Tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và tổ chức chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 55 - 59)

chính trị - xã hội

Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng ta đã khẳng định rằng: “Tăng

cường hơn nữa sự gắn kết giữa giám sát của Quốc Hội với kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tở quốc, các tở chức chính trị - xã hội và giám sát của Nhân dân”.

Tuy nhiên hiện nay, hoạt động giám sát của các cơ quan nói trên cịn mang tính hình thức, các số liệu, báo cáo giám sát cịn mang tính chung chung, khơng thể hiện được chất lượng của hoạt động định tội danh. Quá trình giám sát, báo cáo giám sát và chất vấn của cơ quan giám sát phải cụ thể, không được chung chung, tuy nhiên cũng không được lấn sâu vào hoạt động định tội danh đối với các loại tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng, làm ảnh hưởng đến tính độc lập của các cơ quan có thẩm quyền định tội danh.

Do đó, hiện nay cần phải nâng cao hiệu quả của công tác giám sát bằng việc:

Một là, hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan như Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ

quốc, các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả;

Hai là, hoạt động giám sát phải công khai, minh bạch;

Ba là, phải mở rộng phạm vi giám sát, không chỉ dừng lại ở những vụ án có tính chất đặc

biệt hay được dư luận xã hội quan tâm;

Bốn là, giữa các cơ quan như Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị

- xã hội là thành viên của Mặt trận phải có quy chế phối hợp với nhau để việc giám sát có hiệu quả hơn, tránh đùn đẩy, chồng chéo;

Năm là, trong quá trình tham gia tuyển chọn Thẩm phán, Mặt trận Tổ quốc với tư cách là

thành viên của Hội đồng tuyển chọn phải khách quan khi lựa chọn những người đủ tài đủ đức, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ, đây cũng là một nội dung quan trọng của hoạt động giám sát.

Tiểu kết chương 3

Để đáp ứng được yêu cầu chung của công cuộc cải cách tư pháp, để nâng cao chất lượng hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh thì các u cầu cơ bản được đặt ra đối với hoạt động này đó là hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải bảo đảm quyền con người, bảo đảm yêu cầu thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm yêu cầu hội nhập quốc tế và bảo đảm yêu cầu cải cách tư pháp. Để đáp ứng các yêu cầu cụ thể nói trên thì địi hỏi phải có những giải pháp mang tính đồng bộ như vấn đề hồn thiện pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công chức làm công tác định tội danh, bảo đảm các chế độ chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của họ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động định tội danh, tăng cường năng lực tranh tụng của Luật sư và cuối cùng là tăng cường công tác giám đốc xét xử, tổng kết thực tiễn xét xử; giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật; thanh tra, kiểm tra trong hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tác giả cho rằng thực hiện tốt được các giải pháp nói trên chắc chắn sẽ tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động định tội danh các loại tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng.

KẾT LUẬN

Thời gian vừa qua, tình hình tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng diễn biến phức tạp. Mặt trái của nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ phát sinh những tiêu cực như tệ nạn xã hội và tội phạm. Bên cạnh đó cịn có các ngun nhân về vấn đề chính sách pháp luật, vấn đề văn hóa giáo dục, vấn đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vấn đề nhận thức. Trước tình hình đó, hoạt động định tội danh đúng quy định đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trở nên có vai trị quan trọng, góp phần bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả tốt, đảm bảo đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, hạn chế thấp nhất bỏ lọt tội phạm và xử oan người vô tội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn những tồn tại hạn chế như các quy định của pháp luật hình sự cịn mang tính chất chung chung, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho cơng tác định tội danh, nhiều bản án hình sự cịn bị hủy sửa do những sai lầm mang tính chất chủ quan của Thẩm phán. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó là các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản còn chung chung, gây vướng mắc trong q trình áp dụng, nhiều trường hợp cịn khó phân biệt với loại tội phạm khác; Việc ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cịn chưa nhiều, chưa kịp thời so với yêu cầu của thực tiễn; Còn chưa xem án lệ là một giải pháp hữu hiệu để thực hiện hoạt động định tội danh được dễ dàng hơn; Nhận thức của những người tiến hành tố tụng còn chưa đồng đều, tinh thần trách nhiệm chưa cao trong việc thực thi công vụ, phẩm chất đạo đức chưa tốt; Chưa thực hiện thường xuyên công tác tổng kết xét xử; Tính độc lập trong hoạt động định tội danh cịn chưa đảm bảo; Hoạt động định tội danh còn chưa được đảm bảo về điều kiện, cơ sở vật chất...Đánh giá tổng quan về các nguyên nhân của những tồn tại hạn chế thì có những nguyên nhân thuộc về nhân tố khách quannhưng cũng có những nguyên nhân thuộc về nhân tố chủ quan, tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ nhân tố chủ quan chính là con người.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đang thực hiện cải cách tư pháp một cách mạnh mẽ nhằm mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân thì hoạt động xét xử các vụ án nói chung, hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói riêng, trong đó có vấn đề định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cần phải tiếp tục được cải cách toàn diện hơn từ nhận thức, vấn đề pháp lý, đến nguồn lực từ cơ sở vật chất đến con người để phục vụ cho hoạt động định tội danh.

Từ sự nhận thức đầy đủ về điểm mạnh, điểm hạn chế cũng như nguyên nhân của hoạt động định tội danh, tác giả đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt

động định tội danh. Có nhiều giải pháp được đặt ra từ vấn đề hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cơng tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác định tội danh, xây dựng chế độ chính sách lương, đào tạo nhằm tạo động lực cho con người phát huy tối đa năng lực của mình, tăng cường việc giải thích, áp dụng pháp luật, tăng cường sự giám sát của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội đối với hoạt động định tội danh...Và để các giải pháp phát huy được tính hiệu quả thì nên được tiến hành một cách đồng bộ. Với công sức nghiên cứu của bản thân mình trong luận văn, tác giả cũng kỳ vọng những giải pháp sẽ được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động định tội danh tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Bản thân tác giả tuy có đam mê học tập và nghiên cứu khoa học nhưng việc nghiên cứu còn nhiều hạn chế về thời gian nghiên cứu, điều kiện tham khảo pháp luật. Do đó, nội dung luận văn cũng khơng tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến và hướng dẫn của q Thầy Cơ để luận văn được hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w