Yếu tố hài kịch

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu truyện ngắn vũ trọng phụng (Trang 64 - 65)

Chƣơng 3 : NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG

3.5. Sự kết hợp yếu tố bi hài kịch

3.5.2. Yếu tố hài kịch

Bên cạnh đó nhiều truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng đậm đặc tính hài. Trong Sư cụ triết lí, tình huống hài kịch bắt đầu từ nguy cơ nhà chùa quẫn bách đến nơi bởi lẽ ít lâu nay khách thập phương không năng lui tới cửa thiền. Song, điều đó đối với Sư Tăng Dương khơng phải là vấn đề: “đã có chí tu thành Phật,

ai nỡ đâu quan tâm đến chuyện tiền. Nghĩ đến chuyện tiền, chẳng còn là từ bi.”

[14, 247].Và ngài triết lí: “Ở trên thế gian này vật nào cũng có một nghĩa, sự

nào cũng có một lí. Cuộc đời là bể khổ thì sinh ra loài người chẳng lẽ đấng Thượng đế lại làm một việc vơ nghĩa lí sao? Khơng! Sinh ra lồi người để bắt họ trầm luân phải chịu thì bọn tăng ni sống mới có nghĩa, cái nghĩa cứu vớt họ. Cảnh chùa vắng vẻ, dân gian thưa đến, nhà chùa sẽ quẫn bách, cơ nguy rồi đến hết…” [14, 247 - 248]. Tình huống hài càng đẩy lên cao khi Sư Tăng Dương bất

chợt bắt gặp sư bác đang ăn thịt chó “chợt thấy sư bác đương lúi húi làm gì

vậy?... Sư cụ rón rén đến gần thì, mơ Phật! - sư bác đương tu hành để chóng trở thành sư hổ mang. Cái gói lá sen mới lơi dưới hố lên ấy, bên trong đựng thịt cầy” [14, 248]. Sư khơng giận, bình tĩnh và khoan hồ, sư cụ chỉ ra lệnh cho sư

bác đem tang chứng ấy đến chịu tội trước bệ Phật mà thôi. Ngài khoan hoà đánh kẻ chạy đi, khơng ai đánh kẻ tìm đến. Và cái triết lí của cụ khiến cho người đọc thấy cụ gần với cõi trần tục hơn khi cụ vừa giảng triết lí cho sư bác và đưa tay “nhót” thịt chó. Xây dựng tình huống hài kịch, Vũ Trọng Phụng đã bóc trần bộ mặt thật của bọn “sư hổ mang”.

Yếu tố hài kịch trong Cuộc vui ít có là sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức nhà văn đã xây dựng rất thành công những nhân vật không có sự tương xứng giữa thực chất của bọn lang băm và cái danh nghĩa thầy lang của chúng. Từ Cụ lang Tí, Cụ Phế đến Lang băm những người làm nghề thầy thuốc chữa

bệnh cứu người mà chẳng biết gì cả. Đã thế chúng cịn cãi nhau, vì ai cũng muốn mình là người giỏi nhất. Trong cuộc tranh luận đó tự các thầy lang đã bóc mẽ cho mọi người biết bản chất của mình. Cụ lang Tí bốc thuốc có hai thang mà con nhà dì Chát đã lăn ra chết, thằng nhiêu Toét xuýt bỏ mạng chỉ vì một gói thuốc đau bụng “Hai thang? Hai thang? Đứa nào ngoa ngơn thì giời đánh nhé?

Ai bảo nó sốt lại đi ăn chuối tiêu vào?... Thế anh chỉ bán một gói thuốc đau bụng mà thằng nhiêu Toét xuýt bỏ mạng thì sao? Thế mà cũng địi là lang? Lang thế mấy lúc mà tù mọt gông?... ” [14, 188]. Rồi đến thầy lang Phế thì đốn bệnh

nhầm “bệnh điều kinh mà kêu là chửa… nhà trưởng Toe mắc bệnh hôi nách mà

chữa mãi bằng lá ô nhĩ trong sáu tháng giời à?” [14, 188]. Câu chuyện của các

thầy lang mà khiến “người xem bỏ chạy gần hết chỉ còn hai ba giai làng tuổi

còn lấc cấc, bò lăn ra giữa sân khơng dậy được vì cười…” Câu chuyện khép lại

mang rất nhiều tiếng cười cho người đọc nhưng thông qua tiếng cười, Vũ Trọng Phụng đã phơi bày một cách nghiêm khắc những cái lố bịch của cuộc đời, mà cái căn cơ chính là thế lực của đồng tiền. Ngồi ra đó cịn là sự giễu cợt, mỉa mai sự biến chất tha hố của những người được tơn vinh “lương y như từ mẫu”.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu truyện ngắn vũ trọng phụng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)