Trong nhân tố mục tiêu học tập có 4 yếu tốHọc đểbiết sửdụng máy vi tính, Tin học là môn học yêu thích nhất, Thi Tin học cấp thành phố, Cộng điểm khuyến khích vào trường THCS Nguyễn Khuyến (nếu có giải trong kỳ thi Tin học cấp thành phố). 4 yếu tốnày đều tác động đến mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi Tin học cấp thành phố của HS tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2012. Điều này chứng tỏ, các em đềra mục tiêu học tập rõ ràng cho môn học thì hiệu quảhọc tập sẽcao. Cụthể, với C9 (mean = 3,9) lớn nhất là mục tiêu có ý nghĩa cao nhất trong 4 yếu tốlà học đểbiết sửdụng máy vi tính. Điều này chứng tỏ đáp ứng tốt mục tiêu của Bộ GD&ĐT đề ra cho môn Tin học tự chọn đối với HS tiểu học là môn Tin học tựchọn nhằm giúp các em có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng của Tin học trong đời sống và học tập; có khả năng sử dụng máy tính điện tử trong việc học những môn học khác, trong hoạt động, trong vui chơi giải trí; bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ Tin học.
Tiếp theo, C12 (mean = 3,9) là mục tiêu được cộng điểm khuyến khích vào trường THCS Nguyễn Khuyến cũng là yếu tố tác động lớn đến kết quả học tập cũng như mức độ đáp ứng kỳvọng kết quả thi HSG môn Tin học cấp thành phố. Điều này giúp các em có ý định thi vào trường THCS Nguyễn Khuyến sẽ có động lực học tập tốt hơn và từ đó dẫn đến mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quảthi cao hơn.
Từ mục tiêu được cộng điểm khuyến khích vào trường THCS Nguyễn Khuyến, các em sẽphải có mục tiêu tham gia cuộc thi HSG Tin học cấp thành phốnếu có giải sẽ được cộng điểm. Vì vậy, C11 (mean = 3,6) cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi của các em.
không lớn bằng các yếu tố trên. Điều này có thể diễn giải rằng, đối với HS tiểu học, ngoài việc yêu thích môn Tin học, các em có thể các em yêu thích môn Toán, Tiếng việt hơn.
3.3.3. Nhân tốThời gian dành cho môn Tin học
Các yếu tố vềnhà em dành thời gian rảnh thực hành lại các bài tập Tin học (C14), sau giờ học lý thuyết thường sửdụng máy vi tính thực hành (C15) và cuối tuần em tham gia đội tuyển bồi dưỡng Tin học của trường (C16) đều có tác động đến mức độ đáp ứng kỳvọng kết quả thi Tin học cấp thành phố của các em HS tiểu học. Tuy nhiên, mức độtác động chênh lệch giữa các yếu tốkhông cao, điều này thểhiện ởchỗmean C14 = 3,8, C15 = 3,7, C16 = 3,8.
Yếu tố tham gia tất cả các giờ học tin trên lớp (C13) chưa ảnh hưởng đến kết quả học tập, điều này không phải là không ảnh hưởng nhưng có thể kết luận rằng thời gian tham gia các giờ học tin trên lớp đối với các em là như nhau nên chưa thấy được sựtác động này.
3.3.4. Nhân tốphương pháp học môn Tin học
Với nhân tố này có 3 yếu tố tác động: đọc thêm sách tham khảo ngoài sách giáo khoa, tìm kiếm nhiều bài tập từinternet để giải, hỏi ý kiến thầy cô những vấn đề không giải đáp được. Kết quả khảo sát thể hiện rất thực hiện trạng việc mua sách tham khảo Tin học với việc đọc thêm sách tham khảo ngoài sách giáo khoa là cần thiết. Trong các yếu tố thuộc vềgia đình, mean của việc mua sách tham khảo Tin học cao nhất trong các yếu tố (mean C1 = 3,8) thì trong nhân tố phương pháp học tập, mean của việc đọc thêm sách tham khảo ngoài sách giáo khoa cũng cao nhất (mean C17 = 4,0). Và đây cũng chính là yếu tốcó giá trịtrung bình (mean) cao nhất trong tất cảcác yếu tố. Điều này nói lên rằng, việc đầu tư đọc thêm nhiều sách tham khảo sẽ có tác động cao đến mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi HSG Tin học cấp thành phố.
Ngoài ra, yếu tốhỏi ý kiến thầy cô những điều chưa giải đáp được cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến kết quả học tập cũng như mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi của các em. Với mean C20 = 3,9 theo sau mean C17 chứng tỏviệc ham học hỏi của các em rất cao. Những điều trong học tập chưa giải đáp được các em mạnh dạn hỏi thầy cô đểnâng cao hiểu biết của mình về môn học.
Yếu tố tìm kiếm nhiều bài tập từ internet để giải có mean C18 = 3,8 cũng tác động đến mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi của các em. Một số em có khảnăng tìm kiếm thông tin trên internet đểphục vụcho công việc học tập sẽhỗ trợ rất cao trong việc tìm kiếm tài liệu, nâng cao kết quả học tập và tầm hiểu biết của mình nếu sửdụng internet đúng mục đích.
3.3.5. Mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi Tin học cấp thành phố Bảng 3.4: Giá trịtrung bình của các yếu tốtác động đến mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quảthi Nhân tố F1 F3 F4 F5 Giá trịtrung bình 3,8 3,8 3,6 3,8 Độlệch chuẩn 0,6 0,7 0,7 0,7 Giá trịnhỏnhất 1,7 1,3 1,5 2,0 Giá trịlớn nhất 5,0 5,0 5,0 5,0
Mô hình ban đầu vận dụng mô hình của Dickie (1999) thành với 3 thành phần: yếu tốthuộc vềgia đình, yếu tốthuộc vềnhà trường và người học (Mục tiêu học tập, Thời gian dành cho môn Tin học và Phương pháp học môn tin học) để đo lường yếu tốtác động đến mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi HSG môn tin học. Sau khi đánh giá hệsốtin cậy bằng Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội, kết quả
thành phốcủa HS tiểu học bao gồm nhân tố: F1 được hình thành từ3 biến C9, C11, C12 của nhân tốmục tiêu học tập, 1 biến C16 của nhân tốthời gian dành cho môn Tin học và 2 biến C17, C20 của nhân tố phương pháp học tập. F3 được hình thành từ3 biến C14, C15 của nhân tốthời gian dành cho môn Tin học và 1 biến C18 của nhân tố phương pháp học tập. F4 gồm 1 biến C4 của nhân tố thuộc về gia đình và C10 của nhân tố mục tiêu học môn tin học. F5 gồm 2 biến C1, C2 của nhân tốthuộc vềgia đình đã tác động cùng chiều đến mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi HSG Tin học của HS tiểu học cấp thành phốvới giá trịtrung bình tương ứng với F1, F3, F5 là 3,8 và F4 là 3,6.
Tóm tắt chương 3: Với mô hình mẫu của Dickie (1999) gồm có 3 nhân tố chính là các yếu tố thuộc về gia đình, các yếu tố thuộc về nhà trường và người học tác động đến kết quả học tập của HS. Tuy nhiên, đềtài đã áp dụng mô hình này để nghiên cứu và kết quả cho thấy đối với mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quảthi HSG môn Tin học của HS tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì hầu như các yếu tốthuộc về nhà trường không tác động đến mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả của HS. Bởi chăng điều kiện học tập môn Tin học của các em ở trường là như nhau. Điều này chứng tỏ các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trang bịcơ sở vật chất đểphục vụgiảng dạy môn Tin học đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Tuy nhiên các yếu tố thuộc về gia đình và người học gồm có mục tiêu học tập, thời gian dành cho môn học và phương pháp học tập của chính các em đã tác động mạnh đến mức độkỳvọng kết quảthi HSG Tin học cấp thành phốnăm 2012.
KẾT LUẬN
**
1. Kết quảnghiên cứu
Với những mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đềtài “Các yếu tố tác động đến kết quả thi HSG môn Tin học cấp thành phố của HS tiểu học” đã giải quyết được là tìm ra và đo lường mức độ tác động của các yếu tố tác động đến mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi HSG môn Tin học cấp thành phố của HS tiểu học. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, luận văn tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu đặt ra như sau:
Trong số 5 nhân tố với 20 yếu tố đặt ra, có 4 nhân tố với 13 yếu tố tác động đến mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi HSG Tin học cấp thành phố của HS tiểu học, gồm: các yếu tố thuộc về gia đình, các yếu tố thuộc vềngười học (mục tiêu học tập, thời gian dành cho môn Tin học và phương pháp học môn Tin học).
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy mô hình lý thuyết đạt được độ tương thích với dữliệu và bốn trong năm giảthuyết vềmối quan hệ của các nhân tốtrong mô hình lý thuyết được chấp nhận. Trong đó, giảthuyết 2: có sự tương quan thuận giữa yếu tố thuộc về nhà trường và mức độ đáp ứng kỳvọng kết quảthi HSG Tin học của học sinh tiểu học không có ý nghĩa thống kê. Điều này trái với các mô hình nghiên cứu của Dickie (1999). Điều này có thể do thang đo các yếu tố thuộc về nhà trường với các biến chưa được thiết kếphù hợp với đềtài nghiên cứu hoặc chưa phù hợp với môn Tin học của học sinh tiểu học ởthành phố Đà Nẵng.
Mô hình này đã giải thích được 55,2% sựkhác biệt mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi Tin học cấp thành phố của HS tiểu học trên địa bàn thành
2. Khuyến nghị
+ Đối với gia đình: Gia đình cần quan tâm đến việc học tập của con em mình, để có kết quả học tập tốt môn tin cũng như kết quả thi cấp thành phố, dành thời gian kiểm tra và hướng dẫn em học môn tin ở nhà những lúc rảnh rỗi. Ngoài ra, Gia đình cần kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục cho các em, không nên phó mặc trách nhiệm giáo dục con em mình cho nhà trường và xã hội.
+ Đối với nhà trường: mặc dù nhân tố nhà trường mà đề tài nghiên cứu chưa tác động đến kết quả thi của các em. Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố chưa đềcập đến chẳng hạn như: đội ngũ cán bộquản lý, giáo viên, phương pháp giảng dạy, chương trình dạy bồi dưỡng... Vì vậy, nhà trường cần:
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò, vị trí của công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo.
Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học bằng nhiều hình thức cho đội ngũ quản lí và giảng dạy của nhà trường (chú trọng hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, vừa học vừa thực hành ngay trên công việc của mình).
Lập trang Web, địa chỉ mail tạo điều kiện trong quan hệ, trao đổi nhau giữa nhà trường với xã hội và gia đình.
Lập và sử dụng phần mềm quản lí vào toàn bộ hoạt động của nhà trường (phần mềm quản lí CBGV, quản lí học sinh, quản lí điều kiện CSVC phục vụ dạy và học, . . . ).
Việc tổ chức dạy và học Tin học tự chọn hoặc tăng cường phải được thoả thuận trên tinh thần tự nguyện và thống nhất với Cha mẹ học sinh trong kỳ Đại hội Cha mẹ học sinh đầu năm học của trường với nhu cầu nâng cao khả năng sử dụng vi tính của HS.
+ Đối với học sinh: đối với học sinh tiểu học, nhân tố mục tiêu học tập có thể là định hướng của phụ huynh, giáo viên... Cho nên, các bậc phụ
huynh, giáo viên cần giúp học sinh có định hướng ngay từban đầu khi vào đội tuyển học sinh giỏi tin của nhà trường để các em có động lực học tập tốt sẽ đem lại kết quả thi cao hơn; ngoài thời gian học ở trường các em thi tin học cấp thành phố cần đầu tư thời gian luyện tập các bài tập thực hành vào lúc rãnh rỗi sẽ nâng cao kỹ năng làm việc trên máy tính và kiến thức giúp các em tự tin hơn khi tham gia các kỳ thi tin học cấp thành phố cũng như quốc gia; phương pháp học tập mà trong đó đặc biệt là giải thêm bài tập trong sách tham khảo cũng như hỏi ý kiến thầy cô những điều chưa giải đáp được sẽ đạt kết quảthi cao hơn.
3. Hạn chếvà hướng nghiên cứu tiếp theo
Về cơ bản, mục tiêu nghiên cứu đặt ra cho đề tài đã đạt được ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, những hạn chế và sai sót của quá trình thực hiện là điều không thể tránh khỏi. Đề tài chưa sử dụng kết quảthi bằng điểm số của học sinh thi học sinh giỏi cấp thành phố năm 2012 để phân tích. Việc tiếp tục hoàn thiện và khắc phục những thiếu sót phát sinh trong quá trình thực hiện đềtài này là cần thiết, nhằm gia tăng giá trịkhoa học và giá trịthực tiễn cho hoạt động nghiên cứu kết quả thi Tin học cấp thành phố, quốc gia trong tương lai.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đềtài:
- Nghiên cứu chỉ đánh giá thang đo bằng phương pháp truyền thống hệ sốtin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tốkhám phá EFA. Ởcác nghiên cứu tiếp theo, các phương pháp phân tích hiện đại nên được áp dụng như mô hình cấu trúc tuyến tính CFA, SEM…
- Khai thác và phân tích kết quảcủa kết quảthi HSG Tin học cấp thành phốthông qua điểm sốcụthể.
đón đi học...), chưa đi sâu vào các yếu tố về hoàn cảnh gia đình cũng như nghề nghiệp hay trình độ học vấn của cha mẹ... Đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo đểphát triển đềtài.