Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 36 - 44)

Minh

2.3.2.1. Những khó khăn, hạn chế trong việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Việc định tội danh đúng đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là cơ sở để phân hóa trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, ngồi ra cịn là cơ sở để áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử.Thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy phần lớn các vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã được các cơ quan tiến hành tố tụng định tội danh đúng quy định của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc định tội danh đối với loại tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vẫn cịn những hạn chế, bất cập có thể phân tích cụ thể như sau:

Thứ nhất, khó khăn trong việc xác định thời điểm hoàn thành tội phạm đối với tội lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cụ thể:

Thời điểm hồn thành của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thời điểm người phạm tội cố tình khơng trả lại tài sản cho người bị hại theo như cam kết trong các hợp đồng vay, mượn, thuê…

Hành vi chiếm đoạt có thể được thể hiện thơng qua hành vi bỏ trốn. Cơ sở xác định một người có hành vi bỏ trốn đó là việc họ rời bỏ nơi cư trú là lén lút không ai biết, việc bỏ trốn có mục đích là khơng thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cho người bị hại theo hợp đồng đã giao kết. Thực tiễn công tác chứng minh một người có hành vi bỏ trốn rất khó khăn. Có quan điểm cho

rằng chỉ cần một người có hành vi cố tình khơng trả lại tài sản cho người bị hại theo như cam kết trong các hợp đồng vay, mượn, thuê…và có hành vi bỏ trốn là đã đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khơng quan tâm vấn đề mục đích họ bỏ trốn là gì [1]. Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc xem xét mục đích của việc bỏ trốn là một yếu tố quan trọng, quyết định việc một người có thực hiện hành vi tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không. Bởi lẽ nhiều trường hợp bỏ trốn nhưng không đương nhiên mang theo ý thức về việc chiếm đoạt tài sản. Nhiều trường hợp bỏ trốn do sức ép từ chủ nợ, nỗi sợ bị cưỡng bức, hành hung từ chủ nợ. Do đó, việc xác định bỏ trốn phải gắn liền với mục đích của hành vi bỏ trốn là chiếm đoạt tài sản. Thực tiễn khi xác định hành vi bỏ trốn thì các cơ quan tiến hành tố tụng thường phải xác minh tại chính quyền địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, nơi làm việc hoặc xác minh tại gia đình thơng qua ý kiến của những người thân thích của họ. Tuy nhiên xác định được lý do, mục đích của việc bỏ trốn là một vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi những cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vàonhững điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, vấn đề nhân thân, các mối quan hệ để đánh giá hành vi bỏ trốn có nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hay khơng. Việc đánh giá này cũng thiên về nhận định, nhận thức mang tính chất chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Điều này dễ dẫn đến tùy tiện và có thể sai lầm trong áp dụng pháp luật. Thấy được hạn chế đó, từ Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi bỏ trốn khơng cịn là hành vi khách quan trong cấu thành cơ bản của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nữa. Điều này hợp lý.

Thứ hai, khó khăn trong việc xác định vấn đề sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp

dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản. Đây là dấu hiệu khách quan trong cấu thành cơ bản của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Thực tiễn xác định mục đích sử dụng tài sản có bất hợp pháp hay khơng đã gặp phải các quan điểm khác nhau. Trong trường hợp người có được tài sản thơng qua giao dịch vay mượn là số tiền lớn nhưng đã tiêu xài cá nhân, hoang phí dẫn đến khơng thể trả lại tài sản thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khơng? Hành vi tiêu xài hoang phí được xem là hành vi khơng phù hợp với đạo đức xã hội nhưng có được xem là việc làm bất hợp pháp khơng?

Hoặc cũng có quan điểm cho rằng trường hợp người có được tài sản thơng qua hợp đồng vay nhưng đã sử dụng tài sản vay khơng đúng mục đích dẫn đến khơng đủ khả năng trả lại tài sản là đã đủ dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trường hợp này cho thấy người vay đã có ý thức và cố ý biến tài sản của người khác thành tài sản của mình, tiêu xài cá nhân [15].

Hiện nay “mục đích bất hợp pháp” chưa có hướng dẫn cụ thể, bất hợp pháp theo nghĩa rộng là không đúng các quy định của pháp luật tùy từng lĩnh vực mà pháp luật đó điều chỉnh. Bất hợp pháp hiểu theo nghĩa hẹp là chỉ khi có dấu hiệu vi phạm các quy định của Bộ luật Hình sự: dấu hiệu tội phạm như hối lộ, đánh bạc, mua bán ma túy.... Thực tiễn hiện nay thì đánh giá mục

đích “bất hợp pháp” là những hành vi có dấu hiệu tội phạm.

Việc xác định “mục đích bất hợp pháp” trên thực tiễn cũng gặp nhiều khó khăn như có cần tài liệu, chứng cứ chứng minh người phạm tội đã sử dụng tài sảnvào mục đích bất hợp pháp hay khơng hay đơn thuần chỉ căn cứ vào lời khai của người phạm tội? Nếu chỉ căn cứ vào lời khai thì trong trường hợp có sự thay đổi lời khai sẽ dẫn đến khó khăn cho việc định tội danh. Nếu phải căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ khác nữa thì phải là tài liệu chứng cứ nào? Là lời khai nhân chứng, hay kết luận của cơ quan có thẩm quyền về dấu hiệu tội phạm...

Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có trường hợp chủ sở hữu tài sản đồng ý cho người nào đó sử dụng tài sản của mình vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc khơng có khả năng trả lại tài sản thì người đó có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không? Vấn đề chứng minh việc chủ sở hữu đã biết rõ mục đích vay tài sản dùng cho mục đích bất hợp pháp để loại trừ trách nhiệm hình sự của người phạm tội như thế nào cũng khó khăn, bởi mục đích vay bất hợp pháp ít khi thể hiện trên giấy tờ, nhất là việc giao dịch vì mục đích bất hợp pháp sẽ khơng đủ điều kiện để công chứng, chứng thực giao dịch theo quy định. Phổ biến trường hợp này là các bên trao đổi qua lời nói, khó chứng minh.

Thứ ba, khó khăn trong việc xác định dấu hiệu khách quan “đến thời hạn trả lại tài sản

mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình khơng trả” trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Điều 175 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

Trong việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì thực tiễn áp dụng cịn nhiều khó khăn cần phải được hướng dẫn. Bởi lẽ việc chứng minh một người có điều kiện, khả năng nhưng cố tình khơng trả rất khó. Khi một người có ý thức chiếm đoạt tài sản thì sẽ tẩu tán hết tài sản mà mình đang có bằng nhiều hình thức. Vì vậy cần có hướng dẫn cụ thể hơn, rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn về vấn đề này, tránh trường hợp hình sự hóa các quan hệ dân sự, gây ra tình trạng oan sai, hoặc việc hiểu khơng thống nhất quy định này cũng có thể dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm.

Thứ tư, khó khăn trong việc xác định dấu hiệu khách quan “tài sản là phương tiện kiếm

sống chính của bị hại” trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Điều 175 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

Đây là nội dung mới quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 so với Bộ luật Hình sự năm 1999 trước đó. Đây là một quy định cần thiết, có nhiều trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị nhỏ (thường là nhỏ hơn 4.000.000 đồng) nhưng vô cùng quan trọng đối với bị hại và gia đình bị hại khi tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính. Việc bổ sung quy định mới này trong Bộ luật Hình sự năm 2015 là cần thiết, góp phần bảo vệ nhóm người yếu thế, người dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đó là cơ sở nào để xác định tài sản là phương tiện kiếm sống chính của bị hại. Việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu chỉ đơn thuần căn cứ lời khai của người bị hại thì khơng đảm bảo được tính khách quan, trong trường hợp này cần

phải có các thủ tục pháp lý cần thiết khác để xác định tính chất của tài sản. Điều này cần thiết phải sớm có hướng dẫn của các nhà làm luật, chẳng hạn như tài sản được xem là phương tiện kiếm sống chính là tài sản duy nhất, việc mất tài sản dẫn đến tình trạng khó khăn cho đời sống người bị hại và gia đình bị hại hoặc cần có ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền về tình trạng khó khăn của người bị hại...

Thứ năm, khó khăn trong việc xác định dấu hiệu khách quan “tài sản có giá trị đặc biệt về

mặt tinh thần đối với người bị hại” của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự. Đây là quy định chung chung, gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tiễn. Việc đo lường tính giá trị về mặt tinh thần dựa trên những tiêu chí nào thì hiện nay chưa được hướng dẫn cụ thể. Cùng một tài sản nhưng có thể rất có giá trị với người này nhưng lại ít hoặc khơng có giá trị đối với người khác, điều này mang tính chất chủ quan của người đánh giá và của người bị hại. Áp dụng quy định này trên thực tiễn dễ gây ra tùy tiện của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Tác giả cho rằng một là nên bỏ quy định nói trên khỏi Bộ luật Hình sự năm 2015, hoặc cần thiết phải bổ sung các tiêu chí xác định cụ thể có giá trị đặc biệt về tinh thần là như thế nào?

Thứ sáu, xác định các dấu hiệu định tội đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

hay các tội phạm mang tính chất chiếm đoạt khác cịn khó khăn, nhất là vấn đề phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản. Pháp luật hình sự phân biệt tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thời điểm xuất hiện thủ đoạn gian dối, cụ thể nếu như người phạm tội đã có ý thức chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện các giao dịch tài sản thì đó là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Còn đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội khơng có thức chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện các giao dịch về tài sản. Tuy nhiên việc xác định được thời điểm chính xác ý thức chiếm đoạt của người phạm tội là một vấn đề vô cùng khó khăn. Bởi lẽ nhiều giao dịch vay, mượn chỉ thực hiện bằng lời nói, trước và sau giao dịch nhiều khi chỉ tính bằng đơn vị “phút”, “giây”. Điều này cũng là một khó khăn trong hoạt động định tội danh, địi hỏi người có thẩm quyền định tội danh phải vô cùng tỉ mỉ, thận trọng để không xác định nhầm loại tội danh.

Thực tiễn công tác xét xử các vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cịn những vụ án bị hủy, sửa do sai lầm của các cấp Tòa án, làm cho vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, người bị hại. Điều này đã thể hiện chất lượng của hoạt động xét xử các vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Tòa án còn chưa thực sự hiệu quả, còn tồn tại các vụ án bị cấp trên hủy, sửa, Thẩm phán, Hội đồng xét xử chưa nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án, việc đánh giá chứng cứ cịn mang tính chất chủ quan, áp đặt, khơng phù hợp với các tình tiết khách quan có trong hồ sơ vụ án. Nhiều Thẩm phán chưa đầu tư vào việc nghiên cứu các quy định của pháp luật, dẫn đến quan điểm không thống nhất. Đây là vấn đề về nhận thức. Tác giả xin viện dẫn một

số vụ việc như sau:

Bản án 175/2018/HS-PT ngày 18/4/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh [28] đã tuyên sửa một phần Bản án hình sự sơ thẩm số 09/2018/HSST ngày 22/01/2018 của Tòa án nhân dân Quận 7 khi xét xử vụ án bị cáo Phạm Thị Bảo Trinh phạm tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, theo vụ việc thì: Trường mầm non Vùng Đất Trẻ Thơ thuộc Cơng ty TNHH cổ phần giáo dục Quốc tế Kids World. Người đại diện theo pháp luật của công ty và nhà trường là bà Đinh Thị Hoàng Anh. Từ tháng 6/2014, bà Trinh được phân công kiêm nhiệm thủ quỹ của trường. Tuy nhiên, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2014, lợi dụng khâu quản lý của trường chưa chặt chẽ nên Trinh đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền của trường mầm non như sau: Sau khi nhận tiền của phụ huynh đóng tiền học phí cho con em đi học, Trinh gửi mail báo lại cho bà Hoàng Anh một nửa số tiền của từng phụ huynh đóng tiền học cho con, nửa cịn lại Trinh chiếm đoạt. Ngồi ra, Trinh cịn kê khống hóa đơn sửa chữa và mua sắm trang thiết bị nói trên. Tổng cộng số tiền Trinh chiếm đoạt là 304.582.000 đồng nhưng không nộp lại cho nhà trường mà chiếm đoạt và sử dụng vào mục đích trả nợ và tiêu xài cá nhân. Ngày 21/10/2014, bà Hoàng Anh đã tố cáo hành vi của Trinh đến Công an Quận 7.

Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân Quận 7 đã tuyên phạt bị cáo Trinh 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù giam, bị cáo đã kháng cáo mức hình phạt trên. Tại cấp phúc thẩm, bị cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét các tình tiết giảm nhẹ để chấp nhận kháng cáo, đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo.

Tại Bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng những nhận định việc cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trinh phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là có căn cứ nhưng xét thấy hồn cảnh gia đình bị cáo khó khăn, có con nhỏ, bị cáo Trinh đã khắc phục nộp lại toàn bộ số tiền chiếm đoạt của bị hại trước khi khởi tố vụ án. Bị cáo có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng, trong quá trình tại ngoại chấp hành tốt pháp luật nhà nước, hiện bị cáo có cơng ăn việc làm ổn định nên xét thấy khơng cần thiết áp dụng hình phạt tù giam mà cho bị cáo được hưởng án treo với thời gian thử thách theo luật định cũng đủ tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

Tác giả cho rằng việc xác định cấu thành tội phạm cơ bản có vai trò quyết định cho hoạt động định tội danh, làm cơ sở để phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định chính xác cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ nhằm quyết định hình phạt được chính xác, bảo đảm hiệu lực nhà nước trong việc xét xử các tội phạm. Sai lầm chủ yếu khi các Tòa án xét xử các vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đó là vấn đề hình phạtdo cách đánh giá khác nhau về cấu thành tội phạm giảm nhẹ hoặc tăng nặng ngoài việc xác định cấu thành tội phạm cơ bản.

Hoặc Bản án hình sự sơ thẩm số 283/2016/HSST ngày 15/11/2016 [30] của Tòa án nhân

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w