2.4.1 Vùng ngô Tây Nguyên
Tây Nguyên là một trong 6 vùng sản xuất ngô chính của cả nước, là vùng trồng ngô trọng điểm của Việt Nam với diện tích trồng khoảng 242,1 nghìn hecta ( số liệu sơ bộ năm 2010), gồm các tỉnh: Gai Lai, Kon Tum, Đắk Lắk , Đắk Nông, Lâm Đồng.
2.4.2. Sản xuất ngô ở Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên, diện tích tự nhiên 15.494,9 km2, là tỉnh có diện tích canh tác và sản lượng ngô lớn thứ hai ở Tây Nguyên. (Bảng 2.5)
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh Tây Nguyên năm 2009 – 2010. Tỉnh Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)
2009 Sơ bộ 2010 2009 Sơ bộ 2010 2009 Sơ bộ 2010 Đắk Lắk 121.8 115.8 46.5 52.8 565.9 611.5 Đắk Nông 38.5 40.0 61.5 61.5 236.7 245.9 Gia Lai 57.2 56.6 36.4 36.7 208.4 207.8 Lâm Đồng 17.9 16.2 43.5 44.0 77.8 71.2 Kon Tum 8.2 8.0 34.6 35.3 28.4 28.2 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012
Những năm gần đây năng suất ngô tại đây vẫn không ngừng tăng lên nhờ sử dụng các giống ngô lai mới trong sản xuất và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong quá trình canh tác
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất ngô ở Gia Lai giai đoạn 1995 - 2010
Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1995 14.4 10.1 14.6 2007 57.6 35.5 204.3 2008 55.4 35.1 194.2 2009 57.2 36.4 208.4 Sơ bộ 2010 56.6 36.7 207.8 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012
Tại Gia Lai, giống ngô lai chủ lực trong sản xuất là CP888. Gần đây nguồn giống ngô lai khảo nghiệm trên địa bàn tỉnh khá phong phú, nhiều nhất là các giống ….
Việc khảo sát đặc điểm sinh trưởng và năng suất của những giống ngô lai triển vọng trên địa bàn là nhu cầu cấp thiết của sản xuất để
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành với tám giống ngô lai đơn, trong đó có bảy giống ngô thí nghiệm, và một giống ngô làm đối chứng là CP888
Bảng 3.1: Danh sách các giống và nguồn gốc chọn tạo
STT Tên giống Nguồn gốc
1 CP888(Đối chứng ) Công ty CP La Ngà
2 HL19 Trung tâm giống Hưng Lộc
3 NK54 Công ty Syngenta – Thái Lan
4 NK66 Công ty Syngenta – Thái Lan
5 NK72 Charoen - Pokphand , Thái Lan
6 G49 Công ty Syngenta – Thái Lan
7 LVN10 Viện Nghiên Cứu Ngô
8 HL20 Trung tâm giống Hưng Lộc
3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Điều kiện thí nghiệm 3.2.1. Điều kiện thí nghiệm
3.2.1.1 Địa điểm thí nghiệm và đặc điểm đất đai
Thí nghiệm được thực hiện tại phường Chi Lăng TP. Pleiku. Đất thí nghiệm thuộc loại đất nâu vàng, có độ cao trung bình, đất tương đối bằng, độ dốc từ 0,5 - 10.
Bảng 3.2: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tại nơi thí nghiệm Số liệu phân tích đất Đơn vị tính Hàm lượng Thành phần cơ giới Cát % 8,51 Thịt % 53,87 Sét % 37,63 Tổng số N % 0,32 P2O5 % 0,62 Dễ tiêu P2O5 (mg/100g đất) 0,62 K+ (mg/100g đất) 1,71
Trao đổi Ca2+ (lđl/100g) 2,44
Mg2+ (lđl/100g) 0,51
pH (H2O) 4,9
Số liệu phân tích đất tại phòng Nông hóa Thổ nhưỡng Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
3.2.1.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm đựơc tiến hành từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 06 năm 2012
Bảng 3.3: Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm Tháng/năm Nhiệt độ không khí (0C)
Trung bình Max Min
01/2012 20,23 30 13,1 78,06 6,2 02/2012 21,45 33,4 13,8 76,55 15,5 03/2012 22,81 32,7 16,1 75,84 5,7 04/2012 23,92 31,5 18,3 80,10 91,1 05/2012 24,17 33,0 19,9 83,03 173,0 06/2012 25,13 89,87 526,1
Nguồn: Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm3.2.2.1 Kiểu bố trí thí nghiệm 3.2.2.1 Kiểu bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại với tám nghiệm thức. Số ô thí nghiệm: 24 ô
Bảng 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm của tám giống ngô lai
Rep 1 Rep 2 Rep 3
NK66 NK72 HL19 G49 NK66 HL20 HL20 NK54 NK72 LVN10 HL19 NK54 NK54 CP888 G49 HL19 HL20 LVN10 NK72 LVN10 CP888
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 8 tổ hợp ngô lai
Hình 3.2: Toàn cảnh khu thí nghiệm - Diện tích ô thí nghiệm: 14 m2 = 0,70 m x 4 m x 5 m - Tổng diện tích thí nghiệm: 400 m2 (kể cả bảo vệ) - Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần lặp lại: 0,70 m - Khoảng cách giữa các lần lặp lại (khối): 1,5 m
- Xung quanh khu thí nghiệm có hàng bảo vệ
3.2.2.2 Quy trình thực hiện thí nghiệm
− Được thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm quyết định số 1698 QĐ/BNN-KHCN, ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
− Thời vụ: Vụ xuân hè
− Ngày xuống giống: 20/02/2012
− Chuẩn bị đất: Dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, dùng máy cầy sâu 25 – 30cm, phay nhỏ, bừa phẳng. Dùng dây đo và chia thành 3 băng lớn, mổi băng là một lần lặp lại, và chia tám ô thí nghiệm trên mỗi băng. Rạch mương thoát nước rộng 0,5m . Rạch mỗi ô thí nghiệm 4 hàng dể gieo hạt.
− Kỹ thuật gieo: mỗi hốc gieo 01 hạt, sâu 4 – 5 cm
− Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 0,70m, cây cách cây 0,25m
− Mật độ: 57.142cây/ha
− Bón phân:
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân lân, vôi
+ Bón thúc: Lần 1: 1/3N + 1/3K2O vào lúc 10 – 12 NSG (giai đoạn 3 – 4 lá)
Lần 2: 1/3N + 1/3K2O vào lúc 24 – 26 NSG (giai đoạn 8 – 9 lá)
Lần 3: 1/3N + 1/3K2O lúc 43 – 45 NSG (giai đoạn 13 – 14 lá) Mỗi lần bón kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc và lấp phân. Bón theo hốc cách gốc ngô 10 -15cm.
− Chăm sóc : thường xuyên theo dõi sinh trưởng phát triển của cây, tỉa dặm, đảm bảo mật độ, xới xáo, làm cỏ, vun gốc, phòng trừ sâu bệnh khi cây xuất hiện.
− Thu hoạch: khi ngô chín sinh lí (chân hạt có vết đen hay 75% số cây có lá bi khô).
3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Cây theo dõi: được chọn ngẫu nhiên 5 cây ở 2 hàng giữa của một giống ở mỗi lần lặp lại.
3.2.3.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển
Ngày mọc mầm: ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất. Ngày tung phấn: ngày có trên 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính. Ngày phun râu: ngày có trên 50% số cây có râu nhú ra dài từ 2 – 3 cm. Ngày chín sinh lý: khi 70% số cây có lá chuyển màu vàng.
Chiều cao cây(cm): đo từ cổ rễ đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày)
Tốc độ tăng truởng chiều cao cây (∆H) được tính theo công thức: ∆H ( cm/cây/ngày ) = ( H2 – H1 )/ T
Trong đó: H1: Chiều cao cây đo lần trước (cm) H2: Chiều cao cây đo làn sau (cm) T: Thời gian giữa 2 lần đo (ngày)
Số lá trên cây
Theo dõi định kỳ, lá được tính khi có lưỡi lá và cổ lá. Mỗi lần đếm có đánh dấu bằng cách cắt hình chữ V trên mép lá, để tiện cho đếm số lá khi đếm lần sau.
Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày)
Tốc độ ra lá (∆L) được tính theo công thức: ∆L (lá/cây/ngày) = ( SL2 – SL1) / T Trong đó: SL1: Số lá đếm lần trước (lá)
SL2: Số lá đếm lần sau (lá)
T: Thời gian giữa 2 lần đếm (ngày)
Diện tích lá (S) (dm2/cây)
Theo dõi định kỳ, 15 ngày 1 lần tính từ lúc gieo. Phương pháp đo:
+ Chiều dài lá: tính từ gốc đến ngọn của phiến lá. + Chiều rộng lá: đo ở phần rộng nhất của phiến lá.
Diện tích lá (S) được tính theo công thức IVANOV: S = A x B x K (dm2/cây) Trong đó: A: Chiều dài lá (cm)
B: Chiều rộng lá (cm) K: Hệ số (K = 0,7)
Chỉ số diện tích lá (LAI)
Chỉ số diện tích lá được tính theo công thức: LAI = m2 lá/ m2 đất Trong đó: m2 lá: diện tích lá
m2 đất: diện tích đất
3.2.3.2 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã
Chiều cao cây cuối cùng (cm): Tiến hành đo khi ngô phun râu được 15 ngày, đo từ cổ rễ đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên của 10 cây ngẫu nhiên trong ô thí nghiệm.
Chiều cao đóng trái (cm): Đo từ mặt đất đến đốt mang trái đầu tiên. Đo cùng cây với cây đo chiều cao cây.
Đường kính thân (cm): Đo đoạn thân cách mặt đất từ 10 – 15 cm. Đo 10 cây ngẫu nhiên trong ô thí nghiệm.
Tỷ lệ đổ ngã (%): tính tỷ lệ cây gãy, cây nghiêng 30% trở lên so với phương thẳng đứng trên tổng số cây trong ô thí nghiệm.
3.2.3.3 Tình hình sâu bệnhSâu đục thân (Ostrinia nubilalis) Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis)
Đếm số cây bị đục thân trên 1 ô thí nghiệm. Theo dõi vào giai đoạn chín sữa, sau đó tính tỷ lệ theo công thức
Tỷ lệ sâu hại (%) = ( số cây bị hại /tổng số cây điều tra ) x 100
Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)
Tính bằng cấp bệnh từ 1 – 5.
Cấp 1: Không thiệt hại, chỉ gây hại các lá dưới trái.
Cấp 2: Gây hại các lá ngang trái nhưng thường chưa ảnh hưởng đến trái. Cấp 3, 4: Gây hại nhiều cho bộ lá và gây thối trái.
Cấp 5: Rất nặng, hư hại toàn bộ cây.
Hình 3.3: Các cấp bệnh để đánh giá bệnh khô vằn (CIMMYT 1985, được trích dẫn theo Hoàng Kim 2011)
- Bệnh rỉ sắt (Puccinia polysora)
Bệnh rỉ sắt (Puccinia polysora) đánh giá tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh TLB (%) = Số lá bị hại x 100 / tổng số lá điều tra
CSB (%) = (1a +2b + 3c +4d +5e )x 100 / (5 x f) Với: a: Số lá bị bệnh cấp 1 (diện tích lá bị bệnh từ 1 – 5 %) b: Số lá bị bệnh cấp 2 (diện tích lá bị bệnh từ 6 – 15 %) c: Số lá bị bệnh cấp 3 (diện tích lá bị bệnh từ 16 – 30 %) d: Số lá bị bệnh cấp 4 (diện tích lá bị bệnh từ 31 – 50 %) e: Số lá bị bệnh cấp 5 (diện tích lá bị bệnh từ > 50%) f: Tổng số lá điều tra
3.2.3.4 Các đặc trưng về hình thái trái bắp
Chiều dài trái: đo từ đầu trái đến cuối trái kể cả phần đuôi chuột Đường kính trái: Đo phần giữa trái
Màu sắc hạt
Chiều dài đóng hạt: Đo từ đầu trái đến phần cuối trái có hạt lớn trung bình. Độ bọc kín của lá bi: Được đánh giá theo thang điểm từ 1 – 5
• Điểm 1: vỏ bao kín, chặt và dài hơn đầu dài bắp
• Điểm 2: vỏ bi dài hơn đầu trái bắp nhưng không chặt
• Điểm 3: vỏ bi chỉ bằng đầu trái bắp, bao không kín có thể nhìn thấy lõi nhưng chưa nhìn thấy hạt
• Điểm 4: vỏ bi chỉ bằng đầu trái bắp, bao không kín có thể nhìn thấy hạt
• Điểm 5: vỏ bi ngắn hơn đầu trái bắp, không có khả năng bao kín bắp và phủ kín hạt, nhìn rõ phần đầu trái bắp
Hình3.4: Các mức điểm để đánh giá độ bao kín lá bi (CIMMYT 1985, Trích dẫn theo Hoàng Kim 2011)
3.2.3.5 Các yêú tố cấu thành năng suất và năng suất
Số trái hữu hiệu/cây: Tổng số trái thu hoạch / tổng số cây thu hoạch. Ghi tổng số trái thu hoạch ngoài đồng và đếm số cây ngô có trái.
Số hàng hạt/trái: Đếm số hàng trên 1 trái
Số hạt/hàng: Số hạt được đếm trên hàng có chiều dài trung bình Tỷ lệ hạt / trái (%): (Trọng lượng hạt / Trọng lượng trái) x 100
Trọng lượng 1000 hạt (g): Sấy khô hạt ở ẩm độ 14%, rồi cân khối lượng. Khối lượng ô: Cân khối lượng ngoài đồng ruộng của tất cả trái bắp tươi
Ẩm độ (%): Khi thu hoạch, lấy 5 trái trên mỗi ô, tẻ hạt rồi đo bằng máy đo ẩm độ hạt.
Năng suất lý thuyết NSLT (kg/ha) ở ẩm độ 14%
NSLT = Mật độ cây/ha x trái hữu hiệu/cây x Số hạt/hàng x số hàng / trái x P1000x (100 – A0) /(100 – 14) x 10-3
NSTT = [( 100 – Ao ) / (100 – 14)] x (10000/ S) x P x T Trong đó:
S: Diện tích mỗi ô thí nghiệm (m2)
P: Khối lượng ngô tươi trên ô lúc thu hoạch (g) Ao: Ẩm độ hạt lúc thu hoạch (%)
T: Tỷ lệ hạt/ trái tươi (%) P1000: Trọng lượng 1000 hạt Năng suất cá thể NSCT (gam/cây)
NSCT = [( 100 – Ao ) / (100 – 14)] x P x T Trong đó:
P: Khối lượng ngô tươi trên cây lúc thu hoạch (g) Ao: Ẩm độ hạt lúc thu hoạch (%)
T: Tỷ lệ hạt/ trái tươi (%) P1000: Trọng lượng 1000 hạt
3.3. Phương pháp xử lý và thống kê số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm MSTATC và các biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của tám giống ngô lai
Thời gian sinh trưởng của cây ngô bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi trái chín hoàn toàn. Việc xác định chính xác thời gian sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp là yếu tố quan trọng. Sự sinh trưởng của cây ngô trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau một cách liên tục. Biết được thời gian sinh trưởng của từng giai đoạn sẽ thuận lợi trong việc bố trí cơ cấu và thời vụ trồng thích hợp, đồng thời có những biện pháp kỹ thuật tác động vào đúng các giai đoạn sinh trưởng nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy tiềm năng năng suất của giống.
Thời gian sinh trưởng phát triển qua các giai đoạn của các giống ngô thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1.
4.1.1 Giai đoạn từ gieo đến mọc mầm
Nảy mầm là quá trình chuyển từ trạng thái ngủ nghỉ của hạt sang trạng thái sinh trưởng, phát triển của cây. Giai đoạn này chủ yếu dựa vào chất lượng hạt giống. Chất lượng hạt giống có thể tăng 5 – 10 % về mặt năng suất, cho phép tiết kiệm số lượng hạt giống, công chăm sóc, trồng dặm, trồng trong bầu khi gieo trồng trên đơn vị diện tích. Ở giai đoạn mọc mầm (từ gieo đến 3 lá), ẩm độ thích hợp của cây ngô khoảng 70 % và thoáng, nhiệt độ cho quá trình này là 25 – 300C, kết hợp đất tơi xốp, đủ oxy, là những điều kiện tốt cho sự nảy mầm của hạt. Bảng 4.1 cho thấy các tổ hợp lai mọc mầm ở 5 – 6 NSG với tỷ lệ nảy mầm trên 90 %.
4.1.2 Giai đoạn tung phấn
Đây là pha đầu của thời kỳ sinh trưởng sinh thực, cây ngừng phát triển thân lá nhưng vẫn cần tiếp tục hút dinh dưỡng, giai đoạn này tuy ngắn nhưng có ý nghĩa quyết định năng suất.
Các tổ hợp lai trong thí nghiệm tung phấn vào thời điểm từ 54 - 63 NSG. Tổ hợp có thời gian tung phấn sớm nhất là HL19 ở 54 NSG. Giống đối chứng CP888 có thời gian tung phấn ở 61 NSG. Các tổ hợp lai còn lại có thời gian tung phấn biến động từ 60 – 63 NSG.
Bảng 4.1: Đặc điểm sinh trưởng phát triển của tám giống ngô lai đơn
NT Tên
giống
Ngày sau gieo
Mọc Tung phấn Phun râu Chín hoàn toàn
1 CP888 6 61 64 110 2 HL19 6 54 57 107 3 NK54 5 62 66 112 4 NK56 6 63 66 114 5 HL20 5 60 65 110 6 G49 6 62 66 113 7 LVN10 6 61 66 115 8 NK72 5 60 64 113 CV (%) 3,55 2,77 1,93 F tính 4,42 ** 8,97 ** 4,38 ** LSD 5,52 4,35 5,24
4.1.3 Giai đoạn phun râu
Giai đoạn này cây hấp thụ nhiều nước (2 lít/cây/ngày), cần chú trọng lượng nước cung cấp cho nhu cầu của cây để quá trình thụ tinh tiến hành tốt, bắp đóng hạt nhiều, chắc. Ẩm độ đất thích hợp là 75 - 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, độ ẩm không khí là 80%, nhiệt độ thích hợp là 22 - 25oC, gió nhẹ, ít mưa. Nhiệt độ nhỏ hơn 20oC hoặc lớn hơn 35oC đều ảnh hưởng đến thụ phấn. Độ lệch giữa thời gian tung phấn và phun râu của các tổ hợp lai từ 1 – 3 ngày là không lớn, thuận lợi cho
việc thụ phấn. Theo Aldrich, “chất lượng hạt phấn chưa bao giờ là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mà một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất là quá trình phun râu muộn của các giống ’’. Kết quả Bảng 4.1 cho thấy, các tổ hợp lai có ngày phun râu biến thiên từ 57 – 66 NSG. Tổ hợp lai NK54, NK56, G49 và LVN10 phun râu muộn nhất (66 NSG). Tổ hợp lai HL19 phun râu sớm nhất (57 NSG). Các tổ hợp lai còn lại phun râu trong khoảng từ 64 - 65 NSG. Giống đối chứng CP888 phun râu sau 64 NSG.
Hình 4.1: Giai đoạn trổ cờ phun râu của tám tổ hợp ngô lai
4.1.4 Giai đoạn chín hoàn toàn
Giai đoạn chín hoàn toàn là giai đoạn kết thúc chu kỳ sinh trưởng của cây,