2.3.1. Một số kết quả nổi bật
Thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thơng ở xã, thơn đặc biệt khó khăn tại các trường học, năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh hỗ trợ tiền ăn cho 31.163 học sinh, hỗ trợ tiền ở cho 14.642 học sinh tại 417 trường với tổng kinh phí 170 tỷ 492 triệu đồng; thực hiện mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, máy tính… cho các trường bán trú trị giá trên 459 triệu đồng. Học kỳ 1 năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh hỗ trợ tiền ăn cho 31.960 học sinh, hỗ trợ tiền ở cho 15.452 học sinh với tổng kinh phí 84 tỷ 946 triệu đồng; thực hiện mua sắm dụng cụ học tập, lập tủ thuốc cho khu bán trú trị giá trên 459 triệu đồng. Từ năm 2018 đến học kỳ 1 năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh hỗ trợ trên 6.800 tấn gạo cho 97.016 học sinh.
- Riêng đối với đối với học sinh, trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn, trong 3 năm học từ 2017 - 2018 đến 2019 - 2020 bằng nguồn ngân sách của Nhà nước, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ tiền ăn cho 18.102 học sinh, hỗ trợ tiền ở cho 15.694 học sinh tại 30 trường THPT với tổng kinh phí hơn 115 tỷ 585 triệu đồng; hỗ trợ gạo hơn 2.439 tấn gạo cho 18.102 học sinh.
Như vậy thơng qua chính sách chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thơng ở xã, thơn đặc biệt khó khăn, chúng ta thấy được giá trị và ý nghĩa to lớn của chính sách đó là:
- Chính sách hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số, là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo ở xã, thơn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mang đầy tính nhân văn. Chính sách này đã giúp hàng nghìn em
học sinh trung học phổ thông trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Cao khi được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở hàng tháng trong suốt năm học yên tâm học tập; việc duy trì sĩ số, chất lượng dạy và học cũng được nâng lên.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: Đây là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục nước ta đó là Nhà nước tạo mọi điều kiện để dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp thường sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có được người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.
- Nhà nước quan tâm đến các học sinh người dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, các vùng miền trong cả nước. Từ đó đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng, phấn đấu.
- Giá trị mang lại cũng như ý nghĩa của chính sách này khơng chỉ dành riêng cho con em người dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và còn đối với tất cả học sinh là người dân tộc thiểu số, là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo ở xã, thơn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên phạm vi cả nước nói chung.
2.3.2. Những bất cập trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn, tỉnh Cao Bằng
- Bản thân học sinh được hưởng chế độ chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa hẳn là gia đình có hồn cảnh khó khăn, hoặc địa hình cách trở, giao thơng đi lại khó khăn cần được hỗ trợ chi phí học tập.
- Hội đồng nhân nhân tỉnh Cao Bằng quy định lại khoảng cách “từ 4,5 km trở lên đối
với học sinh trung học phổ thơng, tính từ nhà đến trường phổ thơng gần nhất” chưa phù hợp
với thực tế tại địa phương. Cụ thể như
trường THPT Bế Văn Đàn nơi em đang công tác, hàng năm được Sở GD&ĐT Cao Bằng giao chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp là 210 học sinh, nhưng hàng năm học sinh nộp hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 chỉ khoảng 80 đến 100 hồ sơ. Do vậy có một số học sinh ở các huyện khác như: Nguyên Bình (cách TP Cao Bằng 45km), Thạch An (cách TP Cao Bằng 50km), Trùng Khánh (35km) do không trúng tuyển vào trường THPT ở huyện đã nộp hồ sơ, theo học tại trường.
- Về đối tượng được hưởng chính sách: Nhiều học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo khơng nằm trong nhóm đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP nên thường hay bỏ học, trong khi đó Nghị định 86/2015/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực trong năm học 2020-2021. Cụ thể:
+ Năm học 2017 - 2018, tổng số học sinh cấp THPT (trong đó có cấp THCS trong trường THPT) tỉnh Cao Bằng là 12434 học sinh, số học sinh bỏ học 417 học sinh (tỉ lệ 3,3%);
+ Năm học 2018 - 2019, tổng số học sinh cấp THPT (trong đó có cấp THCS trong trường THPT) tỉnh Cao Bằng là 12681 học sinh, số học sinh bỏ học 385 học sinh (tỉ lệ 3,03%); số học sinh bỏ học thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo là 300/385 học sinh (tỉ lệ 77,9%).
+ Năm học 2019 - 2020, tổng số học sinh cấp THPT (trong đó có cấp THCS trong trường THPT) tỉnh Cao Bằng là 12214 học sinh, số học sinh bỏ học 406 học sinh (tỉ lệ 3,33%); số học sinh bỏ học thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo là 317/406 học sinh (tỉ lệ 78,1%).
Qua số liệu trên có thể nhận thấy, mặc dù tỉ lệ học sinh bỏ học năm học 2018 - 2019 có giảm nhưng tỉ lệ học sinh bỏ học thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo lại có xu hướng tăng so với năm học 2017 - 2018, cụ thể năm học 2018-2019 (tăng 17,5%), năm học 2019 - 2020 (tăng 17,7%).
- Nhiều xã đặc biệt khó khăn đã sát nhập với xã khác nên khơng cịn tên gọi theo quyết định của Nhà nước nhưng chưa được bổ sung kịp thời. Cụ thể:
+ Ngày 10/01/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 864/NQ- UBTVQH14 ngày 10/01/2020 và Nghị quyết số 897/NQ- UBTVQH14 ngày 11/02/2020 về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng có 10 ĐVHC cấp huyện gồm: sáp nhập huyện Thông Nông với huyện Hà Quảng thành huyện Hà Quảng; sáp nhập huyện Trà Lĩnh với huyện Trùng Khánh thành huyện Trùng Khánh; sáp nhập huyện Quảng Uyên với huyện Phục Hòa thành huyện Quảng Hòa ( giảm 3 huyện, chiến 23,07% so với trước khi sáp nhập); 161 ĐVHC cấp xã (giảm 38 xã. chiếm 19,1% so với trước khi sáp nhập).
+ Đến ngày 04/06/2021, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 861/QĐ- TTg ngày 04/6/2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025;
+ Đến ngày 04/06/2021 Ủy ban Dân tộc Quốc Hội mới ban hành Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 phê duyệt danh sách thơn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại và yếu kém
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng chưa tham mưu kịp thời cho Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh chính sách về khoảng cách cho phù hợp với thực tiễn tại tỉnh Cao Bằng.
- Việc đánh giá sau kiểm tra đối với cơ quan quản lý cấp trên (Sở Giáo dục và Đào
tạo; Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng) để tham mưu cho Chính phủ bổ sung, điều chỉnh đối
tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ học
sinh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo) chưa kịp thời.
- Nhiều xã đặc biệt khó khăn đã sát nhập với xã khác nên khơng cịn tên gọi theo quyết định của Nhà nước nhưng chưa được bổ sung kịp thời;
- Chủ thể ban hành chính sách (Chính phủ) chưa thấy rõ được thực tiễn ở địa phương nên chưa kịp thời điều chỉnh chính sách.
- Nguyên nhân từ nhận thức của gia đình và bản thân các em học sinh cũng góp phân làm cho việc thực hiện chính sách chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng chưa được thực hiện có hiệu quả vì đa phần phụ huynh, học sinh trình độ dân trí khơng cao, thiếu sự hiểu biết về chính sách, và các quy định của nhà nước nên thường chơng chờ vào chính sách của nhà nước, địa bàn của mình sinh sống thốt khỏi vùng ĐBKK, chế độ hết hiệu lực thi hành, khi nhà nước chưa bổ sung, điều chỉnh kịp thời chính sách v.v nên nhiều gia đình thường quyết định buộc con em phải nghỉ học một thời gian kiếm việc làm giúp gia đình (thu hoạch đót, làm th…) rồi mới đi học trở lại.
Những khó khăn, bất cập trên đây sẽ dẫn đến nguy cơ học sinh bỏ học rất cao (chiếm trên 60%). Theo kết quả nghiên cứu việc duy trì sỹ số của học sinh trung học phổ thơng tồn tỉnh Cao Bằng cho thấy:
THỐNG KÊ HỌC SINH VÌ GIA ĐÌNH KHO KHĂN MÀ BỎ HỌC
Năm học 2018-2019
Năm học 2017-2018
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
Biểu đồ 3: Thống kê học sinh bỏ học do gia đình khó khăn về kinh tế
Năm học 2017-
2018 Năm học 2018-2019 HS thuộc hộ nghèo,
cận nghèo bỏ học
252 300
Học sinh bỏ học 417 385
Sô HS hưởng NĐ
116/2016/NĐ- CP
H ngheo, ô
c nâ
ngheo 60% Ý thức kém
22%
Nguyên nhân khác
18%
TỶ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC NĂM HỌC 2018-2019
Tiểu kết chương
Qua những kết quả, số liệu báo cáo, những ý kiến của các nhà quản lý cấp Bộ ngành Trung ương và địa phương về sự tác động của chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường phổ thông ở xã, thơng đặc biệt khó khăn nói chung; thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đi sau đánh giá trung thực q trình triển khai, tổ chức thực hiện chính sách đó. Đồng thời luận văn cũng chỉ ra những tồn tại hạn chế trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Những vấn đề thực tiễn trên là căn cứ để các nhà quản lý tổng hợp, báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh từ đó hồn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thi hành chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn nói chung trên phạm vi cả nước.
Chương 3
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN ĐÚNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở XÃ ĐẶC BIỆT KHO KHĂN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
3.1. Mục tiêu bảo đảm thực hiện đúng chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn, tỉnh Cao Bằng
* Thực hiện đúng các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta:
- Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, Nghị quyết đã nêu rõ trong quan điểm chỉ đạo: “…Thực hiện công bằng xã hội
trong giáo dục: Người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo. Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học”. Tiếp tục thực hiện một trong những chủ trương, chính sách và biện
pháp lớn “…Củng cố và phát triển ngành giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và những vùng
khó khăn. Thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tình trạng sa sút về giáo dục ở miền núi” [Giải pháp 9-NQ 04-NQ/TW-1993] và “… Chấn chỉnh việc thu học phí.
Thực hiện miễn học phí ở bậc tiểu học. Quy định diện được miễn giảm học phí, được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội…” [Giải pháp 10-NQ 04-NQ/TW-1993].
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai số 02-NQ/HNTW BCHTW Đảng, khóa VIII ngày 24/12/1996 “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” đã khẳng định: “Thực sự coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội”.
Trên cơ sở Nghị quyết số 29-NQ/TW, Đại hội XII của Đảng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ với 8 vấn đề lớn, trong đó có “…đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự
tham gia đóng góp của tồn xã hội…”.
3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổthơng ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thơng ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Một là, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách hỡ trợ đối với học sinh trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn
Cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chi tiết, cụ thể việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thơng xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Điều này giúp cho các thành viên tham gia vào q trình triển khai chính sách có nhận thức đúng đắn về nội dung, về quy trình và đặc biệt hiểu được những tác động tích cực của chính sách đến việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tạo điều kiện đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững và ổn định. Khi nâng cao nhận thức của cán bộ triển khai chính sách chắc chắn sẽ tạo ra được những con người thực hiệnchính sách có năng lực, có tâm huyết để chính sách được phát huy tối đa hiệu quả đến từng học sinh nói riêng và đối với lĩnh vực giáo dục của tỉnh nhà nói chung.
Hai là, đổi mới cách thức, phương pháp thực hiện chính sách
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một cách rõ ràng, trong đó có sự phân cơng, phối hợp đối với từng đơn vị, từng cá nhân ở từng nội dung cơng việc trong q trình triển khai chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn tránh việc thực hiện một cách chồng chéo.
- Trong quá trình thực hiện chính sách cần có sự đúc rút kinh nghiệm trong các năm học, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý nhằm mang lại hiệu quả tối đa của chính sách. Bên cạnh đó cần có sự học hỏi phương pháp, những tấm gương điển hình trong việc tổ chức thực hiện chính sách của các địa phương khác.
Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác phổ biến, tun trùn chính sách hỡ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thơng ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, trách nhiệm của các trường học, giáo viên, nhân viên, cha mẹ và các em học sinh trong việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đảm bảo: đúng, đủ đối tượng được hưởng, nhanh chóng, kịp thời, chính xác, cơng bằng.
- Để có chất lượng, hiệu quả trong cơng tác tun truyền cần phải có kế hoạch rõ ràng,