Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học cấp thành phố (Trang 47 - 49)

Analysis)

các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đềnghiên cứu và được sửdụng đểtìm mối quan hệgiữa các biến với nhau.

Tác giả sẽ xem xét các Factor loading hay hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố trong bảng Rotated Component Matrix. Trên mỗi dòng nhất định, chỉcó một con số, con số này chính là factor loading lớn nhất của biến quan sát nằm ở dòng đó. Biến quan sát có factor loading lớn nhất nằm tại cột nào thì biến quan sát đó thuộc về nhân tố đó. Như vậy, biến quan sát bất kỳ sẽ nằm ở nhân tố thứ mấy sẽ được thể hiện rõ ràng trên bảng Rotated Component Matrix. Đối với những Factor Loading mang dấu âm thì lấy giá trịtuyệt đối của nó. Tiêu chuẩn quan trọng đối với Factor loading lớn nhất là nó phải lớn hơn hoặc bằng 0,5, tiêu chuẩn này phù hợp với cỡ mẫu điều tra (Hair và cộng sự, 1998). Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét hệsố Eigenvalue có đạt điều kiện lớn hơn 1 hay không. Cuối cùng, tác giả kiểm tra trị số của phép kiểm định KMO để chắc chắn rằng trị số này lớn hơn hoặc bằng 0,5, đảm bảo phân tích nhân tốphù hợp với các dữ liệu. Nếu biến quan sát không đạt được các điều kiện về hệsố Factor loading thì sẽbịloại bỏkhỏi mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, việc loại bỏ sẽ được tiến hành từng bước một trong trường hợp có nhiều biến không đạt.

Sau khi kiểm tra độtin cậy, phân tích nhân tốkhám phá được tiến hành. Phương pháp rút trích nhân tố được sử dụng là Principal Component (được mặc định trong chương trình SPSS v18) với phép quay Varimax.

2.4.2.1. Phân tích nhân tốEFA lần 1

Kiểm định KMO và Barlett's trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO khá lớn 0,884 > 0,5. Đồng thời, giả thuyết Ho đặt ra là không có sự tương quan giữa 20 biến quan sát này cũng bị bác bỏ thông qua phép kiểm

định này với mức ý nghĩa sig là 0.000. Cả2 điều này cho thấy rằng, phân tích nhân tốlà rất phù hợp với tập dữliệu.

Kết quảphân tích nhân tốlần đầu, tại mức giá trịEigenvalue 1,063 cho phép trích được 5 nhân tố từ 20 biến quan sát và với phương sai trích là 62,167% (lớn hơn 50%). Như vậy, cho thấy phương sai rút trích đạt yêu cầu.

Tuy nhiên, dựa trên bảng Rotated Component Matrix, 2 biến C7 (Máy vi tính ởtrường có kết nối internet), và C13 (Tham gia tất cảcác giờ học trên lớp) đều có hệsố factor loading rất thấp, lần lượt là 0,429 và 0.481 (nhỏ hơn 0.5), không đạt yêu cầu đặt ra nên sẽbịloại bỏlần lượt (Xem phần Phụlục 3.1).

Biến C7 (Máy vi tính ở trường có kết nối internet) có hệ số factor loading nhỏ nhất nên sẽ bị loại bỏ trước. Khi biến này loại bỏ, ta có thểthấy rằng yếu tố việc kết nối internet MVT ở trường chưa tác động đến mức độ đáp ứng kỳvọng kết quả thi HSG Tin học của HS. Theo kết quảkhảo sát cho thấy thời gian dạy môn Tin học ở trường mỗi tuần có 2 tiết, gồm 1 tiết TH và 1 tiết LT. Do đó, thời gian để cho các em sử dụng internet ở trường để tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ cho nhu cầu học tập bị hạn chế. Giáo viên dành thời gian dạy TH để hướng dẫn các em TH lại những bài học LT vừa dạy và trao dồi việc sử dụng các phần mềm học tập là đã hết thời gian quy định. Vì vậy, nhiều trường cũng chưa quan tâm đến việc kết nối internet đến phòng Tin học cho HS sửdụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học cấp thành phố (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)