YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ ĐỊNH TỘI DANH ĐÚNG ĐỐI VỚI TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 44)

CHÍ MINH

3.1. Yêu cầu bảo đảm hiệu quả định tội danh đúng đối với tội lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.1. Yêu cầu bảo đảm hiệu quả định tội danh đúng đối với tội lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh định tội danh đúng, địi hỏi phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Một là, hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải

bảo đảm quyền con người.

Quyền con người là các quyền tự nhiên, vốn có của con người, khơng do ai ban phát. Quyền con người được áp dụng bình đẳng giữa người với người khơng phân biệt dân tộc, tơn giáo, giới tính, biên giới. Quyền con người là một khái niệm rộng hơn khái niệm quyền công dân, “quyền công dân” được hiểu là “quyền của người công dân được thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân chủ và các quyền kinh tế văn hóa - xã hội” [39], khái niệm quyền công dân xuất hiện sau quyền con người và gắn liền với sự ra đời của nhà nước tư sản và còn tồn tại đến ngày nay. Tại Việt Nam, trước Hiến pháp năm 2013, quyền con người được cụ thể hóa bằng quyền cơng dân, quyền con người đồng nhất với quyền công dân.

Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 ra đời, đã có sự thay đổi quan trọng về quyền con người, quyền công dân, tách bạch giữa quyền con người và quyền công dân. Không chỉ công dân Việt Nam mà tất cả mọi người, kể cả người nước ngồi, người khơng có quốc tịch có mặt trên lãnh thổ Việt Nam cũng được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo đảm. Quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam: Quyền con người vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển của đất nước, nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Hiến pháp năm 2013 là căn cứ pháp lý cao nhất để bảo vệ quyền con người trong quá trình cải cách tư pháp.

Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 cũng đã cụ thể hóa vấn đề quyền con người tại Hiến pháp năm 2013. Tại Điều 1 Bộ luật Hình sự đã khẳng định rằng: Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự là nhằm bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền cơng dân. Theo tinh thần đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều quy định thể hiện tinh thần nhân đạo như độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, bổ sung các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, sửa đổi, bổ sung các quy định trong phần các tội phạm theo hướng tăng cường bảo vệ quyền con người, nhất là nhóm yếu thế, dễ tổn thương... [21].

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w