Sâu đục thân ostrinia nubilalis

Một phần của tài liệu khóa luận so sanh giống ngô (Trang 53)

Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) là loại sâu gây hại chính trên cây ngô, nó có thể phá hoại tất cả các bộ phận trên cây. Khi ngô còn nhỏ, chúng cắn các đọt non, khi lá trổ thì lá có các lỗ xếp hàng theo chiều ngang lá, các lá này thường bị nhăn nheo và nhỏ hơn bình thường. Trên thân, sâu bò dọc theo nách lá và đục thành lỗ tròn ở phần trên của mặt thân, chui vào trong cắn phá, làm rỗng thân, khiến cây dễ gãy, miệng lỗ có bã mạt cưa vàng, đây cũng là nơi các côn trùng cũng như bệnh khác xâm nhập. Sâu gây hại chủ yếu ở giai đoạn loa kèn và giai đoạn trổ cờ. Khi cờ mới nhú ra, có thể thấy vết cắn và chúng nhả tơ bao lấy các gié hoa đực lại, ăn hết phần bên trong của gié. Cờ sẽ không tung phấn hay cho rất ít hạt phấn. Chúng còn cắn phá cuống cờ làm gãy cờ. Trong giai đoạn ra bắp, sâu đục xuyên qua trái bắp thành đường rỗng nhỏ và ăn các phần bên trong cùi bắp và hạt. Để phòng trừ sâu đục thân, cần phải gieo trồng đúng thời vụ, đốt thân bắp và tàn dư thực vật còn sót lại của vụ trước, khi phát hiện có sâu phá hoại có thể sử dụng thốc Basudin 10H, Furadan 3H.

Trong thí nghiệm này có sử dụng thuốc Basudin 10H rắc (4 – 6 hạt/ngọn) vào nõn cây giai đoạn 30 NSG nên hạn chế được một phần tác hại của sâu đục thân. Bảng 4.9 cho thấy, các tổ hợp lai bị sâu hại với tỷ lệ không cao biến động từ 0 – 3,82 %. Giống đối chứng CP888 có tỷ lệ sâu hại ở 3,28 % .

Một phần của tài liệu khóa luận so sanh giống ngô (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w