• Khách hàng cho biết những lỗi hay xảy ra trong phần mềm đang tạo ra những sai sót trong công việc của họ.
• Một nhóm Six Sigma được thành lập để xác định phạm vi của vấn đề, thu thập dữ liệu và xác định nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trên
• Phân tích của nhóm dựa trên những dữ liệu thu được cho thấy việc thiết kế giao diện nghèo nàn, thiếu thân thiện là nguyên nhân của 90% những vấn đề khách hàng gặp phải
• Nhóm dự án thu thập thông tin để xác nhận phân tích trên của họ là chính xác và tiếp tục thu thập thông tin để đảm bảo vấn đề không xảy ra nữa.
• Những qui trình liên quan được sửa chữa và các dự án trong tương lai sẽ không bị mắc những lỗi tương tự như vậy nữa.
Chương 5 : Hướng phát triển mới của Six Sigma
1. Giới thiệu phương pháp New Six Sigma
1.1. Giới thiệu
Vào những năm 1990, việc áp dụng Six Sigma đã đem lại lợi nhuận lớn cho những công ty áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên do tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong mọi ngành, Six Sigma đang bị mất dần giá trị của mình. Những nhà quản trị nhận thấy Six Sigma quá phức tạp, chỉ hiệu quả trong môi trường sản xuất và chậm cho ra thành quả. Dù vậy thì những nhà quản lý cũng đã học được nhiều điều bổ ích từ Six Sigma như việc hiểu được các yêu cầu của khách hàng, liên tục cải tiến qui trình, dùng những phân tích thống kê để rút ra các quyết định,…Phương pháp Six Sigma mới được xây dựng nhằm khắc phục những điểm còn thiếu của Six Sigma.
Phương pháp Six Sigma mới này giải quyết vấn đề mà những người quản lý hiện nay gặp phải đó là vừa phải cố gắng đạt được những thành quả trong một thời gian ngắn trong khi vẫn phải xây dựng một khả năng vững chắc cho tương lai. Những nguyên tắc lãnh đạo cơ bản của phương pháp Six Sigma mới này là: Align (sắp hàng), Mobilize (vận động), Accelerate (tăng tốc) và Govern (quản lý).
1.2. Những thành phần quan trọng trong Six Sigma mới
Những qui trình hoặc công cụ quan trọng Định nghĩa, mục đích Ý kiến khách hàng (Voice of Customer)
Những phương pháp Six Sigma chuyển những yêu cầu chung chung của khách hàng thành những định nghĩa rõ ràng hay những yêu cầu cụ thể. Những nhà lãnh đạo dựa trên dữ liệu này để xác định mục tiêu chiến lược.
Thẻ điểm cân bằng (balanced
Đội thực hiện xây dựng những thẻ điểm (scorecard) để nhanh chóng đạt được những mục tiêu đặt ra.
scorecard)
Tăng tốc công việc
Cung cấp những công cụ để thiết kế hoặc thiết kế lại những qui trình làm việc quan trọng cần thiết trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Đội làm việc có hiệu quả cao
Là những đội tập trung vào khách hàng. Những đội này sử dụng các bản báo cáo (charter) rõ ràng dùng để hoàn thành những dự án. Đội Black Belt Là đội thực hiện những dự án khó khăn đòi hỏi những công cụ đặc
biệt. Đội này được sử dụng khi có một bộ những công cụ đặc biệt cần thiết để đạt được các mục tiêu sau : cải tiến qui trình, phát triển qui trình, cải tiến sản phẩm hay dịch vụ, phát triển sản phẩm hay dịch vụ
Đội Blitz Đội này cần thiết khi :
• Việc cải thiện là cần thiết
• Không yêu cầu phân tích dữ liệu chi tiết
• Lợi ích của việc thực hiện lớn hơn nhiều so với chi phí rủi ro
• Ban lãnh đạo sẵn sàng giúp đỡ Báo cáo tích
hợp việc kinh doanh
Những người điều hành sử dụng những dashboard – một bản tổng kết tình hình của những tiêu chuẩn đo lường – để xem xét mức độ tiến triển của công việc.
2. Tổng quan về New Six Sigma
2.1. Align
Trong bước này các yêu cầu của khách hàng được xem xét để từ đó lập ra mục tiêu cho công ty.
Những người quản lý nhận được bản báo cáo tình hình sản xuất và dữ liệu kiểm tra biểu diễn khoảng cách giữa thực tế và mong đợi. Sau đó, họ lắng nghe ý kiến của một nhà phân tích nói về mối liên quan trực tiếp giữa việc sản xuất đáp ứng yêu cầu của khách hàng và chiến lược đào tạo nhân viên.
2.2. Mobilize
Trong bước này, đầu tiên ta thành lập một đội có khả năng có khả năng ra những quyết định cần thiết. Sau đó nhóm này lập những báo cáo. Những báo cáo này cho biết những tiêu chuẩn thành công, những xem xét nghiêm túc. Cuối cùng, nếu có thể, đội này sẽ thực hiện việc huấn luyện. Để việc huấn luyện này có bài bản thì nó phải được dựa trên các công cụ, module, và không phụ thuộc vào một dự án nào cả.
2.3. Accelerate
Action learning là một phương pháp đảm bảo sự tích hợp của những cá nhân và mục tiêu của dự án với các hoạt động huấn luyện. Campaign planning áp dụng những nguyên tắc quản lý dự án cơ bản vào việc thực hiện dự án. Dựa trên việc hiểu rằng nhóm dự án sẽ mất đi động lực nếu họ không thấy thành quả của mình trong vòng 60 ngày, clock management cho những ngườ quản lý biết những cột mộc cần thiết. Vì thế việc tăng tốc chỉ đạt được với việc áp dụng một chính sách quản lý tốt và những nhà lãnh đạo thức thời.
2.4. Govern
Đây là một bước quan trọng đãm bảo sự thành công của dự án. Đôi khi một giải pháp ít tốn kém, dễ thực hiện và có hiệu quả nhanh lại đặt những Black Belt vào một tình hình khó khăn hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng trên lớp
2. George Eckes – Six Sigma for everyone – John Wiley & Sons, Inc 3. Thomas Pyzdek – The Six Sigma Project Planner – McGraw Hill 4. Alan Larson – Demystifying Six Sigma - Amacom
5. Six Sigma tutorial (sixsigmatutorial.com)
6. Matt Barney, Tom McCarty – The new Six Sigma – Prentice Hall
7. Ron Basu, J.Nevan Wright – Quality Beyond Six Sigma – Butterworth Heinemann 8. http://www.isixsigma.com
9. Sammy G.Shina, Ph.D – Six Sigma for Electronics Design and Manufaturing – McGraw Hill