ đời thường, không cần màu mè, tô điểm. Sử dụng kiểu ngôn ngữ này như muốn bóc trần tất cả mọi sự thật dưới ánh sáng của chân lí một cách thật hiệu quả.

3.3.1. Ngơn ngữ tự sự

Có thể nói, ngơn ngữ tự sự là ngơn ngữ chính trong tồn bộ truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng và đây cũng là ngôn ngữ đặc trưng của truyện ngắn. Mỗi tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, dường như mọi sự biểu hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra, song để tạo nên hình tượng nghệ thuật, tác giả thường tạo ra những kẻ môi giới đứng ra kể chuyện, quan sát, miêu tả. Ta có thể gặp trong tác phẩm của ông người tự sự (thường kể theo ngôi thứ nhất) và người kể chuyện thường kể theo ngơi thứ nhất xưng và “tơi”. Ta có thể thấy điều này trong rất nhiều truyện như : Tội người cô, Cái tin vặt, Một cái chết, Con người điêu trá, Cuộc vui ít có,

Ơng đừng lầm, Lịng tự ái, Đi săn khỉ, Lấy vợ xấu, Một đồng bạc,…

Nói đến đặc sắc của ngòi bút Vũ Trọng Phụng không thể khơng nói đến nghệ thuật trào phúng bậc thầy của nhà văn này.

Cũng giống như các nhà văn khác Vũ Trọng Phụng dùng tiếng cười để phê phán, đả kích những thế lực đen tối, những thói rởm đời trong xã hội. Nhưng có thể nói, Vũ Trọng Phụng là bậc thầy về bút pháp trào phúng với lối viết táo bạo, sắc sảo, gay cấn đến sỗ sàng. Đặc biệt, tiếng cười lạ lùng của ông đã khiến người khác phải ngỡ ngàng, thán phục hoặc sợ hãi, tức tối. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật, giọng điệu và một số tình huống gây cười khác thì truyện ngắn Vũ Trọng Phụng cịn lơi cuốn người đọc bởi cách sử dụng ngơn ngữ mang tính trào phúng của ông.

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng, đắc lực và đạt được hiệu quả cao nhất khi con người sử dụng nó để giao tiếp. Điều này không chỉ được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày mà trong văn chương cũng vậy. Trong truyện ngắn, bút pháp trào phúng được “ơng vua phóng sự đất Bắc” thể hiện một cách sắc sảo, tinh tế ngay trong nhan đề truyện. Nhiều nhan đề trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng rất trừu tượng, khó giải nghĩa. Sau đây xin dẫn ra một ví dụ truyện Hồ sê líu hồ líu sê sàng. Nếu chỉ đọc nhan đề truyện người đọc khó có thể đốn biết được nội dung hay chủ đề truyện. Điều này khiến ta tò mị, muốn khám phá tìm hiểu tác phẩm. Có lẽ chính cái khó hiểu đó đã tạo nên tính trào phúng cho tác phẩm. Như ta đã biết, thơng thường thì nhan đề thường tập trung làm nổi bật nội dung hay tư tưởng của tác giả một cách rất rõ nét. Nhưng nhiều truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng lại được tác giả của nó đặt cho những cái tên rất hài hước chẳng hạn: Sao mày khơng vỡ, nắp ơi; Điên; Một con chó hay chim

chuột; Phép ông láng giềng; Chống nạng lên đường, Bắt vích,…

Nhan đề tác phẩm là vậy, còn tên của thế giới nhân vật trong tác phẩm thì sao? Ở phương diện này, Vũ Trọng Phụng cung cấp cho người đọc những cái tên ngộ nghĩnh như: danh hoạ “Khơi Kì” “Tuyết Nương”, “Bạch Vân” (Hồ sê

líu hồ líu sê sàng), trong truyện Cuộc vui ít có ta thấy xuất hiện nhiều cái tên

khơi hài : Dì Chát, thằng Tt, Lí Cịm, lang Phế, lang Tí.

Dõi theo truyện ngắn Hồ sê líu hồ líu sê sàng người đọc cịn gặp hàng loạt những câu văn gây cười, làm nổi bật lên cái lố bịch, kệch cỡm của thói đời “Ơng

tuy có tài, nhưng vẫn chưa ăn thua gì cả. Ơng vẫn cịn nghèo lắm, nên rất chi chăm chỉ, những mong có một ngày kia… Một vài cuộc triển lãm của ông tổ

chức với mấy anh em đã hứa cho ông con đường tương lai rực rỡ. Nhưng, vợ với con mà ông phải nai lưng ra nuôi một cách vất vả chỉ những bắt ông sắm khăn san, giày mang cá, cũng khiến ông đủ “lệch nghiệp” [14, 257]. Tàì năng

và nhan sắc của Tuyết Nương và Bạch Vân được miêu tả bằng những từ ngữ đầy hóm hỉnh “Tuyết Nương và Bạch Vân đều là hai cô gái quý của nhà danh hoạ

Khơi Kì đàn cũng hay, ca lại càng não lắm. Thật là những tiên sa cõi thế, răng lóng lánh hơn mặt hoa tai đầm,…” [14, 256 - 257].

Ngôn ngữ trào phúng được tác giả sử dụng khá phổ biến trong các thể loại sáng tác và đặc biệt thành công trong tiểu thuyết. Quang cảnh tang gia trong

đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) hiện lên thật sống động,

nhộn nhịp như cảnh chuẩn bị đám cưới với các từ “nhộn nhịp, huyên náo, rộn

lên,…”. Cảnh đưa đám cũng không kém phần hấp dẫn và lôi cuốn “đám cứ đi…”

không biết đám cứ đi này là đám cưới hay đám tang mà chúng ta nghe thấy các từ “Con kia kháu thế!” “Con này xinh hơn”, “Gớm cái ngực đầm quá đi mất”, “Chồng gầy thế, vợ béo thế thì đến mọc sừng mất”, cụ Cố Hồng thì liên miệng câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”, rồi cả tiếng khóc “hứt… hứt… hứt” của ơng Phán. Nếu trong Hạnh Phúc của một tang gia (trích Số đỏ) quang cảnh tang gia được tác giả miêu tả “thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm

trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu khơng gật gù cái đầu…!” thì

cảnh ăn uống nhà cụ Phán Uyên (Ăn mừng) cũng diễn ra rất linh đình “ăn uống

ầm ầm” “những chữ chúc mừng rất văn chương bằng dạ đen trên nền đỏ, cụ mới khám phá ra rằng: Chao ơi thì ra mình xưa nay vẫn có nhiều đức tính, mà chính mình khơng biết, để mà sướng như một kẻ chết được lắm câu đối khóc có thể được thoả cái vong hồn… Thật là linh đình, và vui vẻ. Thật là vinh dự cho tổ tiên” [14, 410]. Hoặc ta có thể gặp lời nhận xét rất hài hước, thâm thuý như : “Đến bây giờ thì ơng cụ quả chết thật rồi, nhẹ nợ!... .” (Bộ răng vàng).

Ngôn ngữ trào phúng làm tăng thêm tính hấp dẫn, sinh động cho tác phẩm, câu nào cũng như lời của nhân vật tự mình nói ra, tác giả không hề gọt dũa. Nhân vật của Vũ Trọng phụng sống động có màu sắc, phần nhiều nhờ vào lời ăn tiếng nói, ngơn ngữ mà tác giả sử dụng. Từng câu, từng chữ trong các truyện ngắn của ông đều như là trào phúng và cất lên những tiếng đanh thép vừa toát ra ý nghĩa phê phán, phủ nhận vừa có tác dụng cảnh tỉnh lâu dài bởi vì ơng đang cịn tin tưởng, hi vọng vào con người có thể thay đổi được xã hội đen tối lúc bấy giờ.

Người ta thường nói đến xu hướng triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao, thực ra xu hướng này đã có từ trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, trước khi Nam Cao xuất hiện. Vũ Trọng Phụng thường chú ý đến những nghịch cảnh của cuộc đời, và từ đó, ơng suy ngẫm về lẽ đời trớ trêu, vơ nghĩa lí, đầy rẫy sự đáng giận hoặc đáng khóc. Mỗi chi tiết của câu chuyện hoặc bản thân cả câu chuyện, đối với Vũ Trọng Phụng là một khái quát về một vấn đề nào đó của cuộc sống. Trong truyện ngắn của ơng thường có những câu triết lí về đời, về người, thật đúng chỗ, khiến câu chuyện càng thêm ý vị. Qua truyện Đời là một cuộc chiến

đấu, Vũ Trọng Phụng rút ra kết luận về cái khổ: “Người ta ai ai cũng thế cả, dẫu nghèo hay giàu, dẫu thừa thãi hay thiếu thốn, thì đều cũng khổ sở cả, duy cái khổ của thằng giàu khác với cái khổ của thằng nghèo, thế thôi” [14, 390 - 391].

Nhân vật Phách trong Đoạn tuyệt nói về ái tình: “Ái tình đến trước hơn sự, ái

tình sẽ ra đi trước. Ái tình đến sau hơn sự, ái tình sẽ ngồi nấn ná lâu hơn” [14,

408]. Trước cảnh thương tâm của người nghèo, Vũ Trọng Phụng ngẫm nghĩ : “Cái cảnh túng bấn nó thường đẩy người ta vào chốn bùn nhơ, nó thường buộc

người ta vào vòng tội lỗi, đối với bác đánh giậm, ác hơn, nó làm bác quên bỏ cả lương tâm” [14, 142 - 143].

Kết thúc truyện ngắn Một đồng bạc, Vũ Trọng Phụng thốt lên: “Khi người

ta có tiền thì ta chẳng nghĩ đến cái nhân, và khi ta nghĩ đến cái nhân thì ta lại chẳng có tiền. Cho nên sự đời chung quy chỉ là những vòng chạy trong đèn cù, luẩn quẩn, loanh quanh, và ta không thể nào khác được, nếu không cứ việc sống thản nhiên để mà tầm thường và khốn nạn” [14, 373 - 374]. Ơng nói về sự căm

hờn: “Sự căm hờn chỉ yêu chứ khơng giết. Sự căm hờn đẻ ra lịng tự kiêu, tự ái,

mà lịng tự ái chính là một sức mạnh để tự vệ” [14, 298]. Truyện Cái ghen đàn ơng, Vũ Trọng Phụng đưa ra những câu triết lí rất hay chẳng hạn:“Yêu nhau là một việc mà thật thà với nhau là một việc khác. Người ta chẳng nên thật thà, nhất là khi người ta yêu nhau” [14, 273 - 274]. Vũ Trọng Phụng cịn nói về

dun số : “Vợ chồng là dun số. Ở đời này khơng phải hễ mình muốn thì là

được và khơng muốn thì là thốt” (Lấy vợ xấu). Nhìn chung có thể thấy, ngơn

ngữ mang tính triết lí xuất hiện khá đậm nét trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng. Mỗi câu chuyện hầu như đều có những từ ngữ triết lí sâu sắc, gây ấn tượng khó quên với người đọc.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu truyện ngắn vũ trọng phụng (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)